1 .Tính cấp thiết của đề tài
2.1.3 .Quy trình thiết kế hoạtđộng trải nghiệm
2.2. Thiết kế một số hoạtđộng trải nghiệmtrong phân môn Tập làm
2.2.3. Hoạtđộng trải nghiệm gắn với mục tiêu Giáo dục địa phương
* Được sự quan tâm của UBND xã Hùng Tiến cùng các ban ngành đoàn thể luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS Hùng Tiến được giao lưu học hỏi. Bên cạnh đó UBND xã Hùng Tiến cùng các ban ngành đoàn thể cũng đặt ra những mục tiêu nhất định để trường có thể hướng tới:
- Giáo dục bồi dưỡng chohọc sinh về tình cảm yêu mến đối với quê hương và mong muốn giữ gìn di sản văn hóa, truyền thống của quê hương.
- Giáo dục cho học sinh những phẩm chất, năng lực: Yêu thương con người, trách nhiệm, chính trực, sống văn minh.
- Giáo dục cho học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội, không nghe theo những lời dụ dỗ của bọn phản động bán nước.
75
- Giáo dục cho học sinh biết rõ về bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình, yêu thương, sống có hiếu với bố mẹ.
HOẠT ĐỘNG: EM LÀ HỌA SĨ TÀI BA I. Mục tiêu:
- Bồi dưỡng tình cảm và niềm tự hào về quê hương.
- Giúp học sinh có thái độ tích cực và sâu sắc khi viết văn tả cảnh, đặc biệt là tả cảnh quê hương.
- Tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu sản phẩm hội họa của bản thân, rèn sự tự tin khi thuyết trình ,ngôn ngữ giao tiếp.
II. Chuẩn bị
- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 5A - Địa điểm: Trong lớp học
- Thời gian: 35 phút.
- Gv yêu cầu học sinh mỗi bạn chuẩn bị một bức tranh về khung cảnh quê hương em: đồi núi, cánh đồng, bãi ngô, trường học....
- Chuẩn bị cuộn dây, kẹp giấy để hs treo tranh của mình lên. - Nhạc không lời tạo không khí triển lãm.
III. Tiến hành:
1. Hát/ nghe hát bài : Việt Nam quê hương tôi.
- Gv mở video bài hát "Việt Nam quê hương tôi" của nhạc sĩ Đỗ Thuận có trình chiếu lời bài hát để học sinh cùng hát và cảm nhận tình yêu đất nước tốt hơn.
- Thảo luận về nội dung bài hát:
+ Em đã nhìn thấy gì trong phong cảnh bài hát + Cảm xúc của em như thế nào khi nghe bài hát này.
2. Tham quan phòng tranh
- Gv mở nhạc không lời cho học sinh lần lượt treo bức tranh mình lên tường.
- Gv cho cả lớp xếp thành hàng đôi ngoài cửa lớp học, có thể tạo thành một số nhóm vào lớp, nhóm này cách nhóm kia khoảng 30 giây. Gv dặn học
76
sinh đi chậm rãi, giữ yên lặng khi vào lớp( nếu muốn trao đổi thì nói nhỏ vào tai bạn) và quan sát kĩ các bức tranh, nhớ thông tin của các bức tranh càng nhiều càng tốt.
- Gv cho các nhóm vào chỗ ngồi và gọi một vài bạn thuyết trình về bức tranh của mình ( vẽ ở đâu, sao em lại chọn phong cảnh đó để vẽ, ý nghĩa của bức tranh đó).
- Gv cho học sinh thảo luận một số câu hỏi:
+ Các em cảm nhận như thế nào khi quan sát các bức tranh? + Các em nhớ được những bức tranh nào?
+ Em thích nhất phần trình bày cuả bạn nào? Vì sao?
+ Sự yên tĩnh và âm nhạc nhẹ nhàng cho các em cảm giác gì? + Người đi tham quan phòng tranh cần có hành vi như thế nào? - Gv nhận xét hoạt động và kết luận
- Đánh giá kết quả của hoạt động:
+ Học sinh thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước.
+ Học sinh tự tin, mạnh dạn hơn biết chia sẻ với bạn bè thầy cô hơn. + Rèn cho học sinh năng lực quan sát tỉ mỉ, cẩn thận. Biết sử dụng ngôn từ miêu tả chính xác và cảm xúc.
HOẠT ĐỘNG: MỜI BẠN ĐẾN THĂM NGÔI LÀNG CỦA TỚ! I. Mục tiêu:
- Học sinh được tìm hiểu về di tích lịch sử/văn hóa ở địa phương mình. - Giáo dụchọc sinh tình cảm yêu mến đối với quê hương và mong muốn giữ gìn di sản văn hóa, truyền thống của quê hương.
- Nâng cao vốn từ, vốn hiểu biết của học sinh về phong cảnh, con người quê hương giúp các em viết văn thêm sinh động và hấp dẫn.
II. Chuẩn bị:
- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 5A - Địa điểm: Xã Hùng Tiến
- Thời gian: 8h00p đến 10h30p..
77
- Bài thuyết trình cho từng địa điểm, câu hỏi để phỏng vấn người dân địa phương.
- Đồng phục lớp, mũ...
III. Cách tiến hành
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một di tích/văn hóa ở gần nơi em sống
- Giáo viên yêu cầu học sinh đến tham quan di tích, quan sát kĩ từ bên ngoài, tổngthể đến quan sát bên trong di tích và ghi chép lại các thông tin thu thập được. Ví dụ:giáo viên có thể hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu và ghi chép lại các thông tin chủ yếu như: tên gọi di tích, thời điểm được công nhận là di tích, di tích nằm cạnh những công trình nào, tiếp giáp với những đâu, di tích có những bộ phận nào, em nhận thấy ở di tích có điều gì bí ẩn, thú vị…
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh ghi chép lại những thông tin đã tìm kiếm được để chia sẻ lại cho bạn bè ở trong lớp.
2. Hoạt động 2: Phỏng vấn một người dân địa phương để tìm hiểu về di tích lịch sử/văn hóa ở gần nơi em sống
- Để có được thông tin chi tiết và hiểu sâu thêm về di tích lịch sử, văn hóa thì học sinh cần phải tìm kiếm thông tin và sự giải thích, thuyết minh từ những người am hiểu về di tích đó. Phỏng vấn là phương pháp điều tra thông tin rất phổ biến và hữu ích trong học tập. Vì vậy, giáo viên cần lập kế hoạch và hướng dẫn để học sinh tiến hành phỏng vấn những người dân trong vùng nhằm thu thập thông tin mình muốn biết. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh rà soát tình hình thực tế để chọn được nhân vật thích hợp cho phỏng vấn (người phụ trách quản lí di tích, người cao tuổi, người dân sống gần di tích, nhà nghiên cứu…).
- Giáo viên phải trao đổi với học sinh để hướng dẫn các em đề ra được đề cương phỏng vấn, tư vấn cho các em những câu hỏi thú vị, cần thiết…
- Cần hướng dẫn Hs ghi chép thật cẩn thận những thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn theo bảng sau:
78
BẢNG THÔNG TIN THU NHẬN ĐƯỢC TỪ PHỎNG VẤN
Người được phỏng vấn Thời gian phỏng vấn Địa điểm phỏng vấn Câu hỏi phỏng vấn
Thông tin thu nhận được
3. Hoạt động 3: Thiết kế một tờ quảng cáo để quảng bá du lịch cho di tích lịchsử/văn hóa ở gần nơi em sống
- Đây là hoạt động có tính chất tổng kết lại các hoạt động đã tiến hành. Trong hoạt động này, GV sẽ hướng dẫn HS huy động toàn bộ tri thức, trải nghiệm có được về di tích để tạo ra tờ quảng cáo cho du lịch địa phương
- Đây là công việc tốn nhiều thời gian và công sức vì vậy GV cần tổ chức HS thành các nhóm, cho học sinh thảo luận phân công các nhóm phụ trách những công việc khác nhau như nhóm chỉnh lí thông tin, nhóm chuẩn bị giấy, nhóm thiết kế…
- Những tờ quảng cáo sau khi làmxongcó thể đem treo ở lớp hoặc đem tặng cho ban quản lí di tích ở địa phương.
HOẠT ĐỘNG: CHÂN DUNG CẢM XÚC TRONG TÔI I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được mình thường ở trạng thái cảm xúc nào và biết điều chỉnh cảm xúc bản thân theo hướng tích cực.
- Hình thành các phẩm chất và năng lực: yêu thương con người, trách nhiệm, năng lực giải quyết vấn đề của cá nhân.
- Giúp học sinh nhận diện các cảm xúc và nguyên nhân của các cảm xúc. - trang bị cho học sinh một số biện pháp đơn giản để kiểm sóat cảm xúc tiêu cực trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.
II. chuẩn bị:
- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 5A - Địa điểm: Trong lớp học
- Thời gian: 35 phút.
- Giấy A4, 6 tờ giấy A0 cho cả lớp - Các bức tranh gương mặt cảm xúc
79
III. Tiến hành:
1. Trò chơi đóng băng cảm xúc
- Gv cho một học sinh lên làm quản trò, 2 bạn làm quan sát viên
- Gv phổ biến luật chơi: Khi bạn quản trò nói ra từ chỉ cảm xúc nào thì cả lớp thể hiện cảm xúc đó qua nét mặt, miệng và điệu bộ cơ thể( nếu có thể).
- 2 bạn quan sát viên có nhiệm vụ đứng phía trên lớp để quan sát các bạn xem ai làm tốt, ai chưa làm được....
- Bạn quản trò hô: "Chú ý! Buồn - đóng băng", tất cả học sinh cần thể hiện gương mặt buồn và giữ nguyên trạng thái cảm xúc đó. Quản trò lần lượt thay đổi câu lệnh với các cảm xúc khác như: Vui - đóng băng, tức giận - đóng băng,....
- Chú ý: Sau khi hô từ chỉ cảm xúc (vui, buồn, tức giận,...) quản trò cần dừng lại vài giây để các bạn có đủ thời gian thể hiện cảm xúc đó, sau đó mới hô tiếp " đóng băng".
- Sau mỗi lệnh, quan sát viên và giáo viên tìm ra 2 học sinh thực hiện tốt nhất để lên làm quan sát viên thay cho 2 quan sát viên cũ, đồng thời cũng tìm ra những ai chưa thực hiện đúng cảm xúc. Những ai không thực hiện đúng sẽ bị " phạt". Hình phạt do cả lớp quy định.
- Kết thúc trò chơi, giáo viên ỏi học sinh cảm thấy như thế nào về sự căng hay thư giãn của cơ mặt khi học sinh biểu đạt các cảm xúc. Gọi một vài học sinh trả lời.
- Gv tổng kết, chỉ ra sự ảnh hưởng của cảm xúc đến cơ thể.
2. Kiểm soát cảm xúc
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 đến 6 học sinh. Yêu cầu các nhóm thảo luận về các nội dung sau:
+ Khi buồn, em nên làm gì để bớt buồn hơn? + Khi tức giận em làm gì để mình bớt tức giận?
( Các nhóm sử dụng phương pháp '' Khăn chải bàn" để ghi lại kết quả của các thành viên và sự thống nhất của nhóm).
80
- Giáo viên nhận xét, tổng kết, đặc biệt nhấn mạnh nội dung: Làm gì để vượt qua, kiềm chế cảm xúc tiêu cực ( buồn, tức giận....). Giáo viên chốt các ý sau đây:
+ Khi em thấy buồn, em cần nghĩ đến việc mình phải thoát ra khỏi cảm xúc đó. Sau đó em sẽ tìm cách để mình nguôi ngoai:
Em có thể chia sẻ với bố mẹ
Nói chuyện với bạn, nghe nhạc
Tập thể dục... Em chọn cách phù hợp với mình.
+ Khi em thấy bực tức, thường em sẽ thấy nhịp thở trở nên gấp gáp hơn. Nếu lúc đó, em hít một hơi thở sâu và sau đó thở ra từ từ, làm vài nhịp như vậy, sâu đó giữ hơi thở đều đều, ....sự bực tức sẽ giảm bớt đi.
+ Khi em tức giận một người bạn nào đó, thường em sẽ chỉ nghĩ đến điều mà người ấy làm cho mình tức giận. Cách để kiểm soát cảm xúc này là:
Em cần cố gắng không nghĩ đến điều mang lại sự tức giận cho mình
Hãy cố gắng nghĩ về điều tích cực ở người bạn đó
Những việc tốt mà bạn làm cho mọi người và cho chính mình.
4. Suy nghĩ tích cực về mọi người
- Gv trao đổi với học sinh thế nào là suy nghĩ tích cực và ý nghĩa của suy nghĩ tích cực.
+ Suy nghĩ tích cực là: luôn nhìn thấy mặt tích cực ở người khác, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, luôn tìm thấy cách giải quyết vấn đề hợp lí.
+ Suy nghĩ tích cực về mọi người và về mọi sự việc sảy ra sẽ giúp chúng ta sống vui vẻ hơn và điều chỉnh được cảm xúc của mình theo hướng tốt đẹp hơn.
- GV cho lớp hoạt động theo cặp: Yêu cầu học sinh hãy nói ra hai điểm tích cực của bạn cùng cặp với mình, sau đó đổi cặp và tiếp tục thực hiện hoạt
81
động này. Sau 5 lần thay đổi cặp đôi, mỗi học sinh nhận được 10 ý kiến tích cực từ các bạn( có thể có ý kiến trùng nhau)
- Gv yêu cầu mỗi học sinh viết lại vào giấy ý kiến của các bạn về mình sau đó tự suy nghĩ xem mình có vui khi được các bạn khen không và mình nên làm gì để hoàn thiện hơn.
- Gv nêu câu hỏi cho cả lớp:
+ Em có vui và hạnh phúc khi nhận được nhiều lời khen của bạn không?
+ Tính nết của mỗi người chúng ta có giống nhau không? + Chúng ta nên ứng xử thế nào với sự khác biệt?
( GV gọi một số học sinh trả lời. GV nhận xét, tổng kết: Mỗi người chúng ta đều khác nhau nhưng nếu biết chấp nhận sự khác biệt, cuộc sống của chúng ta sẽ thú vị hơn và bớt sự căng thẳng không cần thiết).
- GV dặn học sinh lưu lại tờ giấy ý kiến của các bạn về mình để bổ sung vào tập hồ sơ cá nhân.
HOẠT ĐỘNG: NÓI LỜI YÊU THƯƠNG I. Mục tiêu:
- Rèn cho học sinh biết nói lời yêu thương đến người thân trong gia đình mình.
- Mở rộng vốn từ, khắc sâu tình cảm từ đó giúp học sinh khi viết văn tả người thân trong gia đình các em sẽ biết thể hiện tình cảm và viết văn sâu sắc tinh tế hơn.
- Cho học sinh thấy được việc nói lời yêu thương cũng là một trách nhiệm trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 5A - Địa điểm: Trong lớp học
- Thời gian: 35 phút.
- Các video/ clip, hình ảnh về nói lời yêu thương trong gia đình. - Những hộp thư nhỏ.
82
III. Tiến hành:
1. Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát và lắng nghe:
- Các hình ảnh về cử chỉ yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. - Các câu nói, lời chào và cách chào hỏi với các thành viên trong gia đình
- Các video/ clip về nói lời yêu thương trong gia đình.
2. Trao đổi với học sinh:
- Các em cảm nhận như thế nào khi quan sát và lắng nghe những lời nói, cử chỉ thể hiện yêu thương?
- Làm thế nào để làm tốt việc nói lời yêu thương hàng ngày giữa các thành viên trong gia đình?
3. GV tổ chức cho lớp được thức thực hành sắm vai " nói lời yêu thương" với những thành viên trong gia đình:
- Gv chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 bạn. Hs trong nhóm phân vai, mỗi học sinh đóng vai một thành viên trong gia đình: Bố, mẹ, ông, bà, con. Hs đóng vai con sẽ nói lời yêu thương với các thành viên còn lại. Các thành viên đổi vai cho nhau để đảm bảo mỗi học sinh đều được đóng vai con. Học sinh chú ý về thái độ, hành vi biểu cảm, cảm xúc,...
4. Rút ra ý nghĩa giá trị của yêu thương
- Em cảm thấy như thế nào khi được thực hành nói lời yêu thương với các thành viên trong gia đình?
- Em sẽ làm những gì để thể hiện tình cảm yêu thương với các thành viên trong gia đình?
* Đánh giá sau hoạt động:
- Thông qua hoạt động các em biết mình cần phải thương yêu bố mẹ, gia đình mình nhiều hơn. Sống có trách nhiệm với gia đình.
- Học sinh biết cảm thông chia sẻ, gắn kết với những người thân trong gia đình cũng như mọi người ngoài xã hội.
83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Thông qua kết quả chương 2 cho phép chúng tôi kết luận như sau:
Để thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5. Từ đó, giáo viên mới có thể xây dựng được hoạt động có hiệu quả.
Bên cạnh đó, quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cần đảm bảo các nguyên tắc, các bướcxây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm và những