Tại cơ sở chăn nuôi công tác phòng bệnh luôn được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra dịch bệnh, vì dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với hiệu quả chăn nuôi.
Phòng bệnh cho lợn nái sinh sản bằng các biện pháp vệ sinh chuồng trại chưa đủ để có thể đảm bảo sức khỏe tốt cho lợn mẹ mà phải cần kết hợp phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc xin cho lợn mẹ. Sức khỏe mẹ tốt thì đàn lợn con mới có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, bình thường.
Tất cả đàn lợn nái nuôi tại trại đều được tiêm phòng đầy đủ và công tác tiêm phòng được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo tất cả lợn nái đều được tiêm phòng. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn bằng vắc xin được trình bày ở bảng 4.5:
Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại Thời điểm phòng Nái chửa 10 tuần Nái chửa 12 tuần Tháng 4, 8,12 trong năm
Kết quả bảng 4.5 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại em đã trực tiếp tiêm phòng vắc xin dịch tả 223 con, vắc xin lở mồm long móng 250 con, vắc xin giả dại 140 con đều đạt tỷ lệ 100% , thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái được tiến hành một cách cẩn thận và nghiêm
Qua quá trình tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại ngoài những kiến thức đã học em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin cũng như: việc sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kĩ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc xin. Trước khi sử dụng vắc xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy bỏ.