Sự cần thiết phát triển sản xuất rauan toàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 31)

PHẦN II TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

PHẦN III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAUAN TOÀN

1.1.2. Sự cần thiết phát triển sản xuất rauan toàn

Sản xuất RAT là yêu cầu cấp bách và cũng là sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội. Đối với ngƣời sản xuất đây là trách nhiệm trƣớc xã hội, là giải pháp đảm bảo tiêu thụ tốt sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng, đồng thời bảo vệ môi trƣờng và duy trì sản xuất bền vững.

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trƣờng gia tăng, nông sản không an toàn do sử dụng quá mức các loại phân bón, thuốc BVTV cũng nhƣ không tuân thủ đúng quy trình sản xuất cùng với yêu cầu của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao, phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn trong đó có sản xuất RAT chính là một trong những xu thế hiện nay. Theo Đào Duy Tâm (2010) việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất đã ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống và làm việc của chính những ngƣời nông dân trực tiếp sản xuất. Hậu quả làm giảm phẩm cấp và chất lƣợng nông sản do tồn dƣ hóa chất BVTV, hàm lƣợng kim loại nặng, hàm lƣợng nitrat (NO3) vƣợt quá ngƣỡng cho phép, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng [49]. Bên cạnh đó, quy mô nhỏ lẻ, manh mún đã ảnh hƣởng đến việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung và xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm. Hệ thống phân phối RAT vẫn chƣa thể chiếm thị phần cũng nhƣ nhận đƣợc sự tin tƣởng của ngƣời tiêu dùng [86]. Đa phần ngƣời tiêu dùng đã nhận thức đƣợc mức độ báo động của sản xuất RAT tại Việt Nam nên những thông tin nhƣ “danh tiếng cửa hàng”, “nhãn mác bao bì”, “có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nƣớc” là những tiêu chí để xét đoán và lựa chọn sản phẩm [34]. Do đó, sản xuất RAT chính là hƣớng đi phù hợp để đảm bảo chất lƣợng, an toàn thực phẩm là yếu tố cốt lõi giúp phát triển sản xuất một cách hiệu quả và bền vững khi ngƣời tiêu dùng đƣợc cho là có xu hƣớng tiêu dùng thông minh.

Ở khía cạnh kinh tế, sản xuất RAT tạo ra những sản phẩm sạch, có giá trị cao và có thể gia tăng lợi nhuận cho các nông hộ dựa trên cơ sở tăng doanh thu và giảm chi phí sản xuất. Điều này đƣợc thể hiện trong nghiên cứu của Ngô Minh Hải và Vũ Quỳnh Hoa (2021) chỉ ra lợi nhuận đạt đƣợc từ sản xuất RAT khá cao [19], báo cáo của Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế cho thấy sản xuất RAT cho hiệu quả cao hơn 5- 7%, lƣợng thuốc BVTV giảm 10-15%, lƣợng phân đạm giảm 10% so với sản xuất rau thông thƣờng [48]. Ở mức độ ngành và nền kinh tế, sản phẩm rau đảm bảo các tiêu

20

chuẩn an toàn thực phẩm sẽ giúp gia nhập thị trƣờng quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo Trần Quốc Toản (2018) trích lại từ VinaCert (2015), tại thị trƣờng phát triển nhƣ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc,… các sản phẩm có chứng nhận GAP có giá cao hơn hẳn so với các sản phẩm thông thƣờng, điều này mang lại doanh thu lớn hơn cho ngƣời sản xuất [56].

Bên cạnh đó, theo Viện Cây lƣơng thực và cây thực phẩm, ở nƣớc ta, sản xuất rau là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao trong các ngành sản xuất nông nghiệp [99]. Phát triển sản xuất RAT đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Tại Việt Nam, trong định hƣớng phát triển sản xuất nông nghiệp theo ngành hàng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ: “Sản xuất rau theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), hữu cơ” [53].

Vì vậy, phát triển sản xuất RAT không chỉ là yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện nay mà còn là cơ hội để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)