.Các nguyên tắc khi tổ chứchoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong phân môn Tập làm văn lớp 5 (Trang 43 - 46)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.1.2 .Các nguyên tắc khi tổ chứchoạt động trải nghiệm

2.1.2.1. Đảm bảo mục tiêu, nội dung bài học

Hoạt động trải nghiệm phải gắn liền với mục tiêu - nội dung của từng bài học. Bất kì một bài hoc nào cũng có mục tiêu đề ra kết hợp với nội dung kiến thức cần tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi, nghiên cứu. Vì vậy khi thiết kế hay tổ chức một hoạt động trải nghiệm cần chú ý tới mục tiêu, nội dung cụ thể của từng bài học để thực hiện hóa kiến thức cần truyền đạt trong mỗi hoạt động. Không phải bài học nào, nội dung nào cũng có thể thiết kế được hoạt động trải nghiệm và cũng không phải bài học nào khi sử dụng hoạt động trải nghiệm cũng mang lại hiệu quả giáo dục cao. Do đó cần phải lựa chọn một cách kĩ lưỡng và chính xác nội dung để thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy phân môn Tập làm văn để đạt hiệu quả mong muốn.

Các kiến thức mà giáo viên muốn học sinh tiếp cận cần phải chính xác, nằm trong chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng. Để từ đó giúp cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, khuyến khích học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh rồi vận dụng kiến thức mới, góp phần tạo hứng thú và tự tin trong học tập phân môn Tập làm văn.

Những hoạt động trải nghiệm không hướng tới mục đích, nội dung bài học sẽ không mang lại hiệu quả giáo dục, làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc học của học sinh. Chính vì thế, khi thiết kế hoạt động trải nghiệm, việc đầu tiên được xác định là mục đích của hoạt động trải nghiệm. Người thết kế xây dựng phải trả lời được câu hỏi: Hoạt động trải nghiệm nhằm truyền tải

44

những kiến thức và rèn luyện cho các em những kĩ năng nào? Để từ đó lựa chọn và thiết kế xây dựng những hoạt động trải nghiệm phù hợp.

2.1.2.2. Đảm bảo hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn,tính khoa học và tính sư phạm

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề gắn với những nội dung cụ thể về bản thân, quê hương đất nước, con người. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống thích ứng và nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc về dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của cong người.

Mỗi hoạt động trải nghiệm được xây dưng và tổ chức trên cơ sở lý thuyết, kiến thức đảm bảo yêu cầu, xây dựng các hoạt động mang tính thực tiễn cao. Những hoạt động này phải gắn liền với yêu cầu của bài học, đảm bảo vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Mỗi hoạt động trải nghiệm giúp học sinh vận dụng những kiến thức vào thực tế hình thành những kĩ năng, năng lực cần thiết trong cộc sống hàng ngày của các em như: Năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.

Mỗi hoạt động trải nghiệm được thiết kế phải khoa học, mang tính sư phạm, là hoạt động bổ ích trong nhà trường tiểu học. Khi giáo viên xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải tuân thủ theo quy trình logic, hợp lý, đảm bảo đạt những hiệu quả cao nhất.

2.1.2.3. Đảm bảo tính chỉnh thế, nhất quán và phát triển liên tục

Các hoạt động trải nghiệm được thiết kế tổ chức thường xuyên, đều đặn với các chủ đề, các mạch kiến thức xuyên suốt trong chương trình tiểu học của mỗi môn học. Học sinh thường xuyên tham gia trải nghiệm các hoạt động

45

thực tế nhằm giúp học sinh được thực hành, củng cố vững chắc từng mạch kiến thức, vận dụng chúng một cách linh hoạt trong cuộc sống.

Mỗi chủ đề, mỗi mạch kiến thức giáo viên cần lựa chọn những hoạt động trải nghiệm phù hợp, đảm bảo sự phát triển liên tục, nâng cao dần những yêu cầu qua từng hoạt động của từng lớp.

2.1.2.4. Đảm bảo tính khả thi

Giáo viên thiết kế, lựa chọn những hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp, trường,của từng cá nhân học sinh và từng gia đình học sinh. Không thiết kế hay lựa chọn tổ chức những hoạt động trải nghiệm quá tốn kém đối với điều kiện kinh tế của nhà trường và gia đình học sinh. Không nên lựa chọn những hoạt động quá tốn thời gian gây ảnh hưởng tới quá trình học tập, sức khỏe của học sinh. Lựa chọn những hoạt động mang tính khả thi cao, dễ thực hiện, được sự ủng hộ, hưởng ứng từ phía gia đình, nhà trường và địa phương.

2.1.2.5. Đảm bảo sự phù hợp với khả năng của học sinh lớp 5

Học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức. Hoạt động trải nghiệm tổ chức nhằm giúp học sinh học tập một cách tự giác, tích cực,chủ động, sáng tạo. Một trong những động cơ kích thích sự tự giác, tích cực của các em là hứng thú, là niềm yêu thích. Chính vì thế, khi giáo viên xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm dựa trên nhu cầu và mong muốn của học sinh. Học sinh được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm mà các em yêu thích sễ giúp hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất, đảm bảo được mục đích của việc tổ chức. Tránh việc tổ chức mang tính hình thức, bắt ép học sinh phải tham gia. Như vậy việc tổ chức không những không phát huy được tác dụng mà còn phản tác dụng, mang lại những kết quả không tốt. Gây tốn kém, mất thời gian của cả giáo viên và học sinh .

2.1.2.6. Đảm bảo tính cân đối giữa hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể, hoạt động trong lớp và ngoài lớp, hoạt động trong nhà trường và ngoài nhà trường

46

Mỗi hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các nhiệm vụ khác nhau: Nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ nhóm, nhiệm vụ tập thể… tạo cơ hội để học sinh huy động kiến thức, kĩ năng, động cơ, ý chí và các kinh nghiệm đã có để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, kiến tạo nên kinh nghiệm mới, kĩ năng mới và rèn luyện phẩm chất, năng lực cho chính mình.

Vì thế, khi thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần thiết kế các hoạt động với những nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, nhóm, tập thể học sinh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của hoạt động.

2.1.2.7.Đảm bảo sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức

Có rất nhiều các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm dành co học sinh ở lứa tuổi tiểu học. Một hình thức tổ chức ddowcj thực hiện một cahs lặp lại liên tục trong các tiết học sẽ khiến học sinh cảm thấy nhàm chán. Vì thế mà hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm không còn giúp học sinh có thái độ tích cực, chủ động, khiến các em không còn hứng thú với bài học. Giáo viên cần lựa chọn và sử dụng luân phiên các hoạt động trải nghiệm khác nhau sự đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm sẽ kích thích sự hào hứng, chủ động của các em trong quá trình nhận thức.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong phân môn Tập làm văn lớp 5 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)