CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.5.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính thông qua khảo sát, thăm dò ý kiến giáo viên dạy thử nghiệm và ý kiến học sinh. Chúng tôi đã thu được kết quả khảo sát mức độ hứng thú cuả học sinh của cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm như sau:
Bảng 6: Kết quả đánh giá định tính của hai lớp đối chứng và thực nghiệm.
Tiêu chí đánh giá Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm SL % SL %
Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài 14 58,33 23 88,46 Học sinh tích cực, chủ động trong giờ học 13 54,16 22 84,61 Học sinh giải quyết các yêu cầu nhận thức nhanh,
tự giác, sáng tạo. 12 50 20 76,92
Học sinh tập trung chú ý vào bài học 17 70,83 24 92,3
Học sinh thường xuyên trao đổi, làm việc hợp tác,
giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập. 15 62,5 22 84,61 Học sinh tự tin, tích cực bày tỏ ý kiến của mình. 14 58,33 21 80,76 Thông qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã nhận thấy sự hứng thú học tập thể hiện rõ nét bằng thái độ học tập của học sinh. Học sinh tại lớp đối chứng còn rất nhiều em chưa tập trung, chưa tích cực trong quá trình học tập. Hầu hết các em chưa hứng thú với bài học, rất rụt rè, ít giơ tay phát biểu khiến cho lớp học rát trầm. Ngược lại, học sinh tại lớp thực nghiệm khi học các tiết có tổ chức hoạt động trải nghiệm phần lớn đều hào hứng, phấn khích khi tham gia hoạt động. Hầu hết các em đều hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, chú ý vào bài học mà không bị phân tán bởi các yếu tố ngòai bài học.
87
Không có học sinh học bài với trạng thái mệt mỏi, uể oải hay buồn ngủ. Học sinh tích cực, chủ động và tự giác hơn trong học tập. Các em luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình và của lớp. Các yêu cầu nhận thức được các em chủ động tìm tòi, giải quyết một cách sáng tạo. Trong quá trình tham gia hoạt động, các em còn tích cực bàn bạc, trao đổi, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và của nhóm. Khi kết thúc hoạt động, các em đều mong muốn được tham gia những hoạt động tiếp theo và muốn học nhiều giờ học như vậy. Như vậy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy và học phân môn Tập làm văn giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình nhận thức.
3.5.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
Sau khi thực hiện xong các tiết học được lựa chọn, chúng tôi tiến hành đính giá kết quả học sinh ở hai mặt: Tri thức và kĩ năng thông qua một bài kiểm tra.
Bài kiểm tra được đánh giá theo mức độ (hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành).
Bảng 7: Kết quả đánh giá kiến thức cơ bản
Lớp SL
Mức độ
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL % SL % SL %
TN 5A 26 7 26,92 18 69,23 1 3,85
ĐC 5B 24 4 16,67 17 70,83 3 12,5
Tỉ lệ % học sinh đạt mức độ hoàn thành tốt của lớp thực nghiệm là 26,92% tăng 10,25% so với lớp đối chứng.
Tỉ lệ % học sinh ở mức độ chưa hoàn thành ở lớp thự nghiệm là 3,85% giảm 8,65% so với lớp đối chứng.
Kết quả trên cho thấy việc tổ chức hoạt đọng trải nghiệm đã đem lại hiệu quả rõ rệt giúp học sinh có hứng thú, lôi cuốn học sinh vào bài học. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm Tập làm văn giúp các em củng cố và khắc sâu
88
kiến thức, tích cực, chủ động nhận thức, góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Bảng 8: Kết quả đánh giá kĩ năng
Lớp SL Mức độ Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % TN 5A 26 9 34,62 17 65,38 0 0 ĐC 5B 24 4 16,67 18 75 2 8,33
Tỉ lệ học sinh đạt mức độ tốt ở lớp thực nghiệm là 34,62% tăng 17,95% so với lớp đối chứng.
Tỉ lệ học sinh ở mức độ cần cố gắng ở lớp thực nghiệm là 0% thấp hơn lớp đối chứng 8,33%.
Kết quả trên cho thấy: Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học Tập làm văn giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng tốt hơn các giờ học bình thừơng, đặc biệt là kĩ năng viết của các em.
Ngoài ra, để thêm thông tin về quá trình thực nghiệm , chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu mức độ hứng thú học tập của học sinh, đồng thời thực hiện đánh giá qua quan sát, dự giờ. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 9: Mức độ hứng thú của học sinh Lớp SL Mức độ Rất thích Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % SL % TN 5A 26 23 88,46% 3 11,54% 0 0 0 0 ĐC 5B 24 4 16,67% 16 66,67% 4 16,66% 0 0
Học sinh có hứng thú rất thích và thích ở lớp thực nghiệm là 100%, với mức độ rất thích là 88,46%. Trong khi đó tỉ lệ % rất thích của học sinh lớp đối chứng chỉ có 16,67%.
89
Lớp thực nghiệm không có học sinh nào ở mức độ hứng thú bình thường hoặc không thích nhưng ở lớp đối chứng tỉ lệ này vẫn chiếm 16,66%.
Kết quả đánh giá qua dự giờ:
Trong quá trình dự giờ, chúng tôi đã quan sát và nhận thấy sự hứng thú học tập để thể hiện rõ nét bằng thái độ học tập của học sinh. Các em rất hào hứng, tích cực tham gia hoạt động học tập bằng một không khí lớp học sôi nổi, vui tươi. Và khi trò chuyện với các em, thì chúng tôi thấy rằng đa số các em đều mong muốn có những giờ học như vậy. Như vậy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy và học phân môn Tập làm văn giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình nhận thức.
90
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Thực nghiệm sư phạm đã được tiến hành trong vòng sáu tuần với việc tổ chức hoạt động trải nghiệm vào dạy học phân môn Tập làm văn ở các tiết học cụ thể. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy rằng:
Thực nghiệm bước đầu thành công, phần nào khẳng định được tính khả thi của giả thuyết khoa học về thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải nghiệm, giải quyết được nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu khoa họcvà đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra đó là:
- Xây dựng được các hoạt động trải nghiệm Tập làm văn lớp 5.
- Qua thực nghiệm sư phạm,kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của hệ thống những hoạt động trải nghiệm đã được thiết kế và xây dựng trong phân môn Tập làm văn đã xuất.
Tuy nhiên do điều kiện và thời gian còn hạn chế chúng tôi chỉ thực nghiệm một số bài học mà chưa có điều kiện để thực nghiệm tất cả các bài
Tập làm văn lớp 5 có nội dung phù hợp với hoạt động trải nghiệm. Do vậy chưa thểcó một kết quả hoàn hảo nhất và hiệu quả trong quá trình thực nghiệm.
91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm là hình thức dạy học tích cực, đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.Hoạt động trải nghiệm giúp các em phát triển trí tuệ và rèn luyện được các kĩ năng như: Giao tiếp tốt, tự tin trước đám đông, trách nhiệm, đoàn kết... Hoạt đông trải nghiệm được đưa vào dạy học môn Tập làm văn lớp 5 giúp học sinh hứng thú với giờ học tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em qua mỗi giờ học hay trong những buổi ngoại khóa. Chính vì vậy việc đưa hoạt động trải nghiệm vào môn Tập làm văn là phù hợp và cần thiết.
Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tập làm văn đã nâng cao được chất lượng dạy và học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
2. Kiến nghị
- Mỗi giáo viên tiểu học cần chủ động bồi dưỡng kiến thức, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học khác nói chung nhằm cải thiện chất lượng giáo dục.
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, nhà trường cũng cần chú ý hơn nữa đến vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giảng dạy ở tiểu học. Tránh việc tổ chức một cách hình thức trong các cuộc thi mà phải khiến những hoạt động đó trở thành một hình thức dạy học được áp dụng thường xuyên.
- Bên cạnh đó, Bộ giáo dục, Sở, Phòng giáo dục của các địa phương cũng cần phải đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học. Mở lớp bồi dưỡng thường xuyên và có chất lượng hơn nữa về mặt năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[01]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm, Hà Nội.
[02]. Nguyễn Hữu Châu (2005), Dạy học kiến tạo, vai trò của trẻ và quan điểm kiến tạo trong dạy học, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 5/2005.
[03].Nguyễn Thị Chi (Chủ biên) (2015), Tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động Giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho HS Tiểu học (Tài liệu dùng cho giáo viên), Nxb Giáo dục Việt Nam.
[04]. Nguyễn Thị Thu Chi (chủ biên) (2017), Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường Tiểu học, Nxb Sư phạm. [05]. Bùi Ngọc Diệp (2013), Hoạt động giáo dục của trường tiểu học giai đoạn sau năm 2015, Nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ, Mã số: V2013 - 03NV. [06].Phó Đức Hòa, Bùi Ngọc Diệp (Đồng chủ biên) (2016), Phát triển năng lực qua hoạt động trải nghiệm lớp 5, tập một, hai, Nxb Giáo dục Việt Nam. [07]. Lê Ngọc Điệp(chủ biên) (2004), Rèn kĩ năng Tập làm văn lớp 5 tập một, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[08]. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lý học Vugotxki, Nxb Giáo dục.
[09].Hà Nhật Thăng, Đặng Vũ Hoạt (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục.
[10]. PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng, (tác giả) (2015),Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học,
NXB Giáo dục Việt Nam.
[11]. Lê Hồng Mai (chủ biên) (2006), Tuyển tập bài tập làm Văn sáng tạo của học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[12].Nguyễn Quốc Vương, Lê Xuân Quang (2014), Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Sách giáo viên) - Tập 1,2, NXB Đại học sư phạm.
[13]. Nguyễn Hữu Tâm (chủ biên),Cùng em hoạt động trải nghiệm lớp 5, tập 1, 2, Nxb Giáo dục Việt Nam.
93
[14]. Đinh Thị Kim Thoa (2009), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[15]. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) (2009), Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[16]. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) (2016), Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học-dành cho giáo viên lớp 5, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[17]. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) (2017),Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[18]. Nguyễn Huy Tú (2002), Về tiềm năng sáng tạo của học sinh hiện nay,Tạp chí Giáo dục số 25, tháng 03.
[19].Lưu Thu Thủy (2007), Đề tài “ Cơ sở khoa học xây dựng chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học”, Mã số V2007 - 20.
[20]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2018) Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập một, hai, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[21]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2016) Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 tập một, hai, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[22]. Michael Michalko (2009), Đột phá sức sáng tạo, Nxb Tri thức. [23]. Trang web:
94
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
CÁC GIÁO ÁN DẠY THỬ NGHIỆM Giáo án 1:
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Từ việc phân tích cách quan sát và chọn lọc chi tiết rất đặc sắc của tác giả trong bài "Buổi sớm trên cánh đồng". Học sinh hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh.
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vât trong bài " Buổi sớm trên cánh đồng" .
2. Kĩ năng:
-Biết trình bày rõ ràng về những điều đã thấy khi quan sát cảnh vật được miêu tả.
- Hình thành và phát triển năng lực quan sát, cảm thụ cái đẹp.
- Biết nêu nhận xét và cảm nghĩ của mình về những cảnh vật của đất nước.
3. Kĩ năng:
- Yêu và tự hào về quê hương đất nước. - Yêu thích môn học này.
II. Thiết bị dạy học:
- Tranh, ảnh, máy chiếu, bài giảng powerpoint. - SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tổ chức:
95
Để tiết học thêm sôi nổi hơn các con hãy đứng dậy thực hiện các động tác và hát theo lời bài hát: Tập thể dục buổi sáng.
2. Kiểm tra:
- GV: Đặt câu hỏi:
+ Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết Tập làm văn trước?
- GV: Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
Trong bài học trước các con đã biết cấu tạo của bài văn tả cảnh là như nào rồi vớituần này các con tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn về các bộ phận của bài văn tả cảnh qua bài " Luyện tập tả cảnh".
b.Hướng dẫn làm bài:
Bài tập 1:
- GV: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV: Chiếu hình ảnh buổi sáng trên cánh đồng.
+ Các con cùng quan sát lên bảng cô có hình ảnh của một cảnh buổi sáng trên
- HS: Thực hiện
- HS: Trả lời
+ Bài văn tả cảnh thường có 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
- HS: Nhận xét
- HS: Lắng nghe
- HS: 2 em đọc yêu cầu của bài. - HS: Quan sát
96
ruộng đồng để xem tác giả đã tả khung cảnh tuyệt đẹp như thế nào cô mời một bạn đọc bài.
+ Vậy các con hãy cho cô biếttác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
+ Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
+ Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?
- GV: Nhận xét.
- Kết luận: Thông qua bài tập 1 các con đã biết trong một bài văn tả cảnh người tả thường tả những sự vật gì và quan sát những sự vật đó bằng những giác quan
+ Tả cánh đồng buổi sớm: vòm trời; những giọt mưa ; những sợi cỏ; những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng; bầy sáu liệng trên cánh đồng lúa đang kết dòng; mặt trời mọc.
+ Bằng cảm giác của làn da: thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.
+ Bằng thị giác: thấy mây xám đục, vòm trờ xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi; người gánh rau và những bó huệ trắng muốt; bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết dòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.
+ HS có thể phân tích một chi tiết bất kì nếu các em nêu được lí do.
- HS: Nhận xét, bổ sung. - HS: Lắng nghe
97
nào. Để tìm hiểu kĩ hơn chúng ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo đó là: * Hoạt động: Triển lãm tranh phong cảnh đất nước. ( 15 phút)
- GV: cho HS Tham quan “ triển lãm ảnh”
+ GV: Cho HS quan sát video về vẻ đẹp quê hương Việt Nam.
+ GV: Đưa ra 10 bức tranh và cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Em có cảm xúc gì khi quan sát những cảnh đẹp cuả đất nước trong “ Triển lãm ảnh” trên?
+ Em đã đi tham quan viện bảo tàng hay triển lãm tranh ảnh nào chưa? Nếu có em hãy nói tên viện bảo tàng hoặc triển lãm tranh ảnh đó.
- GV: Yêu cầu HS lấy bức tranh mà mình đã chuẩn bị sẵn và điền thông tin vào phiếu học tập.
+ Yêu cầu các em xác định thông tin chính về sản phẩm hội họa của mình đã thực hiện bằng cách đánh dấu X vào cột phù hợp với lựa chọn của mình.
- HS: Làm theo yêu cầu của GV