.4 Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại bùi huy hạnh, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 55)

bằng phương pháp vệ sinh sát trùng

Công việc TT

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày

2 Sát trùng định kỳ xung quanh chuồng trại 3 Phun thuốc sát trùng trong chuồng 4 Quét và rắc vôi đường đi

5 Tắm sát trùng

6 Phun thuốc diệt muỗi 7 Làm tổng vệ sinh 5S 8 Phun vôi đường đi

Từ bảng 4.4. cho thấy, trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc do chủ trại, kỹ sư và các cán bộ kĩ thuật giao cho. Vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, vệ sinh sát trùng tốt sẽ tạo một có lợi cho sự sinh trưởng phát triển của đàn lợn, giúp chúng có sức đề kháng cao với mầm bệnh, hạn chế sự phát triển của mầm bệnh (virus, vikhuẩn,…), giúp giảm thiểu chi phí cho thú y, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Kết quả hoàn thành công việc được giao luôn đạt 100% khối lượng đề ra.

4.3.2. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại

Tại cơ sở chăn nuôi công tác phòng bệnh luôn được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra dịch bệnh, vì dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với hiệu quả chăn nuôi.

Phòng bệnh cho lợn nái sinh sản bằng các biện pháp vệ sinh chuồng trại chưa đủ để có thể đảm bảo sức khỏe tốt cho lợn mẹ mà phải cần kết hợp phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc xin cho lợn mẹ. Sức khỏe mẹ tốt thì đàn lợn con mới có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, bình thường.

Tất cả đàn lợn nái nuôi tại trại đều được tiêm phòng đầy đủ và công tác tiêm phòng được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo tất cả lợn nái đều được tiêm phòng. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn bằng vắc xin được trình bày ở bảng 4.5:

Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trạiThời điểm Thời điểm phòng Nái chửa 10 tuần Nái chửa 12 tuần Tháng 4, 8,12 trong năm

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại em đã trực tiếp tiêm phòng vắc xin dịch tả 223 con, vắc xin lở mồm long móng 250 con, vắc xin giả dại 140 con đều đạt tỷ lệ 100% , thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái được tiến hành một cách cẩn thận và nghiêm

Qua quá trình tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại ngoài những kiến thức đã học em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin cũng như: việc sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kĩ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc xin. Trước khi sử dụng vắc xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy bỏ.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nái tại trại

4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh

Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy trong quá trình thực tập, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của kỹ sư trại, em đã tiến hành chẩn đoán một số bệnh sau trên đàn lợn nái. Kết quả theo dõi và chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái được trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái tại trạiSTT STT

1 2

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: bệnh viêm tử cung và bệnh viêm vú là hai bệnh phổ biến nhất tại trang trại, trong đó, bệnh viêm tử cung là hay gặp nhất với 13 nái mắc bệnh (chiếm 4,69 %) nguyên nhân thường do quá trình đẻ khó phải can thiệp sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm tổn thương niêm mạc tử cung gây viêm, mặt khác do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng

phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh; 6 nái bị viêm vú (2,16 %) nguyên nhân chủ yếu là do lợn nái thường mắc sau khi sinh 5- 6 lứa.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại

Tên bệnh

Viêm tử cung Viêm vú

Qua bảng 4.7 ta thấy: viêm tử cung có 13 con mắc, em đã tham gia điều trị khỏi 12 con, tỷ lệ khỏi đạt 92,30%. Trong 6 con mắc bệnh viêm vú, em đã tham gia điều trị khỏi 6, tỷ lệ khỏi đạt 100%. Sau khi được điều trị kết quả khỏi bệnh đạt tỷ lệ cao từ 92,30% - 100%. Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt, trại thường loại thải theo kế hoạch loại thải của công ty.

Từ kết quả trên, việc chẩn đoán đúng bệnh và lựa chọn đúng thuốc điều trị là rất quan trọng. Chọn đúng thuốc, trị đúng bệnh thì kết quả điều trị cao, nâng cao được năng suất chăn nuôi, giảm bớt chi phí trong chăn nuôi.

4.5. Kết quả thực hiện một số công tác khác

Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn lợn nái, em còn tham gia vào một số công việc như: khai thác tinh, thụ tinh lợn nái, đỡ đẻ, mài nanh, cắt đuôi, bấm tai, tiêm sắt cho lợn con, thiến lợn con, xuất lợn bán... Ngoài ra em còn tham gia công tác vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện một số công tác khácSTT Công tác khác STT Công tác khác 1 Xuất lợn bán 2 Đỡ đẻ 3 Thụ tinh lợn nái 4 Khai thác tinh

5 Mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai

6 Tiêm sắt cho lợn con

7 Thiến lợn đực

Qua số liệu bảng 4.8 có thể thấy em đã xuất bán được 1800 lợn con (đạt tỷ lệ 100%), trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng em đã đỡ đẻ cho 160 lợn nái (đạt tỷ lệ 100%). Thụ tinh cho lợn nái 81 con (đạt tỷ lệ 95,29%). Khai thác tinh 23 con (đạt tỷ lệ 100%). Thực hiện mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi cho 110 lợn con (đạt tỷ lệ 100%). Tiến hành tiêm sắt cho 110 lợn con (đạt tỷ lệ 100%). Thiến lợn đực 117 con (đạt tỷ lệ 97,50%).

Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao. Lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh ngay nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, cắt đuôi, bấm số tai sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong quá trình thực tập tại trại, em tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị các bệnh cho lợn nái tại trại Bùi Huy Hạnh, em có một số kết luận sau đây:

- Cơ cấu đàn lợn tại trại tính đến tháng 5 năm 2021 tổng đàn là 1411 trong đó có 18 con lợn đực, 183 con lợn nái hậu bị, 1210 con lợn nái sinh sản. - Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc trong thời gian thực tập là 277 lợn nái, lợn con là 3508 con.

- Phòng bệnh bằng vắc xin cho 223 lợn nái đối với bệnh dịch tả lợn, 250 lợn nái đối với bệnh lở mồm long móng và 140 lợn nái đối với bệnh giả dại.

-Tỷ lệ bệnh mắc phải trên đàn lợn không cao, bệnh viêm tử cung ở lợn nái là 4,69% và 2,16 % đối với bệnh viêm vú. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao. - Tham gia các công tác khác như: xuất bán 1800 con lợn, đỡ đẻ 160 lợn con, thụ tinh lợn nái 81 con, khai thác tinh 23 con, mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai, tiêm sắt cho 110 lợn con, thiến lợn đực 117 con.

-Trong thời gian thực tập tại trại em đã được hướng dẫn những thao tác, kỹ

thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho lợn nái.

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản.

- Một số trang thiết bị ở trang trại bị xuống cấp do đã sử dụng nhiều năm, cần sửa chữa thường xuyên để đảm bảo quá trình sản xuất tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56.

3. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

4. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp TpHCM.

5. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

8. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

9. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.

10.Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sư, Vũ Đình Tôn (2000),

11.Lã Văn Kính, Đoàn Vĩnh, Lã Thị Thanh Huyền, Phan Thị Tường Vi và Đoàn Phương Thúy (2019), “Xác định lượng xơ thô thích hợp trong khẩu phần lợn nái mang thai giống ông bà Landrace và Yorshire”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 98.

12.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

13. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La

Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

14.Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội. 15.Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính (2016),

Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp.

17.Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

18. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Tô Thị Phượng, Khương Văn Nam (2014), “Tình hình bệnh viêm tử cung

ở lợn nái sinh sản và thử nghiệm điều trị tại Công ty cổ phần đầu tư

Nông nghiệp huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí khoa học trường Đại học Hồng Đức, số 21.

lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9.

21.Trần Thị Thuận, Vũ Đình Tôn (2005), Giáo Trình Chăn Nuôi Lợn, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

22. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

23.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), ”Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 17.

24.Trịnh Văn Tuấn (2015), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái ngoại tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

25.Phạm Khánh Từ, Hoàng Nghĩa Duyệt, Dư Thanh Hằng, Đào Thị Phượng, Nguyễn Văn Chào, Nguyễn Thị Lộc (2014), “Khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế.

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

26.Gresham A. (2003), “Infectious reproductive disease in pigs”, In practice, pp. 466 - 473

27.Jeffrey J. Z., Locke A. K., Alejandro R., Kent J. S., Gregory W. S., Jianqiang Z. (2019), Diseases of Swine, Eleventh edition, John Wiley & Sons, Inc., 111 River Street, Hoboken, NJ 07030, USA.

28.John A. (2020), Swine Production and Management, 1st Edition, Narendra publishing house delhi (India).

29.John F. P. (2012), Feed efficiency in swine, Wageningen Academic Publishers, The Netherlands.

30.Ross P. C., Stan W. C. (2002), An Outline of Swine Diseases: A Handbook 2nd Edition, Wiley-Blackwell Library, USA.

1. Một số hình ảnh chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại

Ảnh 1: Khai thác tinh Ảnh 2: Tra thức ăn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại bùi huy hạnh, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 55)