Hoạtđộng trải nghiệmTập làm văn gắn với chủ đề

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong phân môn Tập làm văn lớp 5 (Trang 64 - 74)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.1.3 .Quy trình thiết kế hoạtđộng trải nghiệm

2.2. Thiết kế một số hoạtđộng trải nghiệmtrong phân môn Tập làm

2.2.2. Hoạtđộng trải nghiệmTập làm văn gắn với chủ đề

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong phân môn Tập làm văn gắn với chủ đề giúp học sinh:

65

- Phát huy được vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.

- Với những chủ đề liên quan đến các cuộc thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân hay nhóm, các em luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc.

- Tạo môi trường học tập thoải mái, bổ ích phát huy triệt để theo mục tiêu " Học đi đôi với hành". Các em có điều kiện giao lưu bạn bè, học hỏi kinh nghiệm tích lũy kiến thức qua nhiều người.

- Giúp học sinh thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia,... đồng thời giúp thầy cô nắm bắt, nhận biết được những vấn đề mà học sinh quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em.

CHỦ ĐỀ: 30 - 04 NGÀY LỊCH SỬ ĐÁNG NHỚ

Chủ đề được thực hiện trong chủ điểm : Nhớ nguồn

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh :

- Biết lập một chương trình hoạt động trong một tập thể.

- Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày quốc tế ngày giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước .

-Rèn luyện kĩ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động tập thể.

-Tư hào phấn khởi tích cực tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày giải phóng Miên Nam ,thống nhất đất nước .

II Chuẩn bị:

- Quy mô: Toàn thể học sinh khối lớp 5 - Địa điểm: Trong lớp học

- Thời gian: 35 phút.

- Chuẩn bị câu hỏi tự luận và trắc nghiệm - Các tiết mục văn nghệ.

66

-Chuẩn bị hoạt động: Cử người dẫh chương trình ,trang trí lớp . - Chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ

- Phần thưởng cho các đội và cho khán giả

II. Tiến hành

1. Nội dung :

- Giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày 30-4. - Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh .

2. Hình thức hoạt động .

- Thi hái hoa dân chủ và thi trả lời nhanh câu hỏi . - Sinh hoạt văn nghệ .

Người thực hiện Nội dung

Dẫn chương trình ( Bùi Đức Anh và

Bùi Thị My)

Thưa các bạn cách nay mấy chục năm,quân và dân ta đã kiên cường anh dũng chiến đấu trên đại thắng lịch sử mùa xuân 1975,mở ra bước ngoặc vĩ đại của dân tộc . Kể từ đó ngày 30-4 là ngày lịch sử hào hùng của dân tộc . Để giúp cho thế hệ trẻ tự hào về truyền thống vẻ vang đó . Hôm nay học sinh khối 5 chúng ta cùng nhau ôn lại ý nghĩa lịch sử này qua hoạt động hôm nay .

Đến dự buổi sinh hoạt hôm nay chúng em xin nhiệt liệt chào mừmg cô ,thầy .

Trước khi bước vào chương trình xin toàn thể các bạn hát tập thể bài : “Trái đất này là của chúng ta.”

Mở đầu chương trình chúng ta bắt đầu thi hiểu biết về ngày lịch sử 30-4.

Để bước đầu cuộc thimời BGKvàthư kí lên bàn làm việc.

Đến với cuộc thi hôm nay gồm có ba đội Ba đội tự giới thiệu về mình .

67

Phần 1:THI HIỂU BIẾT .

Trong phần thi hiểu biết,các độithi phải trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm mà người dẫn chương trình sẽ đọc sau đây.

Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm sau đâyđều xoay quanh chủ đềngày 30-4 ngày lich sử đáng nhớ .

Nội dung câu hỏi trắc nghiệm.

1. Miền Nam giải phóng vào ngày tháng năm nào ?

A . 2 -9 -1945 B . 30-4 1975 . C . 30-4 1976 .

2. Tác giả bài hát : “Bác cùng chúng cháu hành quân” là của nhạc sĩ:

A. Lưu Hữu Phước B. Huy Du Huy Thục C. Lê Quốc Thắng

3. Quân ta chiếm tất cả các cơ quan đầu não của địch trong chiến dịch Hồ Chí Minh ở

Sài Gòn vào ngày:

A. 27-4 B. 28-4 C. 30-4.

4. Ngày 30-4 diễn ra sự kiện quan trọng nào?

A. Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi ngừng bắn .

B. Xe tăng quân giải phóng tiến thẳng vào Dinh Độc Lập.

68

5. Chiến dịch nào đã mở đầu cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 .

A. Chiến dịch Huế –Đà Nẵng B. Chiến dịch Hồ Chí Minh. C. Chiến dịch Tây Nguyên

6. Hướng tiến công nào đã nổ ra tiếng súng đầu tiên của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

A. Hướng Đông B. Hướng Tây C. Hướng Nam .

7. Cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Tổng Thống Ngụy Sài Gòn vào lúc:

A. 9 h30 ngaỳ 30 -4-1975 B. 11 h30 ngày 30-4-1975 C. 12h ngày 30-4 1975

8. Vị tướng nào đã chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 thắng lợi hoàn toàn?

A. Văn Tiến Dũng B. Võ Nguyên Giáp . C. Phạm Văn Đồng .

9. Tác giả bài hát :"Thiếu nhi thế giới liên hoan" là của tác giả nào ?

A. Xuân Hồng B. Lưu Hữu Phước C. Phạm Tuyên .

Thưa các bạn trong phần thi trắc nghiệm cả ba đội điều cố gắng trả lời câu hỏimột cách xuất sắc .

Để biết độinào có số điểm cao nhất ta còn chờ kết quả của BGK.

69

Trong khi chờ đợi mời các bạn tham gia câu hỏi dành cho khán giả ?

Chính phủ ta đã ra bản dự thảo : “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam” vào ngày tháng năm nào ?(8-10- 1972)

Sinh hoạt văn nghệ .

Mời BGK công bố kết quả số điểm

II. Thi hái hoa văn chủ.

Câu hỏi 1: "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng " đó là lời của bài hát nào ?Do ai sáng

tác ?

(Trả lời :Bài hát "Như có Bác Hồ trong ngày vui Đại thắng" do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác .)

Câu hỏi 2:Em hãy hátmột bài hátvề anh bộ đội.

(Trả lời: Anh Ba Hưng,Màu áo chú bộ đội,cháu thương chú bộ đội.)

Câu hỏi 3.Em hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chốmg Mỹ cứu nước.

(Trả lời. Do đường lối chính trị,quân sự cách mạng đúng đắn ,sáng tạo độc lập và tự chủ của Đảng ta).

Câu 4. Em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của chiến dịch lịchsử Hồ Chí Minh là gì?

(Trả lời : Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh là giải phóng toàn bộ miền Nam thống nhất đất nước).

Câu 5.Em hãy cho biết cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc Hội được tổ chức trong cả nước vào

70

ngày tháng năm nào?

(Trả lời:Ngày 25/04/1976).

Phần hái hoa dân chủ đã kết thúc các đội đã trả lời xuất sắc các câu hỏi.Nhưng để xem đội nào giành được số điể cao nhất,xin chờ ý kiến BGK. Sẽ có câu hỏi dành cho khán giả.

Hiệp định Pari được kí vào ngày tháng năm nào?

Đáp án.27/01/1973.

III. Kết thúc, trao thưởng

Mời một học sinh hátbài. Trao thưởng cho các đội: Đạt giải nhất: 50.000 đ

Đạt giải nhì: Mỗi bạn nhận một quyển vở và một chiếc bút.

Đạt giải ba: Mỗi bạn nhận được một quyển vở.

Mời BGK lên trao thưởng cho từng đội.

* Đánh giá sau hoạt động:

- Hoạt động này đã mang đến cho học sinh những bài học quý giá về lịch sử hào hùng của dân tộc.

- Các em thêm yêu và tự hào về quê hương Việt Nam, nuôi dưỡng lòng biết ơn và noi gương những vị anh hùng của dân tộc.

- Sau khi tham gia hoạt động các em đã biết cách lập một chương trình hoạt động gồm bao nhiêu bước và lập chương trình ra sao để hay và hấp dẫn.

CHỦ ĐỀ: CUỘC THI VIẾT “NHỮNG KỈ NIỆM SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU”

Chủ đề được thực hiện trong chủ điểm: Vì hạnh phúc con người

71

- Nhằm nâng cao tính giáo dục, khơi gợi niềm tự hào của mỗi học sinh đối với trường, lớp và thầycô.

- Giúp học sinh được giao lưu học hỏi, tích lũy được thêm nhiều vốn kiến thức thông qua cuộc thi viết này.

- Tăng tình cảm yêu mến của học sinh đối với thầy cô và mái trường.

II. Chuẩn bị:

-Quy mô: Toàn thể học sinh khối lớp 5 - Địa điểm: Trong lớp học

- Thời gian: 60 phút.

- Các tác phẩm dự thi tập trung vào một hoặc một số nội dung cụ thể bao gồm:

+ Những ấn tượng sâu sắc về thầycô giáo mà em yêu quý, ngưỡng mộ hoặc những tác động, ảnh hưởng đặc biệt của thầycô giáo tới việc học tập, nhận thức, làm thay đổi cuộc sống của em.

+ Những kỷ niệm, những ấn tượng, tình cảm gắn bó sâu sắc đối với ngôi trường mà em đang theo học.

- Giấy, bút, bàn ghế, lớp học để học sinh dự thi.

III. Tiến hành:

1. Thông báo về thể loại và hình thức trình bày cuộc thi:

- Các tác phẩm thi viết phải viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ.

- Các tác phẩm dự thi viết tay trình bày rõ ràng, sạch, đẹp.

- Ghi đầy đủ thông tin như: Tên học sinh, lớp, số báo danh.... để Ban tổ chức làm phách khi chấm.

- Các tác phẩm dự thi các em phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác về nhân vật và nội dung bài dự thi của mình.

2. Tiến hành tổ chức thi:

- Họ tên của các em học sinh khối 5 được xếp theo thứ tự của bảng chữ cái ABC. Mỗi lớp dự thi là 25 học sinh cùng với 2 thầy cô giám thị, giám sát các em viết bài.

72

- Bài được viết trong vòng 60 phút không kể thời giao đề. Học sinh được chọn một trong hai đề trên để viết.

- Sau khi thi xong Ban tổ chức sẽ làm phách khi chấm.

3. Phần thưởng và công bố kết quả

- Phần thưởng bao gồm 16 giải thưởng:

+ 01 giải Nhất: Bằng khen từBan lãnh đạo nhà trường và 200.000đ tiền thưởng;

+ 02 giải Nhì: Bằng khen từBan lãnh đạo nhà trường và 150.000đ tiền thưởng;

+ 03 giải Ba: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Ban lãnh đạo nhà trường cấp và 100.000đ tiền thưởng;

+ 10 giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Ban lãnh đạo nhà trường cấp và 50.000đ tiền thưởng.

- Thời gian công bố kết quả: Sau 1 tuần khi cuộc thi được diễn ra. * Đánh giá hoạt động trải nghiệm:

- Sau hoạt động này học sinh thêm yêu quý thầy cô và mái trường và bạn bè.

- Các em tích lũy thêm nhiều kiến thức, được giao lưu học hỏi từ bạn bè. - Tạo sự hứng khởi, phát triển năng lực sáng tạo và khả năng viết văn của học sinh.

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG TRONG TIM TÔI

Chủ đề được thực hiện trong chủ điểm: Việt Nam – Tổ quốc em

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh được cảm nhận về phong cảnh quê hương cũng như phong cảnh của đất nước một cách sâu sắc hơn.

- Phát triển cho học sinh về năng lực quan sát, cảm thụ cái đẹp từ đó viết văn tả cảnh có chiều sâu và bớt đơn điệu.

- Tạo cảm giác vui chơi thoải mái sau những giờ học trên lớp. - Yêu và tự hào về quê hương đất nước.

73

- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 5A - Địa điểm: Đập thủy điện Hòa Bình - Thời gian: Một ngày.

- Phương tiện: xe ô tô

- Đồ ăn, thức uống cho học sinh - Mặc áo đồng phục, đeo khăn quàng - Hướng dẫn viên du lịch.

III. Tiến hành:

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu và tham quan đập thủy điện Hòa Bình

- Xuất phát từ cổng trường là 6h30p. GV sẽ cùng một số phụ huynh quản lớp khi đến nơi tham quan. GV lưu ý với học sinh khi đến nơi tham quan cần giữ trật tự, lắng nghe hướng dẫn viên du lịch giới thiệu. GV có thể hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu và ghi chép lại các thông tin chủ yếu như: Đập thủy điện nằm ở đâu của tỉnh, nó nằm cạnh những công trình nào, tiếp giáp với những đâu, đập có những bộ phận nào, em nhận thấy ở đây có điều gì bí ẩn, thú vị…

- Đến nơi cả đoàn sẽ đi theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên du lịch. - Giáo viên cần hướng dẫn HS ghi chép lại những thông tin đã tìm kiếm được để chia sẻ lại cho bạn bè ở trong lớp.

2. Hoạt động 2: Đặt một số câu hỏi cho hướng dẫn viên du lịch hay những hay người trông giữ am hiểu nơi đây.

- Để có được thông tin chi tiết và hiểu sâu thêm về đập thủy điện thì học sinh cần phải tìm kiếm thông tin và sự giải thích, thuyết minh từ những người am hiểu về đập thủy điện đó. Phỏng vấn là phương pháp điều tra thông tin rất phổ biến và hữu ích trong học tập, vì vậy, giáo viên cần lập kế hoạch và hướng dẫn để học sinh tiến hành phỏng những vấn đề mà em muốn tìm hiểu sâu hơn nữa nhằm thu thập thông tin mình muốn biết.

- Giáo viên phải trao đổi với học sinh để hướng dẫn các em đề ra được đề cương phỏng vấn, tư vấn cho các em những câu hỏi thú vị, cần thiết…

74

- Cần hướng dẫn Hs ghi chép thật cẩn thận những thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn theo bảng sau:

BẢNG THÔNG TIN THU NHẬN ĐƯỢC TỪ PHỎNG VẤN

Người được phỏng vấn Thời gian phỏng vấn Địa điểm phỏng vấn Câu hỏi phỏng vấn Thông tin thu nhận được

- Sau chuyến tham quan này giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi như sau:

+ Em ấn tượng gì nhất khi đến tham quan Đập thủy điện Hòa Bình? + Em học được những gì sau chuyến đi trải nghiệm này?

+ Em có cảm thấy tự hào khi mình được sinh ra trên quê hương Hoà Bình không?

+ Hãy viết một bản báo cáo về những gì các em đã ghi chép và học được sau chuyến dã ngoại này.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong phân môn Tập làm văn lớp 5 (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)