5. Kết cấu luận văn
1.4. Cơ sở lý luận và pháp lý về thực thi chính sách tư nhân hóa (PPP)
1.4.3. Hệ thống các văn bản chính sách chính về tư nhân hóa trong phát triển cơ
triển cơ sở hạ tầng hàng không
1.4.3.1. Nghị quyết của Đảng
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới phát triển kinh tế, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX đã thống nhất quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 28/3/2002: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”.
Tiếp theo đó Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông đồng bộ. Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày
16/01/2012 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trong đó khẳng định “Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội”, “Thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thoả đáng của nhà đầu tư. Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền… để tăng tính thương mại của dự án và sự đóng góp của người sử dụng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư theo các hình thức PPP, BT, BOT...”. Gần đây nhất, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một lần nữa khẳng định “đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, bảo đảm tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với từng dự án” (Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016).
1.4.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật
Các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng đã được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho kinh tế tư nhân phát triển. Các văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh chung cho tất cả các ngành kinh tế bao gồm: Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2005. Trong quá trình triển khai thực hiện, các văn bản pháp luật liên tục được rà soát sửa đổi, bổ sung để giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực tế và các luật nói trên đã được thay thế bằng Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc
thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”. Căn cứ quy định này, nhà đầu tư tư nhân có thể đầu tư kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau; trong đó, đầu tư theo hình thức hợp đồng thực hiện dự án đầu tư là hình thức đầu tư được Đề tài này tập trung nghiên cứu.
Khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2014 quy định Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Ngoài ra, Luật Đầu tư 2014 cũng quy định các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; các hình thức và đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư; ngành, nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư. “Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng” là một trong những ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư. Đầu tư kinh doanh CHKSB là một ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực HKDD và Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.