Giải pháp 1: Xây dựng đội ngũ tình nguyện viên hỗ trợ thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Yên Bái (Trang 103)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế

3.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng đội ngũ tình nguyện viên hỗ trợ thuế

3.2.1.1. Căn cứ đưa ra giải pháp

- Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một số ngƣời nộp thuế còn chƣa cao, các hành vi vi phạm pháp luật thuế nhƣ kê khai sai, khai thiếu số thuế phải nộp vẫn diễn ra.

- Tự khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lí thuế, trong đó ngƣời nộp thuế đƣợc chủ động và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của mình theo quy định của pháp luật. Ngƣời nộp thuế tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp, tự nộp thuế cho ngân sách nhà nƣớc theo đúng thời hạn mà Luật quy định và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai, nộp thuế của mình. Cơ quan quản lý thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai, nộp thuế của ngƣời nộp thuế trừ khi phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc có các dấu hiệu không tuân thủ pháp luật thuế, (Vũ Văn Cương, 2009).

- Biên chế cán bộ của phòng TTHT còn mỏng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hỗ trợ của NNT.

3.2.1.2. Mục tiêu

- Xây dựng lực lƣợng cán bộ làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT mạnh cả về chất lẫn về lƣợng, đầy nhiệt tâm, có tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ công dân tốt.

- Nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ về thuế của Cục Thuế tỉnh Yên Bái nhằm tạo đƣợc sự hài lòng, thỏa mãn của NNT khi nhận đƣợc dịch vụ đạt chất lƣợng cao.

3.2.1.3. Nội dung của giải pháp

- Kinh phí tổ chức tập huấn từ ngân sách nhà nƣớc

- Nguồn giảng viên: Nguồn giảng viên là các cán bộ phòng tuyên truyền, phòng kê khai và kế toán thuế.

- Nội dung đào tạo, giáo trình: Khác với tập huấn trong các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề, hay cho NNT; tập huấn cho tình nguyện viên đòi hỏi vấn đề phải thời sự, chính quy, các bài giảng phải có chuyên ngành, thực tiễn cao.

- Quy trình tổ chức tập huấn cơ bản trải qua các bƣớc:

+ Xác định nhu cầu tập huấn: Mục tiêu buổi tập huấn là hƣớng dẫn các tình nguyện viên các kiến thức, quy trình, chuyên môn nghiệp vụ về thuế và kế toán để hoàn thiện các thủ tục, báo cáo liên quan đến Cơ quan thuế. Cụ thể giai đoạn này sẽ tập huấn một số vấn đề chính về các chính sách thuế: Các vấn đề chung về chính sách thuế; Cấp mã số thuế và thay đổi thông tin đăng ký thuế; Mua hóa đơn; Kê khai thuế giá trị gia tăng; Kê khai nộp thuế trƣớc bạ; Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp; Kê khai thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên; Thủ tục xử phạt hành chính vi phạm pháp luật thuế.

+ Xây dựng nội dung chƣơng trình tập huấn: Đặt yêu cầu về chủ đề cho các chuyên gia sẽ tham gia dạy để các chuyên gia xây dựng nội dung chƣơng trình tập huấn chi tiết. Ngoài việc xây dựng nội dung, biên soạn tài liệu các chuyên gia sẽ tƣ vấn định ra thời lƣợng khóa tập huấn phù hợp với từng chủ đề. Cụ thể thông thƣờng với mỗi chủ đề về thời lƣợng tập huấn là: từ 6-12 giờ (1-2 ngày) đối với lớp cơ bản và 18 giờ (3 ngày) đối với lớp nâng cao chuyên sâu.

+ Mời học viên tham gia tập huấn: Cục Thuế tỉnh sẽ hợp tác với các trƣờng Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành kinh tế đóng trên địa bàn tỉnh... để mời các em sinh viên tham gia các khóa tập huấn. Bên cạnh đó Cục cũng có

thể mời trực tiếp các kế toán viên, các cán bộ thuế đã về hƣu qua các hình thức gửi thƣ, thƣ điện tử, fax…

+ Triển khai tập huấn: Sau khi có danh sách học viên Cục sẽ tiến hành triển khai lớp tập huấn. Các việc cần làm để triển khai tập huấn bao gồm: Chuẩn bị hội trƣờng, bảng, bút viết bảng; In backdrop; Chuẩn bị trang thiết bị: máy tính, màn chiếu, máy chiếu; Liên hệ giảng viên lấy tài liệu và in ; Chuẩn bị sổ, bút; Đón học viên phát tài liệu tập huấn, sổ, bút; Điểm danh học viên;Tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ học viên; Tuyển dụng học viên đạt yêu cầu tham gia đội ngũ tình nguyện viên

+ Đánh giá sau tập huấn: trƣớc khi kết thúc lớp tập huấn sẽ yêu cầu học viên điền phiếu kiểm tra, đánh giá để Cục làm căn cứ tuyển dụng vào đội ngũ tình nguyện viên. Cổng thông tin Cục Thuế sẽ hỗ trợ đƣa thông tin lớp tập huấn để chiêu sinh học viên.

- Khi triển khai các khóa tập huấn về chính sách thuế, Cục cần chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm hỗ trợ cá nhân: Phụ trách hỗ trợ, hƣớng dẫn NNT thực hiện các thủ tục Đăng ký mã số thuế cá nhân, Kê khai thuế thu nhập cá nhân, Kê khai thuế trƣớc bạ…Tổng dự kiến số lƣợng là 2 khóa tập huấn/năm, trung bình 30 ngƣời/ khóa, khóa học 6 ngày.

+ Nhóm hỗ trợ doanh nghiệp: Phụ trách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục: Đăng ký mã số thuế, thay đổi thông tin thuế, Kê thai thuế thu nhập doanh nghiệp, Kê thai thuế giá trị gia tăng, Kê khai thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, Thủ tục mua hóa đơn...Tổng dự kiến số lƣợng là: 3 khóa tập huấn/năm, trung bình 30 ngƣời/ khóa, khóa học 10 ngày.

- Tất cả tình nguyện viên của các nhóm đều phải nắm vững kiến thức pháp luật về thuế và hoạt động dựa trên việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành và quy trình quản lý chất lƣợng tại chi cục. Quy trình

hoạt động, trách nhiệm của từng nhóm cũng phải công khai với NNT. - Các tình nguyện viên có thể hỗ trợ NNT bằng các hình thức: + Hỗ trợ, hƣớng dẫn trực tiếp khi NNT đến Cục Thuế làm việc.

+ Đến doanh nghiệp, hƣớng dẫn cho kế toán viên, NNT các thủ tục, quy trình kê khai thuế..

+ Giải đáp vƣớng mắc về chính sách thuế của NNT thông qua hộp thƣ thoại tự động của Cục Thuế (đƣợc xây dựng tại giải pháp 3).

+ Phối hợp cùng cán bộ TTHT hƣớng dẫn, giải đáp những vƣớng mắc của NNT trong các buổi tập huấn, trò chuyện do Cục tổ chức về các chính sách, sắc thuế mới.

- Xây dựng quy chế động viên khen thƣởng các tình nguyện viên làm việc tích cực, hiệu quả. Cục có thể tổ chức cuộc bình chọn Tình nguyện viên tuyên truyền giỏi, thân thiện cho NNT theo kỳ. Dựa trên số lƣợng bình chọn của NNT, cá nhân nào đƣợc bình chọn nhiều nhất sẽ đƣợc nêu gƣơng và khen thƣởng xứng đáng. Những cá nhân có sáng kiến, cải tiến trong công tác hay hoàn thành tốt yêu cầu công việc cả về nội dung nghiệp vụ lẫn thái độ, kỹ năng phục vụ với NNT theo bình bầu thi đua hàng kỳ cũng vậy. Các hình thức khen thƣởng bằng tinh thần lẫn vật chất sẽ là nguồn động viên kịp thời, khuyến khích các cá nhân phấn đấu hơn nữa nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

3.2.1.4. Lợi ch của giải pháp

- Nâng cao chất lƣợng, mức độ chi tiết của công tác hƣớng dẫn, hỗ trợ do thời gian tập huấn dài nên tình nguyện viên nắm vững đƣợc các thủ tục, quy trình thực hiện kê khai thuế, từ đó truyền tải, hƣớng dẫn lại các doanh nghiệp, NNT một cách chi tiết, cụ thể.

- Giảm thời gian NNT, doanh nghiệp tiếp cận tự tìm kiếm thông tin về chính sách thuế, do đƣợc các tình nguyện viên trực tiếp hỗ trợ, hƣớng dẫn

- Giảm bớt gánh nặng cho cán bộ phòng TTHT.

3.2.2. Giải pháp 2: Tuyên truyền cho người nộp thuế tiềm năng

3.2.2.1. Căn cứ đưa ra giải pháp

- Đối tƣợng phòng tuyên truyền chú trọng giới thiệu chính sách thuế chủ yếu là ngƣời nộp thuế hiện tại mà chƣa quan tâm tới công tác tuyên truyền cho đối tƣợng nộp thuế trong tƣơng lai nhƣ học sinh, sinh viên nên những đối tƣợng này chƣa đƣợc tiếp cận tới các chính sách thuế dẫn tới việc thiếu hiểu biết, lúng túng khi vấp phải những thủ tục có phát sinh liên quan đến công tác thuế.

- Còn không ít tổ chức, cá nhân kinh doanh chƣa thấu hiểu bản chất tốt

đẹp của tiền thuế, nhận thức thiếu đầy đủ nghĩa vụ của mình cần chung tay xây dựng quê phƣơng, đất nƣớc, phải để cơ quan thuế phải nhắc nhở, đôn đốc, xử lý hành chính, xử phạt…

- Nhiều NNT vẫn chƣa chịu lắng nghe, vẫn chƣa hiểu bản chất đúng đắn của việc nộp thuế. Do đó dẫn đến tình trạng nộp chậm, trốn thuế... gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc còn nhiều.

3.2.2.2. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức của xã hội, nhân dân về chính sách pháp luật thuế để cho ngƣời nộp thuế hiểu và thực hiện nghiêm chính sách pháp luật thuế của nhà nƣớc. Để ngƣời nộp thuế hiểu và tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế.

3.2.2.3. Nội dung của giải pháp

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và mở rộng các phƣơng thức thông tin tới cộng đồng nhằm cung cấp thông tin kịp thời và tuyên truyền cho NNT về trách nhiệm và nghĩa vụ với NSNN.

Đƣa các chƣơng trình giáo dục và thông tin về thuế tới học sinh, sinh viên.

Phối hợp với Sở giáo dục, Phòng giáo dục và đào tạo của thành phố, huyện triển khai thực hiện công tác tuyên truyền chính sách thuế vào trƣờng học thông qua các tiết học Giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Có thể thực hiện từng bƣớc theo từng cấp học nhƣ sau:

- Học sinh cấp 1: Giới thiệu tổng quát về Thuế và nghĩa vụ nộp thuế của công dân;

- Học sinh cấp 2: Giới thiệu khái quát các sắc thuế hiện hành; - Học sinh cấp 3: Giới thiệu khái quát Nhà nƣớc và thuế;

- Đối với sinh viên các trƣờng Trung cấp, Cao đẳng, Đại học: triển khai công tác tuyên tuyền chính sách thuế thông qua các buổi nói chuyện, học tập chính trị đầu khóa.

Nội dung đào tạo, giáo trình: Khác với tập huấn cho các doanh nghiệp, NNT, tập huấn cho học sinh, sinh viên đòi hỏi vấn đề phải tổng quát, ngắn gọn, các bài giảng phải có tính trực quan, dễ hiểu. Do đặc tính này, các bài giảng phần lớn do cán bộ phòng tuyên truyền trực tiếp biên soạn, và đƣợc gửi đến các Sở, phòng giáo giáo dục đào tạo triển khai xuống các trƣờng.

Các thầy cô trong nhà trƣờng không có kiến thức chuyên môn về Tài chính công, Ngân sách nhà nƣớc và Pháp luật về thuế nên để thực hiện đƣợc giải pháp này cần tổ chức các buổi tập huấn, giao lƣu để phổ biến kiến thức về Thuế cho các giáo viên phụ trách bộ môn Giáo dục công dân đối với học sinh, và giảng viên phụ trách môn Chính trị đầu khóa đối với sinh viên.

3.2.2.4. Lợi ch của giải pháp

Thông qua công tác tuyên truyền làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu rõ tiền thuế là của dân, do dân đóng góp và đƣợc sử dụng vì mục đích của nhân dân. Nộp thuế là lợi ích Nhà nƣớc và là lợi ích của cộng đồng. Mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ đƣợc nội dung cơ bản của các chính sách thuế.

của Nhà nƣớc, sẵn sàng và tự nguyện cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm về thuế. Vận động mọi ngƣời thực hiện tốt các chính sách thuế của Nhà nƣớc.

3.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng hệ thống tổng đài điện thoại hỗ trợ NNT

3.2.3.1. Căn cứ đưa ra giải pháp

Hỗ trợ thuế qua điện thoại vẫn đƣợc NNT thƣờng xuyên sử dụng. Hình thức hỗ trợ này, giúp cho NNT giảm bớt các chi phí đi lại tới cơ quan thuế. Từ 2017-2019, bộ phận hỗ trợ NNT tiếp nhận đƣợc 2.186 gọi đến. Cụ thể năm 2017: 687 cuộc; 2018: 713 cuộc; năm 2019: 786 cuộc.

Giải pháp xây dựng hệ thống tổng đài điện thoại sẽ đƣợc hỗ trợ đội ngũ tình nguyện viên đã đề xuất xây dựng ở giải pháp 2.

3.2.3.2. Mục tiêu

Xây dựng hệ thống tổng đài điện thoại hỗ trợ về thuế với mục tiêu: tăng cƣờng chất lƣợng thông tin truyền thông về các chính sách thuế, giảm thiểu thời gian cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin, xóa bỏ khoảng cách địa lý khi truyền thông cho doanh nghiệp, là kênh hỗ trợ tƣơng tác tiếp nhận phản hồi của doanh nghiệp.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế đƣợc tiếp cận, nắm bắt thông tin về cơ chế chính sách, các thủ tục hành chính thuế, kịp thời, tháo gỡ vƣớng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật thuế

3.2.3.3. Nội dung của giải pháp

* Hệ thống tổng đài điện thoại là hệ thống quản lý khép kín gồm: thiết bị viễn thông, số thuê bao cố định, thiết bị phụ trợ, nhân sự và quy trình để tiếp nhận, xử lý những vƣớng mắc của doanh nghiệp, cá nhân về các vấn đề liên quan đến các thủ tục, chính sách thuế.

- Đảm bảo giữ bí mật về danh tính ngƣời hỏi, điện thoại, tên, địa chỉ và nội dung câu hỏi của doanh nghiệp.

- Đối với các tƣ vấn viên phối hợp tham gia trả lời tổng đài: Danh sách tƣ vấn viên bao gồm: tên, đơn vị nơi làm việc, số điện thoại bàn làm việc, điện thoại di động. Danh sách tƣ vấn viên sẽ tiếp tục mở rộng trong quá trình triển khai hoạt động. Đảm bảo các tƣ vấn viên đƣợc thông báo và chấp nhận sẵn sàng phối hợp. Việc liên lạc với giữa cán bộ phụ trách đƣờng dây nóng với tƣ vấn viên có thể qua nhiều phƣơng thức (điện thoại, thƣ điện tử, skype).

- Tổng đài điện thoại hoạt động thông suốt liên tục 40 giờ/tuần (trong giờ hành chính), liên lạc thuận tiện, số điện thoại dễ nhớ. Riêng máy điện thoại cố định phải có đủ các chức năng: lƣu số điện thoại đi, đến; ghi âm lời thoại và có chế độ ghi lại lời nhắn của ngƣời đặt câu hỏi.

- Việc tiếp nhận thông tin tổng đài điện thoại trong giờ hành chính phải đƣợc duy trì chế độ trực liên tục. Trong trƣờng hợp câu hỏi của doanh nghiệp đến ngoài giờ hành chính, cán bộ phụ trách tổng đài điện thoại thực hiện việc ghi lại lời nhắn của ngƣời cung cấp thông tin qua điện thoại để cập nhật thông tin để xem xét xử lý.

- Đội ngũ tƣ vấn viên trực tổng đài điện thoại khi tiếp nhận câu hỏi phải nhanh chóng trả lời đối với câu hỏi bình thƣờng, hoặc với câu hỏi phức tạp thì hẹn lại tối đa sau 24 giờ làm việc sẽ có câu trả lời.

- Câu hỏi của NNT về các vấn đề xung quanh chính sách thuế sẽ đƣợc thông báo bằng hình thức gọi điện, nhắn tin, gửi thƣ điện tử vào đƣờng dây nóng.

* Thông báo công khai rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về địa chỉ thƣ điện tử, số điện thoại đƣờng dây nóng để cộng đồng NNT trên toàn tỉnh Yên Bái biết rõ.

Bấm máy điện thoại cố định số: AAAAAAAA – nhánh số 0, sau đó bấm:

- Phím số 0: Gửi câu hỏi tới Cục Thuế tỉnh Yên Bái và liên hệ tổng đài

điện thoại.

Nhánh 1: Địa chỉ liên lạc, đƣờng dây nóng các đơn vị Chi Cục Thuế trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Nhánh 2: Gặp trực tiếp tƣ vấn viên.

- Phím số 1: Để cập nhật thông tin doanh nghiệp bỏ trốn/mất tích hay giải thể/phá sản (nhập mã số thuế, nghe kết quả).

- Phím số 2: Nghe hỏi đáp về chính sách thuế chung.

- Phím số 3: Thủ tục đăng ký cấp mã số thuế và thay đổi thông tin đăng ký thuế.

- Phím số 4: Thủ tục mua hóa đơn.

- Phím số 5: Thủ tục khai thuế giá trị gia tăng.

- Phím số 6: Thủ tục khai thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Phím số 7: Thủ tục kê khai thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Yên Bái (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)