Quy trình thu hộ Séc tại Sacombank– CN ĐBP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh điện biên phủ TP HCM​ (Trang 41)

Báo Séc bị từ chối thanh toán/ Báo Có vào TK

Thông báo

Chấp nhận/Từ chối thanh toán

Đúng Người thụ hưởng Séc, bảng kê Giao dịch viên (SacomBank) Kiểm tra Sai Ngân hàng bị ký phát SacomBank

Phong tỏa số tiền tương ứng Người ký phát Giao dịch viên Kiểm tra Séc, Giấy yêu cầu

bảo chi séc, UNC (nếu dùng TGTT để ký quỹ)

Séc đã đóng dấu bảo chi

Nguồn: Biểu đồ trích số liệu từ bảng 2.3

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh số sử dụng Séc tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP Nhìn vào biểu đồ 2.2 thể hiện tỷ trọng giữa Séc chuyển khoản và Séc lĩnh tiền mặt của Chi nhánh trong giai đoạn từ 2012 – 2014, ta vẫn thấy nhu cầu sử dụng Séc lĩnh tiền mặt vẫn chiếm ưu thế hơn luôn chiếm tỷ trọng từ 61% - 75%, còn lại Séc chuyển khoản tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2014, tỷ trọng Séc chuyển khoản chỉ chiếm 39%, chỉ tiêu này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hình thức TTKDTM, nhưng nó lại là hình thức thanh toán rất tốt mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Cũng chính vì lý do đó, trong thời gian gần đây CN đưa ra nhiều biện pháp để ra sức đẩy mạnh hình thức thanh toán bằng Séc chuyển khoản, để đưa tỷ trọng TTKDTM tăng dần trong những năm tới.

Thực tế, tại Chi nhánh Điện Biên Phủ, một số loại Séc ít được sử dụng: Séc bảo chi, Séc cá nhân ít phổ biến, phạm vi thanh toán còn bó hẹp, chẳng hạn trong trường hợp thanh toán khác hệ thống, khách hàng nộp Séc vào Ngân hàng thu hộ nhưng không tham gia thanh toán bù trừ theo quy định thì tờ Séc cũng không có thể thanh toán được vì phạm vi thanh toán không đúng, nên trường hợp này chỉ thanh toán được khi các NH mở tài khoản thanh toán tại NHNN tham gia thanh toán bù trừ mới có thể thanh toán với nhau bằng Séc dc.

Đó cũng chính là những lý do khiến cho tỷ trọng thanh toán bằng Séc chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Séc lĩnh tiền mặt 62% Séc ck 38% Doanh số Séc 2012 Séc lĩnh tiền mặt 75% Séc ck 25% Doanh số Séc 2013 Séc lĩnh tiền mặt 61% Séc ck 39% Doanh số Séc 2014

2.2.1.2 Hình thức thanh toán bằng UNC:

UNC là một trong những hình thức TTKDTM mà Sacombank – CN Điện Biên Phủ đang áp dụng rất tốt mang đến nhiều tiện ích: vận chuyển tiền an toàn, báo Có vào tài khoản nhanh chóng, bảo mật thông tin các khoản thu chi, thủ tục đơn giản nhưng tính an toàn cao, được áp dụng trong phạm vi rộng, trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng. Cũng chính vì những tiện ích đó mà doanh số UNC luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong những năm gần đây, luôn chiếm từ 80% - 92%. Hình thức thanh toán UNC chuyển tiền được sử dụng phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất về cả số tiền và và tổng số món giao dịch.

Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý thanh toán Ủy nhiệm chi tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP

Chú thích:

(1) Khách hàng lập UNC (02 liên) nộp vào ngân hàng

(2) GDV kiểm tra tính hợp lệ của UNC: kiểm tra biểu mẫu, số tiền bằng số có phù hợp với số tiền bằng chữ, chữ ký của chủ tài khoản, con dấu, khả năng thanh toán… Nếu UNC đủ điều kiện hạch toán:

(3a) Chuyển tiền trong hệ thống Sacombank GDV thực hiện ghi Nợ tài khoản KH và ghi Có vào tài khoản người thụ hưởng.

(3b) Chuyển tiền ngoài hệ thống Sacombank, GDV thực hiện ghi Nợ tài khoản KH và chọn kênh chuyển tiền phù hợp (TTSP/TTĐP, TTĐTLNH…)

KSV kiểm tra, đối chiếu giữa UNC và lệnh chuyển tiền GDV thực hiện để quyết định thoái về (3a) để GDV xử lý điều chỉnh hoặc duyệt lệnh đi (3b). Nếu lệnh chuyển tiền

được duyệt (3b), Flexcube phân hệ chuyển tiền sẽ xử lý chuyển các lệnh này. Đồng thời, GDV sẽ in chi tiết giao dịch lên 2 liên UNC (Nếu đó là mẫu của Sacombank phát hành) hoặc in 2 liên “Phiếu hạch toán giao dịch khách hàng”. Liên 1 để lưu tại ngân hàng, liên 2 trả cho khách hàng.

Lưu ý: Theo nguyên tắc, trước khi thực hiện lệnh chuyển tiền, GDV phải kiểm tra số dư tài khoản của KH có đủ để thanh toán hay không, nếu lỡ GDV không kiểm tra mà số dư tài khoản không đủ để thanh toán thì hệ thống sẽ tự động từ chối thực hiện.

Trích từ bảng số liệu 2.3 ta có:

Nguồn: Báo cáo tổng hợp Sacombank – CN ĐBP

Biểu đồ 2.3: Doanh số UNC tại Sacombank – CN ĐBP giai đoạn 2012 – 2014 Doanh số UNC qua từng năm, tăng rất nhanh tính đến 31/12/2014 tổng số món UNC đạt 399,914 món tăng 110,808 món so với năm 2013 tương đương tăng 38.32% và tăng 284,163 món so với năm 2012, tương đương tăng 245%.

Tại Sacombank – CN ĐBP thực hiện thanh toán khi KH gửi UNC cho ngân hàng, giao dịch viên kiểm tra số dư, chữ ký, con dấu và nhưng thông tin cần thiết khác:

Trường hợp 2 bên đối tác có cùng hệ thống Sacombank, thì giao dịch được xử lý duyệt ngay lập tức không phân biệt cùng địa bàn hay khác địa bàn hoạt động.

2012 2013 2014 115.751 289,106 399,914 DOANH SỐ UNC DOANH SỐ UNC

Trường hợp 2 bên đối tác khác ngân hàng, cùng địa bàn hay khác địa bàn thì lệnh cắt vào lúc 9h30 và 15h30, thông thường chuyển tiền có liền ngay trong ngày, chậm nhất là sang ngày hôm sau. Thời gian đi lệnh hiện nay rất ngắn, nhanh chóng, an toàn và chính xác vì các ngân hàng đã tham gia điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ với nhau…

Tuy vậy, hình thức thanh toán bằng UNC cũng tồn tại những hạn chế như: hình thưc chỉ phù hợp cho 2 bên đối tác tín nhiệm nhau, dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành. Vì bản chất ủy nhiệm chi có sự chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến hiện tượng tín dụng thương mại gây rủi ro và thiệt hại cho người bán. Tuy có mặt hạn chế, nhưng hình thức thanh toán này vẫn luôn đứng đầu về số món giao dịch trong những năm gần đây, và được định hướng là ổn định phát triển trong tương lai.

2.2.1.3 Hình thức thanh toán bằng Thẻ ngân hàng

Trong thời gian gần đây, Thẻ ngân hàng là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi tại Chi nhánh với nhiều tiện ích và ưu đãi hấp dẫn, người sử dụng có thể có thể dùng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thanh toán, hay rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ hoặc các máy rút tiền ATM. Sự sôi động của hình thức thanh toán qua Thẻ ngân hàng chỉ mới rộ lên trong thời gian ngắn khi có sự tham gia hàng loạt các Ngân hàng tham gia và thanh toán.

Trong thời gian đầu mới phát triển hình thức này, các Ngân hàng ra sức giải bài toán đầu tư và phát triển dịch vụ Thẻ không phải là điều dễ dàng, cần có thời gian để nhân viên làm quen với công việc mới, khách hàng quen dần thói quen với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ mới. Tình trạng các Ngân hàng chạy đua với việc lắp đặt máy ATM (Automated Teller Machine) hình thức đang được nhiều ngân hàng phát triển tại các thành phố lớn nhằm giảm tải việc giao dịch bằng tiên mặt quá lớn. Nhưng không phải ngân hàng nào cũng áp dụng được công tác này hiệu quả, chi phí mua máy là 40,000 USD/máy không nặng bằng chi phí vận hành và bảo trì máy. Sacombank – CN ĐBP cũng phải chi bạc tỷ cho Trung tâm Thẻ hoạt động. Việc mở rộng hệ thống ATM cũng giúp cho Chi nhánh có phương tiện để kinh doanh hiệu quả. Ngoài việc lắp đặt hệ thống ATM, Chi nhánh đẩy mạnh công tác lắp đặt hệ thống máy POS (Point Of Sale) ở các trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, khách sạn… tuy nhiên vẫn còn một hạn chế là hiện nay một số hệ thống máy POS chưa kết nối với các hệ thống với các ngân hàng khác, dẫn đến hạn chế cho việc thanh toán của một số thẻ ATM nội địa của các Ngân hàng Việt Nam.

Hệ thống máy POS của toàn Chi nhánh Điện Biên Phủ bao gồm cả 4 PGD trực thuộc là 1,921 máy tăng 14% so với năm 2013. Con số này cho thấy Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh doanh số Thẻ thanh toán tại Ngân hàng lên một con số ổn định.

LOẠI THẺ 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

THẺ GHI NỢ 1224 1374 1576 12.23% 14.71%

THẺ TRẢ TRƯỚC 108 122 137 12.69% 12.75%

THẺ TÍN DỤNG 125 139 165 11.25% 18.65%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP Bảng 2.4: Doanh số Thẻ của Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012

– 2014

Trong năm 2014, Doanh số tất cả các loại thẻ đều tăng qua các năm, Chi nhánh đã ký được nhiều hợp đồng chi lương cho các doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên nhà nước, một số các trường học trọng điểm của quận 10, quận 3…Nên số lượng thẻ ghi nợ trong năm tăng nhanh, tăng 202 thẻ tương đương tăng 14.71% so với năm 2013 và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các loại thẻ. Các loại thẻ trả trước và thẻ tín dụng cũng tăng nhẹ qua các năm. Tính đến ngày 31/12/2014, số lượng thẻ tín dụng đạt 154 thẻ tăng 18.65% so với năm 2013, doanh số thẻ trả trước đạt 137 thẻ, tăng 12.75 % so với năm 2013.

Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014, chính sách tín dụng của trung tâm Thẻ là chủ trương mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh thẻ qua nhiều kênh quảng cáo và nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn: miễn phí thường niên trong năm đầu cho khách hàng, được ưu đãi giảm giá khi mua sắm tại các trung tâm, cửa hàng đối tác liên kết với Sacombank. Hơn nữa, hệ thống liên kết để giao dịch thẻ của các ngân hàng phát triển khá nhanh, chỉ cần dùng thẻ Sacombank KH có thể đến giao dịch hầu hết tất cả các ATM, và các đơn vị chấp nhận thanh toán với mức phí khá ưu đãi.

Hiện tại, máy chấp nhận thẻ của Sacombank chấp nhận thanh toán các loại thẻ quốc tế là Visa, Master, JCB, Union Pay và các loại thẻ tín dụng, thanh toán nội địa của Sacombank, do đó hàng triệu chủ thẻ Visa, Master, JCB, Union Pay trên khắp thế giới và hơn 350,000 chủ thẻ của Sacombank đều tận dụng được tiện ích này.

2.2.1.4 Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C

NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 DOANH SỐ THANH TOÁN BẰNG L/C 90 triệu USD 95 triệu USD 167 triệu USD

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP Bảng 2.5: Tình hình thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) của Ngân hàng Sacombank – CN

ĐBP giai đoạn 2012 – 2014

Tuy chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, nhưng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu khẩu của Sacombank – CN Điện Biên phủ vẫn không ngừng tăng trưởng và CN cũng được biết đến là một trong những đơn vị phát triển mạnh về mảng thanh toán quốc tế trong toàn khu vực Tp.HCM. Năm 2013, doanh số thanh toán bằng L/C đạt 95 triệu USD tăng 5 triệu USD so với năm 2013, tương đương tăng 5.56 %. Sang năm 2014, doanh số thanh toán bằng hình thức này tăng mạnh đạt 167 triệu USD, tăng 72 triệu USD, tương đương tăng 75.79% so với năm 2013. Sự gia tăng đáng kể này, phần lớn sự gia tăng trong doanh số và gia tăng trong giá trị lô hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực y tế như các công ty dược, công ty thuốc sát trùng… và các lĩnh vực khác như sản xuất nhựa, phụ liệu in…

Xét về mặt doanh số cơ cấu, doanh số thanh toán L/C luôn chiếm tỷ trọng cao so với phương thức thanh toán khác. Nguyên nhân, trong thời buổi hiện nay, niềm tin giữa các đối tác doanh nghiệp dành cho nhau hầu như không có, nên việc thanh toán đa phần đều áp dụng theo phương thức thanh toán L/C, để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho 2 bên nhà nhập khẩu cũng như nhà xuất khẩu. Vì phương thức này được xem là phương thức tiên tiến nhất hiện nay, các điều khoản về hàng hóa, và điều khoản về thanh toán được quy định chặt chẽ trong L/C và các tranh chấp nếu có sẽ được giải quyết dựa trên thông lệ quốc tế và các điều luật theo quy định của UCP 600. Nên đa phần trong các hợp đồng ngoại thương người ta thường ưu chuộng và chọn phương thức này, cụ thể doanh số thanh toán bằng L/C tại Chi nhánh ĐBP cao hơn rất nhiều so với doanh số thanh toán nhờ thu và không ngừng tăng trưởng trong từng năm qua. Năm 2014, doanh số thanh toán L/C tăng 75.79 % và đạt 6.3 lần so với phương thức thanh toán nhờ thu, đạt 167 triệu USD cao hơn doanh số thanh toán nhờ thu 6.2 lần.

2.3 Đánh giá thực trạng tình hình TTKDTM tại Sacombank – CN ĐBP

Nhìn chung, trong thời qua công tác TTKDTM tại Sacombank – CN Điện Biên Phủ, đã có những bước phát triển đáng kể. Hình thức thanh toán sử dụng tại CN đa dạng, phong phú, thái độ phục vụ của GDV, chuyên viên tư vấn nhiệt tình chăm sóc khách hàng chu đáo, làm việc cẩn thận, đáp ứng được nhu cầu phần đông của KH, thu hút được hơn nhiều khách hàng mới, góp phần tăng doanh số TTKDTM.

2.3.1 Thuận lợi

- Hệ thống khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển tiên tiến:

Sacombank là một trong những ngân hàng được đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ hiện đại, hệ thống mạng nội bộ được phủ sóng toàn quốc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hệ thống thanh toán nội bộ trong ngân hàng phát triển mạnh hơn so với trước đây, nhiều ứng dụng công nghệ tin học đã được áp dụng trong các nghiệp vụ ngân hàng, thanh toán bù trừ, thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng, thông tin báo cáo phục vụ công tác quản lý và các nghiệp vụ khác.

Các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, chuyển tiền liên ngân hàng được thực hiện tốt và ổn định, Chi nhánh đã thực hiện đúng thời gian quy định về gửi lệnh và nhận lệnh, tiếp nhận và xử lý kịp thời mọi chứng từ điện đi và điện đến xử lý các sai lầm nhanh chóng và hầu như không để xãy ra sai lầm. Cán bộ được đào tào tích cực, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên.

- Biện pháp tuyên truyền các phương tiện thông tin đại chúng:

Tuân thủ và áp dụng đúng các quy định, thông tư, chính sách mà Nhà nước ban hành về hình thức TTKDTM. Nhờ sự tuyên truyền hiệu quả của các Ngân hàng và các cơ quan truyền thông, hình thức TTKDTM ngày càng được phổ biến đang dần trở thành công cụ thiết thực phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng tiến bộ của nhiều người dân. Để thoát khỏi nền kinh tế tiền mặt, mới đây Bộ Tài Chính vừa mới ban hành “ Thông tưsố 09/2015/TT-BTC vào ngày 29/01/2015 hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp, theo quy định của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt”. Thông tư sẽ có hiệu lực kể từ ngày 17/03/2015. Theo thông tư này quy định các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp cần phải sử dụng các hình thức khác như thanh toán bằng séc, thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền hoặc các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác theo quy định của pháp luật

hiện hành. Góp phần đẩy mạnh tỷ trọng hình thức TTKDTM tại Chi nhánh lên một con số phát triển ổn định và bền vững.

2.3.2 Khó khăn

Hình thức TTKDTM ngoài những mặt tích cực, còn tồn tại một số khó khăn như sau:

Việc thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành một thói quen khó thay đổi của người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh điện biên phủ TP HCM​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)