Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại bùi huy hạnh, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 38)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.

Gresham A. (2003) [26] nghiên cứu điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh ở lợn, có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố quản lý, dinh dưỡng hay môi trường… Bệnh truyền

nhiễm sinh sản ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, bệnh do Parvovirus, Leptospira gây ra.

Theo Jeffrey J. Z và cs. (2019) [27], viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E. coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó theo Ross P. C. và Stan W. C. (2002) [30], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

John A. (2020) [28] đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi.

Các nghiên cứu của John F. P. (2012) [29] cho biết: về chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp dùng novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch novocain 0,5% liều từ 30 - 40ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 8 - 10cm. Dung dịch novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng

-Đối tượng: Đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại.

-Giống lợn: Lợn đực Duroc và nái lai F1 (Yorkshire và Landrace).

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

-Thời gian: Từ 14/12/2020 đến 01/06/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

-Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.

- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại.

-Biện pháp phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

-Đánh giá tình chăn nuôi tại trang trại trong 3 năm gần đây. -Thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn.

-Thực hiện công tác vệ sinh, phòng bệnh cho lợn. -Thực hiện chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn.

3.4.2. Phương pháp theo dõi

Để đánh giá được tình hình chăn nuôi lợn tại trại Bùi Huy Hạnh em tiến hành thu thập thông tin thông qua sổ sách của trại kết hợp với theo dõi, thực hiện trực tiếp về tình hình thực tế trên đàn lợn nái của trại.

3.4.2.1.Thực hiện theo quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc của trại.

Thức ăn: các loại thức ăn trong trại cho lợn ăn theo khẩu phần, Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam cấp cho từng đối tượng lợn của trại. Điều này đảm

bảo cung cấp đầy đủ cho tất cả các con lợn trong một ô được ăn và phát triển đồng đều. Thức ăn do công ty CP cung cấp được đưa về từ nhà máy ở Xuân Mai - Hà Nội hoặc có thể lấy từ nhà máy thức ăn của công ty tại Hà Nam và Hải Dương. Các loại thức ăn cho lợn ăn của trại bao gồm các loại sau:

* Khẩu phần ăn cho lợn nái -Khẩu phần ăn cho nái chửa:

Lợn nái chửa được nuôi ở chuồng lợn nái chửa, cho ăn thức ăn 566F, 567SF với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng lứa đẻ.

Bảng 3.1. Khẩu phần ăn của lợn nái chửa

Thời kỳ chửa Từ phối - 28 ngày Từ 29 - 84 ngày Từ 85 -100 ngày Từ 101 - 110 ngày Trước đẻ dự kiến Ngày đẻ

(Nguồn: Phòng kỹ thuật của trang trại)

Từ ngày phối đến 28 ngày cho ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn 2,5 – 3,0 kg/ con/ ngày, cho ăn một lần trong ngày.

Từ 85 ngày đến 100 ngày cho ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn 3,0 – 3,5 kg/ con/ ngày, cho ăn một lần trong ngày.

Từ 101 ngày đến 110 ngày cho ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3,0 – 3,5 kg/ con/ ngày, cho ăn một lần trong ngày.

Trước ngày đẻ 3 ngày cho ăn với tiêu chuẩn 2,5 kg/ con/ ngày Trước ngày đẻ 2 ngày cho ăn với tiêu chuẩn 2 kg/ con/ ngày Trước ngày đẻ 1 ngày cho ăn với tiêu chuẩn 1,5 kg/ con/ ngày Ngày đẻ cho ăn 1,5 kg/ con/ ngày

Tùy vào thể trạng của lợn nái mà ta tự điều chỉnh thức ăn cho hợp lí. Đối với heo nái hậu bị thì lượng thức ăn sẽ ít hơn so với nái dạ và lợn nái gầy sẽ cần lượng thức ăn nhiều hơn.

- Khẩu phần ăn cho nái đẻ (nái nuôi con):

Trước khi chuyển lợn lên chuồng nái đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, rửa sạch sẽ và vệ sinh sát trùng. Lợn chuyển lên phải được tắm rửa, có thẻ nái kẹp ởbảng đầu mỗi ô chuồng và được ghi đầy đủ thông tin lên bảng. Thức ăn cho lợn chờ đẻ là 567SF với tiêu chuẩn 2,5 – 3,5 kg/ con/ ngày.

Sau ngày đẻ tiêu chuẩn thức ăn của lợn nái tăng lên 1kg/ con / ngày Từ sau 6 ngày đẻ đến cai sữa cho lợn ăn với lượng thức ăn được tính theo công thức: 1/100P mẹ +0,4×số con (trong đó: P là thể trọng của lợn mẹ)

Bảng 3.2. Khẩu phần ăn của lợn nái đẻ

Ngày đẻ Ngày thứ 1 sau đẻ Ngày thứ 2 sau đẻ Ngày thứ 3 sau đẻ Ngày thứ 4 sau đẻ Ngày thứ 10 sau đẻ

Nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 bữa/ ngày: sáng 7h, chiều 16h và đêm 21h.

* Lưu ý:

+ Cho lợn ăn theo khẩu phần ăn trên bảng cám đã được chính sửa liên tục theo ngày.

+ Nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5kg/ con/ ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 1 - 1,5 kg/ con/ ngày tuỳ thuộc vào giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn...

- Thức ăn cho lợn hậu bị, lợn nái chửa, và lợn nái nuôi con và lợn nái chờ phối:

+ Thức ăn 566S + Thức ăn 567SF

-Thức ăn cho lợn con tập ăn và cai sữa:

+ Thức ăn 550 S

-Thức ăn cho lợn đực:

+ Thức ăn 567SF

- Hàng tháng trang trại thường nhập thuốc và vắc xin của công ty CP Việt Nam.

3.4.2.2. Thực hiện theo quy trình vệ sinh phòng bệnh và phác đồ điều trị bệnh của trại.

* Phòng bệnh bằng vắc xin:

Tiêm phòng bằng vắc xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc xin cho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

Bảng 3.3 Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn nái tại trại Loại lợn Lợn hậu bị sau khi nhập vào trại Lợn nái mang thai Lợn nái tổng đàn

* Điều trị bệnh:

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở trại như sau:

* Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.

-Chẩn đoán: bệnh viêm tử cung ở lợn nái. -Điều trị: dùng các loại thuốc sau để điều trị

+ Hitamox LA: 1ml/10kg TT, tiêm 2 ngày/lần + Nova- Dexa 20: 1ml/12kg TT, tiêm 2 ngày/lần + CP- cin: 2ml/con, tiêm 1 ngày 2 lần

+ Thuốc vệ sinh phụ nữ: 1 gói 5g pha với 1 lít nước, thụt rửa ngày 1 lần trong 3 ngày liên tiếp.

* Bệnh viêm vú - Nguyên nhân:

+ Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn,

Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú. + Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E. coli, Streptococus, Staphylococus, Klebsiella…

+ Lợn con mới đẻ có răng nanh mà không bấm khi bú làm xây sát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm trên bầu vú.

thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh quá hoặc nóng quá hay thức ăn khó tiêu cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.

-Triệu chứng:

+ Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

+ Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5oC - 42oC kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

+ Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục

sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.

+ Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.

-Điều trị:

Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, hoặc phong bế đầu vú bằng novocain 0,25 - 0,5%, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.

Tiêm quanh vùng bầu vú bị viêm bằng Nor 100 1ml/10kgTT.

+ Toàn thân:

+ Penstrep L.A: 1ml/10kg TT, tiêm 2 ngày/ lần + Nova- Anazine: 1ml/10 kg TT, tiêm 1 ngày/ lần + Nova- Dexa 20: 1ml/12kg TT, tiêm 2 ngày/ lần.

3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ khỏi:

Tỷ lệ khỏi (%) =

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả các số liệu thu được xử lý theo phương pháp thường quy trên phần mềm Microsoft Excel 2010.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh

Tiến hành điều tra và thống kê số lượng lợn của trại trong thời gian thực tập. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại trong 3 năm (2019 - 5/2021) Loại lợn Lợn đực Lợn nái hậu bị Lợn nái sinh sản Tổng

(Nguồn: Phòng kỹ thuật của trang trại)

Từ bảng 4.1. cho thấy: cơ cấu đàn lợn tại trại đến tháng 5 năm 2021 gồm có 18 con lợn đực, 183 con lợn nái hậu bị, 1210 con lợn nái sinh sản. Số lợn đực giống cũng tăng để loại thải những con đực giống đã kém chất lượng. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên từ 331 con vào năm 2019 đến năm 2021 tổng số lợn nái đã là 1210 con. Trại đặc biệt chú trọng đến lợn nái hậu bị để thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn như: nái già đẻ quá nhiều lứa, nái sảy thai nhiều lần, nái bị bệnh....

4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn nái.

4.2.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái

Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái và lợn con tại trại.

Bảng 4.2. Kết quả trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại trong thời gian thực tập Tháng 1 2 3 4 5 Tổng

Qua bảng 4.2 cho thấy số lượng lợn nái đẻ, và số lượng lợn con mà em trực tiếp chăm sóc trong quá trình thực tập. Thời gian 5 tháng em làm ở chuồng đẻ tính chung em đã chăm sóc được 277 con nái đẻ được 3648 con lợn con và sống đến cai sữa là 3508 con (đạt tỷ lệ 96,15%). Trong đó có 140 con do quá trình chăm sóc sức khỏe yếu, còi cọc, bị chết đè nên trại đã tiến hành loại thải.

4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại

Để đánh giá về quá trình sinh đẻ của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại Tháng 1 2 3 4 5 Tổng

Số liệu bảng 4.3. cho thấy trong thời gian thực tập tại trại, em đã theo dõi 277 nái đẻ, có 270 nái đẻ bình thường, chiếm 97,47 %; có 7 nái đẻ khó phải can thiệp, chiếm tỷ lệ 2,53 %. Tỷ lệ nái đẻ khó chênh lệch nhau không đáng kể giữa các tháng theo dõi.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh tại trại

4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại

Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh,việc vệ sinh,sát trùng nhằm đảm bảo chuồng trại luôn hợp vệ sinh, khô thoáng là một biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa mầm bệnh và được thực hiện ở tất cả các trại chăn nuôi. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi trong suốt thời gian thực tập em thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước và sau khi vào khu vực chăn nuôi. Kết quả thực hiện được trình bày cụ thể ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng

Công việc TT

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày

2 Sát trùng định kỳ xung quanh chuồng trại 3 Phun thuốc sát trùng trong chuồng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại bùi huy hạnh, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 38)