7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
1.2. Các kinh nghiệm về công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế tại các
các Cục Thuế khác trong cả nƣớc
1.2.1. Kinh nghiệm của các Cục thuế:
1.2.1.1. Cục Thuế t nh B c Ninh:
Trong những năm qua, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã áp dụng nhiều hình thức, nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế (NNT), trong đó, đối thoại về chính sách thuế là nội dung quan trọng, góp phần cải cách hành chính, minh bạch công tác quản lý thuế, tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ hấp dẫn giúp NNT yên tâm ổn định sản xuất, kinh doanh. Hình thức và nội dung các cuộc đối thoại thƣờng xuyên đƣợc đổi mới theo hƣớng tập trung đi sâu vào những vƣớng mắc của doanh nghiệp liên quan đến chính sách, thủ tục hành chính thuế, qua đó, mang lại sự hiệu quả, tạo sự gắn kết
giữa doanh nghiệp và ngành Thuế trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Ngoài ra, những văn bản thuế mới đƣợc ban hành cũng đƣợc phổ biến tại các cuộc đối thoại, giúp NNT nắm bắt, triển khai kịp thời vào hoạt động thực tiễn của đơn vị.
Hàng năm, bên cạnh 2 cuộc đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh tổ chức và 1 lần/quý đối với các Chi Cục Thuế, Cục Thuế còn có các phƣơng pháp đối thoại khác thông qua: văn bản, điện thoại, đối thoại trực tiếp tại ngành Thuế... Tính riêng 8 tháng đầu năm 2018, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế cho 3.650 lƣợt ngƣời; hỗ trợ qua điện thoại 5.686 lƣợt; hỗ trợ bằng văn bản đƣợc 255 lƣợt; phát hành 10.400 ấn phẩm tuyên truyền, hƣớng dẫn về chính sách thuế. Các hội nghị đối thoại luôn thu hút số lƣợng lớn doanh nghiệp tham dự và đƣợc doanh nghiệp đánh giá cao về triển khai các chính sách thuế mới và giải đáp kịp thời các vƣớng mắc của NNT.
Hàng tháng, Cục duy trì thực hiện phối hợp với Đài phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Ninh thực hiện chuyên mục Thuế với cuộc sống thời lƣợng 15 phút, phát sóng 2 lƣợt trong tháng; đồng thời thƣờng xuyên đƣa tin trên chƣơng trình thời sự về chính sách pháp luật thuế, công tác quản lý thu thuế và đôn đốc nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh, công tác sáp nhập các phòng, các chi Cục Thuế khu vực.
Ngoài ra, Cục thuế Bắc Ninh còn thực hiện tốt công tác hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ qua điện thoại, thƣ điện tử… đã giúp tháo gỡ rất nhiều những vƣớng mắc, khó khăn về thuế cho doanh nghiệp, cho ngƣời nộp thuế, cùng với việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Qua đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp ngƣời nộp thuế rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí để thực hiện nghĩa vụ thuế và phát triển sản xuất - kinh doanh, một cách tốt nhất.(bacninh.gov.vn. 2019)
1.2.1.2. Cục Thuế thành phố Hà Nội:
Với phƣơng châm Đồng hành cùng ngƣời nộp thuế, ngành Thuế Hà Nội đã luôn chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hóa, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu. Đặc biệt, đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, hỗ trợ theo phƣơng thức điện tử nhằm hỗ trợ tối đa cho ngƣời nộp thuế.
Những năm qua, Cục Thuế Hà Nội thƣờng xuyên đổi mới công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhƣ: tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử của ngành thuế, báo địa phƣơng, tổ chức các hội nghị tập huấn, phát hành tài liệu hƣớng dẫn, tờ rơi và các nội dung tuyên truyền khác gửi cho NNT qua email, … phù hợp, hiệu quả với từng nhóm đối tƣợng ngƣời nộp thuế.
Bên cạnh đó, Cục Thuế đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hà Nội triển khai tuyên truyền rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân các chủ trƣơng, chính sách pháp luật thuế mới; tổ chức các buổi thông báo với báo chí về lĩnh vực thuế để các phóng viên, các cơ quan thông tấn phối hợp với Cục Thuế tuyên truyền đúng định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc.
Cục Thuế thành phố Hà Nội đã hệ thống hóa, biên soạn và truyền tải nhiều nội dung chính sách thuế bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: truyền tải trên trang thông tin điện tử của ngành thuế, gửi thƣ điện tử tới 100% doanh nghiệp; niêm yết công khai những nội dung cần tuyên truyền tại Bộ phận một cửa cơ quan Thuế các cấp để NNT nắm bắt đƣợc kịp thời.
Theo kinh nghiệm của Cục Thuế Hà Nội, trong quá trình thực thi chính sách pháp luật thuế, đặc biệt những chính sách thuế mới, NNT có thể gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong thực hiện. Do đó, để kịp thời hỗ trợ NNT và triển khai chính sách pháp luật thuế vào cuộc sống, Cục Thuế Hà Nội đã tổ chức nhiều lớp tập huấn miễn phí về chính sách thuế mới cho các đối tƣợng
NNT; Cục Thuế thƣờng xuyên hỗ trợ NNT bằng nhiều hình thức cụ thể: Hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế, hỗ trợ qua điện thoại, giải đáp chính sách thuế bằng văn bản…
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ của Cục Thuế thành phố Hà Nội đã đƣợc thực hiện rất kịp thời và hiệu quả với tần suất cao về các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho NNT nhƣ chính sách gia hạn, miễn giảm tiền thuế, tiền thuê đất, tiền thuế - phí bằng cả các biện pháp truyền thống (cơ quan truyền hình, truyền thanh, thông tấn, báo chí) và phi truyền thống (Thông qua các kênh Youtube, Facebook....).
1.2.1.3. Cục Thuế t nh Ninh Bình:
Cục Thuế tỉnh Ninh Bình luôn xác định hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế (NNT) giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực thi chính sách pháp luật thuế, là nhiệm vụ trọng tâm thƣờng xuyên của ngành, thời gian qua, Cục Thuế luôn chú trọng lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng làm công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, góp phần tăng thu ngân sách.
Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã từng bƣớc cải tiến công tác tuyên truyền chính sách đến NNT, truyền tải các nội dung mới về chính sách pháp luật thuế đến ngƣời nộp thuế bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó tạo thuận lợi và tiết kiệm tối đa chi phí về thời gian, vật chất cho ngƣời nộp thuế và cả cơ thuế. Việc tuyên truyền chính sách thuế mới đến NNT đã giúp cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, ngƣời nộp thuế và toàn thể nhân dân kịp thời nắm bắt đƣợc những thay đổi của chính sách pháp luật thuế, từ đó NNT thực hiện tốt hơn các quy định và hạn chế tối đa tình trạng vi phạm pháp luật thuế. Các giải pháp tuyên truyền đã đƣợc Cục Thuế tỉnh Ninh Bình thực hiện là:
hiện Chính phủ điện tử theo chỉ đạo tại Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2017 và Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ. Cục Thuế Ninh Bình đã nâng cấp hạ tầng kỹ thuật nhằm ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác thu nộp thuế, đáp ứng yêu cầu của ngành trong thời kỳ hội nhập.
- Chú trọng việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ công: Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã lấy sự hài lòng của ngƣời nộp thuế làm mục tiêu phấn đấu để nâng cao chất lƣợng phục vụ. Cục Thuế đã tham mƣu với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Kịp thời triển khai các chính sách miễn, giảm, gia hạn và các chính sách ƣu đãi khác của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp.
- Chuyển tải những chính sách mới ban hành và sửa đổi, bổ sung bằng qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng trên địa bàn nhƣ báo, đài truyền thanh, đài truyền hình, trang thông tin điện tử Cục Thuế và các hội nghị hƣớng dẫn, đối thoại để NNT kịp thời nắm bắt những thay đổi của chính sách thuế mới, từ đó hạn chế đƣợc tối đa các hành vi ci phạm pháp luật thuế. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Thuế Ninh Bình và các Chi cục thuế trực thuộc đều triển khai và thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, hỗ trợ NNT với thái độ thân thiện, gần gũi, đƣợc NNT đánh giá cao.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Yên Bái:
Từ các kinh nghiệm của các tỉnh nhƣ trên Cục thuế tỉnh Yên Bái đã rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm đó là:
Thứ nhất, về những cải cách liên quan đến cơ cấu tổ chức
- Hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý thuế hiện đại: Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận dựa trên nhận thức của các nhóm NNT với nhu cầu khác nhau (có cơ hội và lý do khác nhau, có nhu cầu và mong muốn khác nhau) trong nhận thức và việc tuân thủ pháp luật thuế. NNT đƣợc phân đoạn thị trường thành
các bộ phận hoặc khu vực khác nhau. Theo đó, cơ cấu tổ chức của CQT cũng đƣợc sắp xếp thành những bộ phận theo nhóm NNT và tăng cƣờng bộ phận dịch vụ để có điều kiện cung cấp các dịch vụ theo từng nhóm NNT
- Việc chuyển đổi về cơ cấu tổ chức, cơ quan thuế đã tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của ngành thuế và cung cấp các dịch vụ cho ngƣời nộp thuế: cơ quan thuế đã áp dụng có hiệu quả thành tựu công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, ngƣời nộp thuế thực hiện tốt việc kê khai thuế, nộp thuế, tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ thuế qua mạng giao dịch điện tử. Từ đó, cơ quan thuế xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác quản lý thu thuế và thanh tra, kiểm tra thuế. Đồng thời cơ quan thuế ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhiều hoạt động tuân thủ, từ rà soát tờ khai, xác minh thông tin của ngƣời nộp thuế …hoặc phối hợp với các cơ quan khác (công an, toà án...) để có những ứng xử phù hợp trong trƣờng hợp ngƣời nộp thuế có các hành vi cố ý vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế.
Thứ hai, về dịch vụ cho người nộp thuế:
- Các dịch vụ hỗ trợ đƣợc cung cấp nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện nhất cho ngƣời nộp thuế: ngƣời nộp thuế giao tiếp với cơ quan thuế qua Bộ phận một cửa dễ dàng, không phải chờ đợi, ngƣời nộp thuế đƣợc phục vụ qua Internet 24 giờ trên 7 ngày..., tiết kiệm chi phí cho ngƣời nộp thuế đối với các thủ tục hành chính.
- Áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ việc thực hiện các thủ tục hành chính, khai thác thông tin, hỏi đáp các vƣớng mắc qua giao dịch điện tử bao gồm: đăng ký thuế; kê khai thuế; nộp thuế, hoàn thuế, nhận thông báo thuế qua giao dịch điện tử với cơ quan thuế. Bên cạnh đó hỗ trợ thông tin, cung cấp các thông tin về chính sách, thủ tục về thuế cho ngƣời nộp thuế qua cổng thông tin quốc gia về thuế, cổng hỗ trợ cho đại lý thuế trên mạng internet.
Thứ ba, về quản lý mối quan hệ với người nộp thuế:
Với mục tiêu là cung cấp dịch vụ tốt nhất cho ngƣời nộp thuế, sự hài lòng của ngƣời nộp thuế, doanh nghiệp phải là mối quan tâm hàng đầu của cơ quan thuế. Quản lý mối quan hệ với ngƣời nộp thuế cũng rất quan trọng để cơ quan thuế nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của mình. Đây cũng là vấn đề trao đổi thông tin 2 chiều mà cơ quan thuế các cấp ở nƣớc ta hiện nay đang bắt đầu chú tâm vào thực hiện và đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu.
- Về việc liên lạc với ngƣời nộp thuế: cơ quan thuế phải tạo ra nhiều kênh liên lạc với ngƣời nộp thuế, với các đại lý thuế để lắng nghe các ý kiến phản hồi từ phía ngƣời nộp thuế về các sản phẩm dịch vụ của cơ quan thuế thông qua việc tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với ngƣời nộp thuế, tổ chức các cuộc đối thoại để lấy ý kiến của các nhóm ngƣời nộp thuế trọng điểm hay các chuyên gia, đại lý thuế..., theo dõi phản ứng của dân chúng từ các phƣơng tiện truyền thông, tạo ra các kênh khác nhau để có đƣợc thông tin của ngƣời nộp thuế nhƣ các Phiếu góp ý, các số điện thoại/ hòm thƣ để tiếp nhận và phản hồi ý kiến góp ý từ phía ngƣời nộp thuế... Thƣờng xuyên tìm hiểu về nhu cầu của ngƣời nộp thuế, thông qua các cuộc điều tra, khảo sát hàng năm để đánh giá độ tin cậy của ngƣời nộp thuế với cơ quan thuế.
- Về hệ thống quản lý sự vƣớng mắc của ngƣời nộp thuế: Để đảm bảo mọi ý kiến góp ý và vƣớng mắc của ngƣời nộp thuế đều đƣợc cơ quan thuế ghi nhận và xử lý. Cơ quan thuế cần thực hiện tốt Quy trình kèm theo Quyết định số 745/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế về tuyên truyền, hỗ trợ.
- Về việc thiết kế sản phẩm dịch vụ: phục vụ cho công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế của cơ quan thuế: Thông qua các thông tin phản hồi và các ý kiến vƣớng mắc của ngƣời nộp thuế, kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu của ngƣời nộp thuế, cơ quan thuế đánh giá và cải tiến các sản phẩm dịch vụ để cung cấp các dịch vụ cho ngƣời nộp thuế đƣợc hoàn thiện hơn.
Trƣớc khi đƣa ra các qui định, các điều luật hay các sản phẩm dịch vụ mới, cơ quan thuế thông qua sự đại diện của các nhóm ngƣời nộp thuế để lấy ý kiến đánh giá, góp ý, hoàn chỉnh, sau đó mới phát hành chính thức cho công chúng. Sử dụng các chỉ số đo hiệu suất từ kết quả khảo sát từ phía ngƣời nộp thuế, cơ quan thuế đánh giá sự hài lòng của ngƣời nộp thuế với những dịch vụ đó. Sau đó, các quy trình làm việc và các sản phẩm dịch vụ sẽ đƣợc xem xét và điều chỉnh lại cho phù hợp.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về truyền thông và công tác tuyên truyền, hỗ trợ thuế tới ngƣời nộp thuế: khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT; các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế.
Chƣơng này cũng đề cập đến các kinh nghiệm về tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế của một số Cục Thuế khác trên cả nƣớc, qua đó giúp cho Cục Thuế tỉnh Yên Bái rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm về những cải cách liên quan đến cơ cấu tổ chức, về dịch vụ cho NNT và quản lý tốt hơn mối quan hệ với NNT.
Đây là cơ sở lý thuyết của đề tài phục vụ cho việc phân tích thực trạng công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Yên Bái và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Yên Bái.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NGƢỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH YÊN BÁI
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái có ảnh hƣởng đến công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế địa bàn tỉnh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên:
Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc với tổng diện tích tự nhiên là 6.886,28 km2. Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tỉnh Yên Bái có 9 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 7 huyện với 159 xã và 21 phƣờng, thị trấn trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn đƣợc đầu tƣ theo các chƣơng trình phát