Hoạtđộng trải nghiệm gắn với các kiểu bài Tập làm văn lớp 5

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong phân môn Tập làm văn lớp 5 (Trang 53 - 64)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.1.3 .Quy trình thiết kế hoạtđộng trải nghiệm

2.2. Thiết kế một số hoạtđộng trải nghiệmtrong phân môn Tập làm

2.2.1. Hoạtđộng trải nghiệm gắn với các kiểu bài Tập làm văn lớp 5

2.2.1.1. Hoạt động trải nghiệm gắn với kiểu bài miêu tả

Với hoạt động dạy học trải nghiệm gắn với kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn giúp học sinh:

- Được bồi dưỡng tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam.

- Biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn.

- Trau dồi thêm nhiều kiến thức, câu từ thêm tinh tế, sinh động và thể hiện được rõ cảm xúc khi viết văn miêu tả.

HOẠT ĐỘNG: TRÒ CHƠI "NHÌN HÀNH ĐỘNG ĐOÁN TÊN HÌNH"

Hoạt động được thực hiện trong bài học “ Luyện tập tả người”.

I. Mục tiêu:

- Rèn kỹ năng huy động vốn từ nhanh. - Rèn luyện kỹ năng truyền thông hiệu quả.

- Khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn từ tả người cho học sinh.

II. Chuẩn bị:

- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 5A - Địa điểm: Trong lớp học

54

- 10 bức ảnh có hình ảnh về hình dáng, hành động, bộ phận trên cơ thể người.

- Phần thưởng( hoa, kẹo, vở, bút...)

III. Tiến hành:

- GV mời lần lượt từng cặp đôi lên bảng để chơi trò chơi, một bạn đoán hình bạn còn lại mô tả hành động. Nếu bạn đoán hình đoán sai sẽ nhường quyền trả lời cho các bạn dưới lớp. Sau đó, gọi các cặp đôi khác lần lượt thực hiện như cặp đầu tiên ( 6 cặp chơi trò chơi).

- GV gọi một bạn quản trò lên điều khiển trò chơi, một thư kí phát phần thưởng và phạt những bạn chơi chưa đoán được ( múa, hát..). GV quan sát, hướng dẫn và quản lớp.

- Kết thúc trò chơi GV cho học sinh quan sát tranh và dùng lời để miêu tả hình vẽ trong tranh.

* Đánh giá kết quả sau hoạt động:

- Sau khi kết thúc hoạt động HS sẽ phát triển và biết được nhiều các từ ngữ để tả người( hình dáng, hoạt động của con người) từ bạn bè.

- HS được thoải mái vui chơi và củng cố kiến thức sau giờ học căng thẳng.

HOẠT ĐỘNG: TRIỂN LÃM TRANH PHONG CẢNH ĐẤT NƯỚC

Hoạt động được thực hiện trong bài học “ Luyện tập tả cảnh”.

I. Mục tiêu:

- Hình thành và phát triển năng lực quan sát, cảm thụ cái đẹp. tham gia và tổ chức hoạt động.

- Yêu và tự hào về quê hương đất nước.

- Biết nêu nhận xét và cảm nghĩ của bản thân về những quang cảnh của đất nước.

II. Chuẩn bị:

- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 5A - Địa điểm: Trong lớp học

55

- GV: Ít nhất 10 tranh ảnh/ slide các cảnh đẹp trên mọi miền đất nước Việt Nam.

- HS: Giấy vẽ, bút chì, bút màu các loại….

III. Cách tiến hành:

a. Hoạt động 1: Tham quan “ triển lãm ảnh”

- GV: Đưa ra 10 bức tranh và cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: + Em có cảm xúc gì khi quan sát những cảnh đẹp cuả đất nước trong “ Triển lãm ảnh” trên?

+ Em đã đi tham quan viện bảo tàng hay triển lãm tranh ảnh nào chưa? Nếu có em hãy viết tên viện bảo tàng hoặc triển lãm tranh ảnh đó.

b. Hoạt động 2: Lên ý tưởng cho bức tranh tham gia triển lãm.

- HS : Làm theo yêu cầu của GV trong phiếu học tập.

+ Yêu cầu các em xác định thông tin chính về sản phẩm hội họa của mình sẽ thực hiện bằng cách đánh dấu X vào cột phù hợp với lựa chọn của mình.

STT Nội dung tranh Hình thức thể hiện

Vẽ Xé dán

1 Tranh phong cảnh rừng núi 2 Tranh phong cảnh biển 3 Tranh phong cảnh sông hồ

56

4 Tranh phong cảnh đô thị 5 Tranh phong cảnh nông thôn

6 Tranh về hoạt động lao động sản xuất 7 Tranh về nơi em sinh ra

8 Khác ( ghi rõ)………...

+ Thông điệp của bức tranh là gì?... - GV: Mời một vài bạn trình bày ý tưởng cho các sản phẩm hội họa của mình.

c. Hoạt động 3: Vẽ/ xé dán tranh. - GV: Hướng dẫn học sinh:

+ Chuẩn bị các nguyên liệu để hoàn thành sản phẩm theo hình thức mình đã lựa chọn.

+ Đặt tên cho bức tranh mình đã vẽ/ xé dán.

+ Lưu ý học sinh chú ý đến sự hài hòa màu sắc, bố cục của bức tranh…. - Yêu cầu học sinh phác họa và hoàn thiện bức tranh mà mình định vẽ /xé dán.

d. Hoạt động 4: Lên ý tưởng sắp xếp các bức tranh cho triển lãm của lớp. - HS:

+ Xác định lớp mình sẽ có bao nhiêu bức tranh? Có bao nhiêu loại bức tranh được vẽ/ xé dán?

+ Suy nghĩ cách phân loại bức tranh, nêu ý tưởng của mình rồi cùng các bạn sắp xếp tranh cho triển lãm của lớp.

e. Hoạt động 5: Đánh giá kết quả hoạt động.

Học sinh tự đánh giá những điều em đã học được khi thực hiện hoạt động trải nghiệm trên qua bảng sau:

57 STT ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC Ý KIẾN CỦA EM Đúng Không Chưa đúng 1 Em cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước ta qua các bức ảnh. 2

Em thể hiện được tình yêu với quê hương đất nước thông qua tranh vẽ/ xé dán.

3 Em thêm yêu và tự hào về quê hương đất nước.

4

Em ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước.

5 Những ý kiến khác:

...

2.2.1.2. Hoạt động trải nghiệm gắn với kiểu bài nói viết, phục vụ cuộc sống hàng ngày

- Kiểu bài nói, viết phục vụ cuộc sống hàng ngày bao gồm: + Viết báo cáo thống kê

+ Viết đơn

+ Thuyết trình, tranh luận

+ Làm biên bản ( cuộc họp, một vụ việc,...) + Lập chương trình hoạt động

+ Văn kể chuyện

Những hoạt động trải nghiệm gắn với kiểu bài nói viết, phục vụ cuộc sống hàng ngày trong phân môn Tập làm văn phần nào giúp các em học sinh:

- Biết lựa chọn giải pháp phù hợp với một số vấn đề xã hội và giải quyết được một số vấn đề đơn giản.

58

- Bước đầu có được kĩ năng tuyên truyền những vấn đề xã hội.

- Thể hiện được sự tự giác, nỗ lực trong học tập, biết khắc phục khó khăn để thực hiện kế hoạch đặt ra....

HOẠT ĐỘNG: THỐNG KÊ SỐ HỌC SINH TOÀN TRƯỜNG

Hoạt động được thực hiện trong bài học “ Luyện tập làm báo cáo thống kê”.

I. Mục tiêu:

- Biết thống kê các số liệu đơn giản gắn với các số liệu về học sinh trong từng lớp, từng khối.

- Khắcsâu cách trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng. - Rèn kĩ năng tự tin, trách nhiệm khi làm việc nhóm.

II. Chuẩn bị.

- Quy mô: Toàn thể khối lớp học - Địa điểm: Trong lớp học

- Thời gian: 2 tuần.

- Bảng thống kê mẫu khối 1( Các khối khác tương tự):

BẢNG THỐNG KÊ SỐ HỌC SINH KHỐI LỚP 1

Khối 1 Tổng số HS HS nam HS nữ HS xóm Chỉ HS xóm Bái HS Suối Kho HS Ba Bị 1A 1B 1C

- Bút dạ, giấy A2 cho học sinh.

III. Tiến hành:

- Trong Tiết 4: Luyện tập làm báo cáo thống kê ( tuần 2) Gv hướng dẫn học sinh cách kẻ bảng theo mẫu.

59

- Chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm phụ trách một khối lớp học: Nhóm 1- khối 1, nhóm 2 - khối 2, nhóm 3 - khối 3, nhóm 4 - khối 4, nhóm 5 - khối 5.

- Gv yêu cầu học sinh trình bày bảng thống kê trong tiết 9 : Luyện tập làm báo cáo thống kê ( tuần 5).

- Gv nhận xét, khen thưởng và yêu cầu học sinh nêu những điều đã học được khi thực hiện hoạt động.

- Đánh giá kết quả:

+ Các em rất hào hứng khi nhận được nhiệm vụ được giao. Thể hiện được tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong nhóm.

+ Thông qua hoạt động này sẽ giúp học sinh gắn kết và tự tin khi giao tiếp hơn với các bạn, thầy cô trong trường.

HOẠT ĐỘNG: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Hoạt động được thực hiện trong bài học “ Luyện tập làm đơn”.

I. Mục tiêu:

- Củng cố cách trình bày một đơn từ cho học sinh.

- Rèn kĩ năng tự tin, sáng tạo khi HS giải quyết tình huống. - Nâng cao ý thức, trách nhiệm khi hợp tác nhóm.

- Giúp học sinh học được nhiều bài học quý giá sau mỗi tình huống.

II. Chuẩn bị:

- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 5A - Địa điểm: Trong lớp học

- Thời gian: 15 phút.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và chuẩn bị những lá thăm tình huống và mời đại diện từng nhóm lên bốc thăm.

+ Tình huống: Hôm nay bạn Hương bị ốm nên em đã viết đơn xin phép nghỉ học và nhờ bố mẹ mang đến lớp gửi cô nhưng Hương không biết viết đơn sao cho đúng. Các em hãy giúp bạn Hương viết đơn xin phép nghỉ học

+ Tình huống: Tháng sau gia đình Lan chuyển đến một ngôi nhà mới cách khá xa trường học của Lan. Bố mẹ muốn Lan chuyển trường. Các em

60

hãy giúp Lan viết đơn xin chuyển trường nhé.

+ Tình huống: Nơi em sống có một con dòng suối chảy qua. Gần đây, có một số người dùng thuốc nổ đánh bắt cá, làm cá chết nhiều và gây nguy hiểm cho người qua lại. Em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn gửi UBND đề nghị ngăn chặn việc làm trên để bảo vệ đàn cá và bảo đảm an toàn nhân dân.

+ Tình huống: Trong xóm em có một số người dân vô ý thức xả rác bừa bãi ra đường gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường. Em hãy viết đơn gửi công an xã đề nghị có hình phạt thích đáng cho những gia đình xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định.

- GV chuẩn bị giấy A2 và bút dạ cho từng nhóm.

III. Tiến hành:

- Gv chia lớp thành 4 nhóm và mời đại diện từng nhóm lên bốc thăm. - Gv cho Hs tham khảo một số đơn từ và yêu cầu hs nêu lại các bước khi làm đơn về một việc nào đó.

- Cho Hs thảo luận nhóm và làm đơn vào giấy A2 đã được chuẩn bị sẵn. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm.

- Hs tự phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm và thực hiện nghiêm túc.

- HS thảo luận trong vòng 15 phút. Sau đó từng đại diện mỗi nhóm lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe bổ sung.

- GV nhận xét, khen thưởng các nhóm.

HOẠT ĐỘNG: CUỘC THI "AI NÓI GIỎI, NÓI HAY"

Hoạt động được thực hiện trong bài học “ Luyện tập thuyết trình, tranh luận”.

I. Mục tiêu:

- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi.

- Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.

- Biết trình bày, diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.

61

II. Chuẩn bị:

- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 5A - Địa điểm: Trong lớp học

- Thời gian: 15 phút.

- GV chuẩn bị một số tình huống có hình ảnh kèm theo để học sinh trình bày và giải quyết vấn đề.

- Đọc và nêu ý kiến của bản thân trong các tình huống dưới đây và giải thích vì sao:

+Khi đi xe đạp trên đường em cần phải làm gì ?

a) Luôn đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên phải.

b) Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc phải quan sát thật an toàn mới đi.

c) Khi muốn đổi hướng rẽ phải, rẽ trái phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.

+ Theo em trong các cách ứng phó nào dưới đây, cách ứng phó nào là tích cực khi bị căng thẳng?

b. Đi chơi điện tử. c. Chơi thể thao. d. Trốn học, bỏ học. e. Nghe nhạc.

+ Khi gặp họa hoạn mà em đang bị kẹt ở trong nhà, em cần phải làm gì để thoát hiểm?

a. Để tránh bị ngạt vì khói cần bịt khăn ướt lên mũi, miệng, di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đât, khoác thêm một chiếc chăn ướt được nhúng nước.

b. Khóc ầm lên và chờ người đến cứu.

+ Những việc em nên làm khi bạn em có quyết định sai lầm:

a. Phân tích những hậu quả với bạn khi bạn có quyết định sai lầm. b. Im lặng vì đó là quyết định của bạn, không liên quan đến mình. c. Cười đắc ý vì sự dại dột của bạn.

62

d. Nhờ người lớn ngăn chặn việc làm sai lầm của bạn..

- Chuẩn bị bông hoa cho những bạn thuyết trình và phản biện xuất sắc.

III. Tiến hành:

- Gv gọi một bạn lên điều khiển và dẫn chương trình cho cuộc thi. 3 bạn lên làm ban giám khảo chấm thi.

- Trên tinh thần tự nguyện tham gia thi người dẫn chương trình gọi 4 bạn tham gia thi. 4 bạn phải chú ý quan sát lên những tình huống suy nghĩ và trình bày ý kiến của bản thân trước mỗi tình huống đưa ra. Những bạn còn lại có quyền đồng tình hay phản bác theo suy luận của mình.

- Dưới lớp theo dõi và trình bày cách giải quyết vào nháp Gv sẽ thu và nhận xét.

- Gv theo dõi và quản lớp.

- Cuối phần thi tổng kết điểm và trao giải cho bạn có điểm cao nhất - Những bạn còn lại được khen thưởng từ tràng pháo tay của cả lớp.

HOẠT ĐỘNG : TRÒ CHƠI "Ô CỬA BÍ MẬT"

Hoạt động được thực hiện trong bài học “ Ôn tập về tả con vật”.

I. Mục tiêu :

Giúp học sinh:

- Phát triển vốn từ ngữ miêu tả con vật, đặc biệt là các từ miêu tả về hoạt động thường xuyên của con vật.

- Phát triển kĩ năng trình bày của học sinh.

II. Chuẩn bị:

- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 5A - Địa điểm: Trong lớp học

- Thời gian: 15 phút.

- Một bộ ảnh chụp con vật ở các tư thế hoạt động khác nhau có đánh số từ 1 đến hết số ảnh chuẩn bị được.

63

III. Tiến hành:

- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng tham gia trò chơi (khuyến khích học sinh xung phong). Học sinh được gọi lên chọn một số bất kì trên bảng phụ. Sau đó giáo viên (hoặc cử một học sinh khác) dán bức ảnh có số tương ứng lên bảng, người chơi có nhiệm vụ miêu tả về hoạt động của con vật trong ảnh (từ 2-3 câu).

- Giáo viên gọi tiếp một số học sinh khác tham gia trò chơi (số lượng phụ thuộc vào thời gian dành cho trò chơi).

- Khi trò chơi kết thúc, giáo viên và cả lớp bình chọn người chơi miêu tả hay nhất.

- Học sinh nào có số phiếu bình chọn nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.

* Lưu ý: Giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi bằng cách chia số học sinh trong lớp thành 3 dãy thi đua với nhau.

HOẠT ĐỘNG:CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Hoạt động được thực hiện trong bài học “Lập chương trình hoạt động”.

I. Mục tiêu:

- Giúp mọi người tăng cường ý thức về an toàn giao thông. - Đội viên gương mẫy chấp hành an toàn giao thông. - Củng cố cách lập chương trình hoạt động cho học sinh.

II. Chuẩn bị:

- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 5A

- Địa điểm: Từ sân trường đến ngã ba xóm Chỉ Trong - Thời gian: 35 phút.

2 3

4 5 6

64

- Dụng cụ, phương tiện: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cổ động.

- Các hoạt động cụ thể :

+ Tổ 1 : 1 cờ Tổ quốc, trống đội. + Tổ 2 : 1 cờ Đội, 1 loa cầm tay. + Tổ 3 : Biểu ngữ cổ động.

+ Nước uống : Mỹ Duyên. Thảo Lam - Trang phục : Đồng phục, khăn quàng đỏ.

III. Tiến hành

- Địa điểm tuần hành : Từ trường đến ngã ba Chỉ Trong. Ban tổ chức : lớp trưởng, chi đội trưởng, 3 tổ trưởng.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong phân môn Tập làm văn lớp 5 (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)