9. Cấu trúc của khoá luận
1.3. Thực trạng việc sử dụng CĐHH trong dạy học bồi dưỡng
1.3.5. Kết quả điều tra
Qua quá trình điều tra thực tiễn việc bồi dưỡng HSG toán thông qua CĐHH với nội dung và phương pháp đã nêu trên chúng tôi đã thu được một
-34- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A số kết quả như sau:
1.3.4.1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG toán ở tiểu học
Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG toán ở tiểu học
STT Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG toán ở tiểu học
Số lượng
ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Đúng hoàn toàn 8 88.9
2 Đúng, chưa đủ 1 11.1
3 Chưa đúng 0 0
Qua bảng 1.1 cho thấy có 8/9 GV (chiếm 88,9%) nhận thức đúng hoàn toàn về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG toán ở bậc tiểu học. Việc làm này giúp GV có những định hướng đúng đắn trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG và có ý thức nâng cao chất lượng BDHSG.
1.3.4.2. Mức độ tích cực của GV trong việc thực hiện bồi dưỡng HSG tại trường Tiểu học Phù Lỗ
Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 1.2
Bảng 1.2. Mức độ tích cực của GV trong việc thực hiện bồi dưỡng HSG tại trường Tiểu học Phù Lỗ
STT Mức độ tích cực của GV trong việc thực hiện bồi dưỡng HSG
Số lượng ý kiến
Tỷ lệ (%)
1 Thường xuyên xây dựng nội dung, có biện
pháp bồi dưỡng 9 100
2 Thỉnh thoảng 0 0
-35- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A Qua bảng trên cho thấy, GV đã rất tích cực trong việc tổ chức bồi dưỡng cho HS. Có như vậy mới có thể đạt được kết quả cao trong công tác bồi dưỡng HSG.
1.3.4.3. Mức độ sử dụng phương pháp tiếp cận “Xây dựng nội dung bồi dưỡng HSG toán ở tiểu học theo chuyên đề”
Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 1.2
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng phương pháp tiếp cận “Xây dựng nội dung bồi dưỡng HSG toán ở tiểu học theo chuyên đề”
STT
Mức độ sử dụng phương pháp tiếp cận “Xây dựng nội dung bồi dưỡng HSG toán
ở tiểu học theo chuyên đề”
Số lượng
ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Thường xuyên 9 100
2 Bình thường 0 0
3 Hiếm khi 0 0
4 Không bao giờ 0 0
Qua bảng 1.3 cho thấy 100% GV thường xuyên sử dụng cách xây dựng nội dung bồi dưỡng HSG toán ở tiểu học theo chuyên đề. Đây là cách tiếp cận có nhiều ưu điểm như: thuận lợi cho GV trong việc xây dựng nội dung bồi dưỡng. Các thầy cô cũng cho biết thêm ngoài việc sử dụng cách tiếp cận xây dựng nội dung bồi dưỡng HSG toán ở tiểu học theo chuyên đề, các thầy cô còn phối hợp thêm nhiều phương pháp tiếp cận khác như: Xây dựng nội dung bồi dưỡng HSG toán ở tiểu học theo dạng toán, theo phương pháp giải, theo hướng bổ ngang mạch kiến thức,…Như vậy có thể thấy rằng các thầy cô giáo tại trường tiểu học Phù Lỗ đã có những định hướng đúng trong cách xây dựng nội dung, phương pháp bồi dưỡng HSG toán góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng
1.3.4.4. Quan niệm của GV về tầm quan trọng của CĐHH trong bồi dưỡng HSG toán lớp 4, 5
-36- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 1.4
Bảng 1.4. Quan niệm của GV về tầm quan trọng của chuyên đề hình học trong bồi dưỡng HSG toán lớp 4, 5
STT
Quan niệm của GV về tầm quan trọng của chuyên đề hình học trong bồ dưỡng
HSG toán lớp 4, 5 Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Quan trọng 9 100 2 Bình thường 0 0 3 Không quan trọng 0 0
Qua bảng 1.4 cho thấy 100% ý kiến của GV cho rằng việc sử dụng CĐHH trong bồi dưỡng HSG lớp 4, 5 là quan trọng. GV đã nhận thức được vai trò của CĐHH trong bồi dưỡng HSG.
1.3.4.5. Những khó khăn GV thường gặp phải khi sử dụng CĐHH trong bồi dưỡng HSG lớp 4, 5
Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 1.5
Bảng 1.5. Những khó khăn GV thường gặp phải khi sử dụng CĐHH trong bồi dưỡng HSG lớp 4, 5
STT Những khó khăn GV thường gặp phải khi sử dụng CĐHH trong bồi dưỡng HSG lớp 4, 5
Số lượng ý kiến 1 Chưa có hệ thống bài tập CĐHH phù hợp. 7 2 HS không có hứng thú học nội dung này. 8 3
Khả năng tưởng tượng, suy luận của các em còn kém. Các em chưa nắm chắc dấu hiệu đặc trưng và các yếu tố tạo thành hình học tương ứng.
8
4 Nhiều đại lượng tham gia. 6
5 Thời gian hạn chế. 6
Qua bảng 1.5 cho thấy GV gặp khá nhiều khó khăn khi sử dụng CĐHH trong bồi dưỡng HSG lớp 4, 5. Trong đó có tới 7 thầy cô giáo đã chia sẻ rằng do chưa có hệ thống bài tập CĐHH phù hợp nên công tác bồi dưỡng theo chuyên đề này còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc lựa chọn, xây dựng, bổ sung một
-37- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A hệ thống bài tập CĐHH phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG là hết sức cần thiết. Đây là việc làm thiết thực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG thông qua CĐHH.
* Qua kết quả thu được ở trên ta thấy:
- GV của trường Tiểu học Phù Lỗ thị trấn Phong Châu - huyện Phù Ninh – Phú Thọ đã nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG và vai trò của CĐHH trong bồi dưỡng HSG.
- Phần lớn GV đã có việc làm thường xuyên nhằm bồi dưỡng HSG toán của lớp mình. Điều này cho thấy, mức độ tích cực của GV trong việc thực hiện bồi dưỡng HSG tại trường Tiểu học Phù Lỗ. Có lẽ chính vì sự tích cực, thường xuyên này của GV mà số lượng HS thi HS giỏi, Trạng nguyên nhỏ tuổi, Toán tuổi thơ, thi giải toán trên mạng… đều đạt giải cao.
- 100% GV đều lựa chọn biện pháp bồi dưỡng đó theo chuyên đề kết hợp với một số phương pháp khác. Đây là biện pháp rất phổ biến, dễ sử dụng và đem lại hiệu quả cao. Qua thực tế kiểm nghiệm rất nhiều GV đã thành công trong việc sử dụng biện pháp này.
- Bên cạnh những kết quả đạt được, phải kể đến những khó khăn mà GV gặp phải như: do trí tưởng tượng, khả năng suy luận của các em còn kém, thời gian bồi dưỡng còn hạn chế…đặc biệt là chưa có hệ thống bài tập CĐHH hợp lí. Do vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập CĐHH sử dụng trong công tác bồi dưỡng HSG là cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi có cơ sở để tiếp tục thực hiện chương 2 của đề tài nghiên cứu.
-38- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A
Tiểu kết chương 1
Vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở trường tiểu học hiện nay rất được quan tâm, nhất là bồi dưỡng toán ở các khối lớp 4,5. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng lại gặp nhiều khó khăn do đặc điểm của môn toán là môn học trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy, suy luận và óc sáng tạo cao.
Giáo viên tiểu học hiện nay đã có ý thức nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi như sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, xây dựng được một số nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi thích hợp. Tuy nhiên, giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán như: Chưa có hệ thống bài tập phù hợp, học sinh không có hứng thú học tập, chưa nắm vững kiến thức, thời gian giành cho bồi dưỡng bị hạn chế….Đây chính là căn cứ quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiếp chương 2.
-39- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A
CHƯƠNG 2. CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC TRONG DẠY HỌC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4, 5.