.3 Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại bùi huy hạnh, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 46 - 54)

Loại lợn Lợn hậu bị sau khi nhập vào trại Lợn nái mang thai Lợn nái tổng đàn

* Điều trị bệnh:

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở trại như sau:

* Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.

-Chẩn đoán: bệnh viêm tử cung ở lợn nái. -Điều trị: dùng các loại thuốc sau để điều trị

+ Hitamox LA: 1ml/10kg TT, tiêm 2 ngày/lần + Nova- Dexa 20: 1ml/12kg TT, tiêm 2 ngày/lần + CP- cin: 2ml/con, tiêm 1 ngày 2 lần

+ Thuốc vệ sinh phụ nữ: 1 gói 5g pha với 1 lít nước, thụt rửa ngày 1 lần trong 3 ngày liên tiếp.

* Bệnh viêm vú - Nguyên nhân:

+ Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn,

Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú. + Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E. coli, Streptococus, Staphylococus, Klebsiella…

+ Lợn con mới đẻ có răng nanh mà không bấm khi bú làm xây sát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm trên bầu vú.

thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh quá hoặc nóng quá hay thức ăn khó tiêu cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.

-Triệu chứng:

+ Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

+ Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5oC - 42oC kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

+ Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục

sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.

+ Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.

-Điều trị:

Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, hoặc phong bế đầu vú bằng novocain 0,25 - 0,5%, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.

Tiêm quanh vùng bầu vú bị viêm bằng Nor 100 1ml/10kgTT.

+ Toàn thân:

+ Penstrep L.A: 1ml/10kg TT, tiêm 2 ngày/ lần + Nova- Anazine: 1ml/10 kg TT, tiêm 1 ngày/ lần + Nova- Dexa 20: 1ml/12kg TT, tiêm 2 ngày/ lần.

3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ khỏi:

Tỷ lệ khỏi (%) =

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả các số liệu thu được xử lý theo phương pháp thường quy trên phần mềm Microsoft Excel 2010.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh

Tiến hành điều tra và thống kê số lượng lợn của trại trong thời gian thực tập. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại trong 3 năm (2019 - 5/2021) Loại lợn Lợn đực Lợn nái hậu bị Lợn nái sinh sản Tổng

(Nguồn: Phòng kỹ thuật của trang trại)

Từ bảng 4.1. cho thấy: cơ cấu đàn lợn tại trại đến tháng 5 năm 2021 gồm có 18 con lợn đực, 183 con lợn nái hậu bị, 1210 con lợn nái sinh sản. Số lợn đực giống cũng tăng để loại thải những con đực giống đã kém chất lượng. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên từ 331 con vào năm 2019 đến năm 2021 tổng số lợn nái đã là 1210 con. Trại đặc biệt chú trọng đến lợn nái hậu bị để thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn như: nái già đẻ quá nhiều lứa, nái sảy thai nhiều lần, nái bị bệnh....

4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn nái.

4.2.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái

Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái và lợn con tại trại.

Bảng 4.2. Kết quả trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại trong thời gian thực tập Tháng 1 2 3 4 5 Tổng

Qua bảng 4.2 cho thấy số lượng lợn nái đẻ, và số lượng lợn con mà em trực tiếp chăm sóc trong quá trình thực tập. Thời gian 5 tháng em làm ở chuồng đẻ tính chung em đã chăm sóc được 277 con nái đẻ được 3648 con lợn con và sống đến cai sữa là 3508 con (đạt tỷ lệ 96,15%). Trong đó có 140 con do quá trình chăm sóc sức khỏe yếu, còi cọc, bị chết đè nên trại đã tiến hành loại thải.

4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại

Để đánh giá về quá trình sinh đẻ của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại bùi huy hạnh, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 46 - 54)