(Tính bình quân/kg)
Chỉ tiêu ĐVT Rau an toàn Rau thƣờng So sánh RAT/Rau TT 1. Giá bán Đồng 8.000,0 7.000,0 1.000,0 2. Tổng chi phí Đồng 5.583,9 4.717,1 866,8 ***
Chi phí đầu vào Đồng 1.325,8 1.319,1 6,8 ***
Chi phí lao động Đồng 4.197,8 3.348,4 849,4 *** Khấu hao Đồng 60,2 49,6 10,6 ** 3. Thu nhập hỗn hợp Đồng 6.674,2 5.680,9 993,2 *** 4. Lợi nhuận Đồng 2.416,1 2.282,9 133,2 ** 5. GO/TC Lần 1,4 1,5 -0,1 6. LN/TC Lần 0,4 0,5 -0,1
(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2020) Ghi chú: ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 5% và 1%.
Cũng nhƣ rau má và hành lá, mức đầu tƣ và lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động sản xuất rau cải an toàn và rau cải thƣờng có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê. Tổng chi phí sản xuất bình quân của rau cải an toàn là 5.583,9 đồng/kg, gấp 1,2 lần chi phí sản xuất rau cải thƣờng. So với sản xuất rau cải thƣờng, sản xuất rau cải an toàn có mức đầu tƣ phân bón hữu cơ, nƣớc tƣới, làm đất và chi phí lao động cao hơn trong khi chi phí phân bón vô cơ và thuốc BVTV lại thấp hơn nhiều (Phụ lục 3.5).
102
Mặc dù rau cải an toàn có tổng chi phí cao hơn nhƣng giá bán cũng cao hơn, trung bình cao hơn 1.000 đồng/kg, nên thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận thu đƣợc từ sản xuất rau cải an toàn cao hơn so với sản xuất rau cải thông thƣờng. Với giá bán hiện nay là 8.000 đồng/kg rau cải an toàn, hộ sản xuất thu đƣợc thu nhập hỗn hợp là 6.674,2 đồng/kg và lợi nhuận là 2.416,1 đồng/kg, cao gấp 1,2 lần thu nhập hỗn hợp và 1,1 lần lợi nhuận của hoạt động sản xuất rau cải thƣờng.
Cũng nhƣ hoạt động sản xuất rau má và hành lá, các chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả chi phí và hiệu quả quy mô của hộ sản xuất rau cải an toàn đều cao hơn so với rau cải thƣờng. Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của hộ sản xuất rau cải an toàn đạt đƣợc khá cao, 91,9%. Sự chênh lệch giữa hộ đạt mức hiệu quả kỹ thuật thấp nhất và cao nhất không lớn, từ 78% đến 100%. Hộ sản xuất rau cải thƣờng có mức hiệu quả kỹ thuật trung bình thấp hơn, 88,5% và khoảng biến động giữa hộ đạt mức hiệu quả kỹ thuật thấp nhất và cao nhất cũng rộng hơn. So sánh tỷ lệ hộ theo mức hiệu quả kỹ thuật cho thấy, tỷ lệ hộ đạt hiệu quả kỹ thuật trên 80% ở sản xuất rau cải an toàn cao hơn nhiều so với sản xuất rau cải thƣờng. Điều này chứng tỏ việc áp dụng đúng quy trình sản xuất đã giúp hộ sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hơn.
Biểu đồ 3.10. Mức độ hiệu quả sản xuất rau cải an toàn
(Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán từ DEAP 2.1)
Hiệu quả chi phí trung bình của hộ sản xuất rau cải an toàn là 80% và rau cải thƣờng là 78,6%. Kết quả này cho thấy, một hộ sản xuất rau cải an toàn có hiệu quả sử dụng chi phí ở mức trung bình trong mẫu quan sát có thể đạt hiệu quả nhƣ hộ có mức hiệu quả chi phí cao nhất thì hộ đó tiết kiệm đƣợc một lƣợng chi phí tƣơng đƣơng
0,70 0,75 0,80 0,85 0,90 0,95 TE AE CE SE 0,919 0,872 0,800 0,936 0,885 0,888 0,786 0,916
103
20,0% mà vẫn giữ nguyên đƣợc mức sản lƣợng đầu ra không thay đổi, trong khi hộ sản xuất rau cải thƣờng có thể tiết kiệm lƣợng chi phí là 21,4%. Mức hiệu quả chi phí trong sản xuất rau cải an toàn cao hơn chứng tỏ hộ sản xuất rau cải an toàn sử dụng chi phí hiệu quả hơn hộ sản xuất rau má thƣờng. Nhƣ vậy, việc nâng cao kiến thức cho hộ trong việc lựa chọn yếu tố đầu vào tƣơng ứng với sự thay đổi của giá từng loại đầu vào đó sẽ góp phần giúp nâng cao hiệu quả.
Kết quả ƣớc lƣợng cũng cho thấy, các hộ sản xuất rau cải đạt hiệu quả quy mô (SE) tƣơng đối cao, 93,6% cho hộ sản xuất rau cải an toàn và 91,6% cho hộ sản xuất rau cải thƣờng, mức biến động giữa hộ đạt hiệu quả quy mô cao nhất và hộ đạt hiệu quả quy mô thấp nhất không lớn. Điều này cho thấy rằng hộ sản xuất rau cải tại tỉnh Thừa Thiên Huế có quy mô sản xuất khá hợp lý.
* So sánh hiệu quả sản xuất rau cải tại huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang
Huyện Phú Vang có diện tích sản xuất rau lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, chiếm 27,4% tổng diện tích sản xuất rau của tỉnh [9]. Hiện nay, huyện Phú Vang đã hình thành vùng sản xuất rau màu chuyên canh tại xã Phú Mậu. Đây đƣợc đánh giá là vùng có điều kiện đất đai thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất rau các loại nhƣ rau cải, rau dền, mồng tơi, trong đó rau cải là loại rau đƣợc sản xuất quanh năm với tỷ trọng lớn. Tuy nhiên đến nay, hoạt động sản xuất rau vẫn thực hiện theo quy trình sản xuất truyền thống, chƣa hình thành vùng sản xuất RAT. Để có căn cứ đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RAT, luận án đã tiến hành so sánh hiệu quả sản xuất rau cải tại huyện Phú Vang và huyện Quảng Điền. Kết quả so sánh hiệu quả sản xuất rau của hai huyện đƣợc thể hiện qua số liệu Bảng 3.19.
Mức đầu tƣ sản xuất rau cải của huyện Quảng Điền cao hơn 213,6 đồng/kg so với huyện Phú Vang, trung bình mức chi phí đầu tƣ sản xuất rau cải thƣờng ở huyện Quảng Điền là 4.717,1 đồng/kg và ở huyện Phú Vang là 4.503,5 đồng/kg. Mức đầu tƣ các yếu tố đầu vào, lao động trong sản xuất rau cải của huyện Quảng Điền đều cao hơn huyện Phú Vang. Cụ thể, chi phí đầu vào cao hơn 123,7 đồng/kg và chi phí lao động cao hơn 88,3 đồng/kg. So với huyện Quảng Điền, năng suất rau trung bình ở huyện Phú Vang cao hơn 26/kg sào. Hầu hết sản phẩm rau cải đều đƣợc thu mua nhằm cung cấp cho các chợ địa phƣơng và chợ đầu mối để đƣa đi tiêu thụ tại các chợ trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nên giá bán rau cải không có sự chênh lệch giữa hai huyện.
104
Tại thời điểm khảo sát, giá rau cải sản xuất theo quy trình thông thƣờng đƣợc hộ sản xuất bán với giá 7.000 đồng/kg. Với giá bán nhƣ vậy, tính trung bình mỗi kg, hộ sản xuất rau ở huyện Phú Vang đạt lợi nhuận là 2.496,5 đồng/kg, cao hơn so với hoạt động sản xuất rau tại huyện Quảng Điền.