ThỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC TRONG DẠY HỌC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4, 5 (Trang 83)

3.1. Mục đích thử nghiệm

Bước đầu kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của việc sử dụng CĐHH trong bồi dưỡng HSG lớp 4, 5.

3.2. Nhiệm vụ thử nghiệm

Lập kế hoạch thử nghiệm.

Chọn lớp thử nghiệm và giáo viên tiến hành thử nghiệm.

Soạn giáo án và bài kiểm tra sử dụng cho quá trình thử nghiệm.

Rút kinh nghiệm tiết dạy với GV đứng lớp và GV dự giờ ngay sau các tiết dạy.

Xử lí và tiến hành đánh giá kết quả thử nghiệm nhằm sơ bộ đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

3.3. Thời gian và địa điểm thử nghiệm

Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành thử nghiệm ở lớp 4 trong vòng 2 tuần vào tháng 3 năm 2013 tại Trường Tiểu học Phù Lỗ - thị trấn Phong Châu – huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ.

3.4. Nội dung thử nghiệm

Tiến hành thử nghiệm 2 tiết dạy, dự giờ một số tiết và 2 bài kiểm tra sử dụng bài tập của hệ thống.

Sau đó tiến hành cho HS 2 lớp: nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng. Nội dung thử nghiệm được biên soạn thành giáo án lên lớp.

3.5. Tổ chức thử nghiệm

3.5.1. Chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ thử nghiệm ở khối lớp 4. Chúng tôi đã chọn lớp 4D là lớp thử nghiệm và lớp 4E là lớp đối chứng, mỗi lớp có 30 em HS. Đây là hai lớp chọn của khối 4 tại trường Tiểu học Phù Lỗ - huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ. Khả năng nhận thức của HS cả hai lớp là tương đương nhau.

-84- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A Giáo viên dạy toán ở hai lớp là người thực hiện thử nghiệm. Các cô đều là những GV đã có thâm niên công tác với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng HSG.

3.5.2. Cách thức tiến hành thử nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm như sau:

1) Kiểm tra, đánh giá trước khi thử nghiệm. 2) Tổ chức thử nghiệm:

Chúng tôi tiến hành dạy thử nghiệm 3 tiết vào các buổi chiều để đảm bảo không ảnh hưởng đến chương trình học của HS. Trước khi tiến hành thử nghiệm, chúng tôi có trao đổi kỹ với GV dạy thử nghiệm về mục đích, cách thức và kế hoạch dạy thử nghiệm cụ thể.

Chúng tôi đã dự tất cả các tiết dạy và sau mỗi tiết dạy chúng tôi có trao đổi rút kinh nghiệm kịp thời với GV dạy thử nghiệm nhằm chuẩn bị tốt cho các tiết dạy thử nghiệm sau.

Chúng tôi đã chuẩn bị đề kiểm tra, dùng bài tập của hệ thống và thông qua GV dạy thử nghiệm trước khi cho HS làm bài kiểm tra.

Ở lớp đối chứng, quá trình dạy học vẫn được tổ chức bình thường.

3) Kiểm tra và đánh giá sau khi tiến hành thử nghiệm

Bài kiểm tra của HS ở hai lớp được đánh giá theo cùng một hệ thống đánh giá, cho cùng một nội dung.

4) Phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau thử nghiệm

3.6. Đánh giá kết quả thử nghiệm

3.6.1. Về nội dung tài liệu

Việc sử dụng CĐHH trong dạy học bồi dưỡng HSG đã làm cho các bài học trở nên phong phú, sâu sắc hơn. Các dạng bài tập đã khai thác được nhiều khía cạnh khác nhau của các kiến thức cơ bản về hình học ở tiểu học, tạo điều kiện cho học sinh nắm vững, hiểu sâu và rộng hơn bản chất của kiến thức, tránh được cách hiểu hời hợt, từ đó giúp HS dễ dàng vận dụng kiến thức vào giải bài tập hình học. Đồng thời tăng khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, kích thích học

-85- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A sinh tìm tòi khám phá và mở rộng kiến thức.

3.6.2 Về phương pháp dạy học.

Trong quá trình dạy thử nghiệm, GV đứng lớp đã cho HS tiếp xúc với các dạng bài toán hình học, từ việc dạy học kiến thức cơ bản đến việc vận dụng vào giải các bài toán nâng cao, bên cạnh đó làm tốt vai trò của người tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Trong việc hướng dẫn HS giải toán, GV đã đưa ra nhiều câu hỏi gợi mở thích hợp để HS phát huy được tính sáng tạo trong việc giải toán đồng thời khuyến khích HS tìm tòi khám phá và mở rộng kiến thức, hướng các em có thói quen nghiên cứu và kiểm tra lời giải ở các bài toán.

3.6.3. Về khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh

Được tiếp xúc với các bài tập hình học HS đã rất hứng thú. Các bài tập này đã lôi cuốn được sự chú ý của các em, thúc đẩy các em suy nghĩ, tranh luận, tìm ra nhiều phương án giải quyết vấn đề sau đó đối chiếu, so sánh các cách giải với nhau.

Nhìn chung, HS đều có khả năng tiếp nhận tốt các bài tập hình học đã thiết kế. Các em đã thành thạo và linh hoạt hơn trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập hình học, các bài tập hình học không còn trở nên quá khó khăn với các em nữa. Các em đã thấy ham thích học toán hơn đặc biệt là YTHH.

3.6.4. Về kết quả kiểm tra

3.6.4.1. Kết quả thu được trước thử nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra sơ bộ lớp thử nghiệm và lớp đối chứng.

Đối tượng

Điểm

Kết quả trước khi tiến hành thử nghiệm

Lớp thử nghiệm (4D) Lớp đối chứng (4E)

SL % SL %

Giỏi 5 16,7 6 20

Khá 20 66,6 19 63.3

Trung bình 5 16,7 5 16,7

-86- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A

Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra sơ bộ lớp thử nghiệm và lớp đối chứng

- Biểu đồ 3.1 cho ta thấy, hai lớp thử nghiệm và đối chứng tương đương nhau về mức độ nhận thức: giỏi, khá, trung bình.

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sau khi thử nghiệm ở lớp đối chứng và lớp thử nghiệm

Đối tượng

Điểm

Kết quả sau khi tiến hành thử nghiệm

Lớp thử nghiệm (4D) Lớp đối chứng (4E)

SL % SL %

Giỏi 11 36.7 7 22,3

Khá 20 63.3 20 66,7

Trung bình 0 0 3 10

Tổng cộng 30 100 30 100

Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm ở lớp đối chứng và lớp thử nghiệm

-87- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A

Biểu đồ 3.3. Kết quả tổng hợp lớp thử nghiệm

Sơ bộ 16,7 66.6 16.7

Kết

quả 36.7 63,3 0

* Nhận xét kết quả thử nghiệm:

Dựa vào bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi về kết quả HS đạt các điểm khá, giỏi và trung bình sau khi chúng tôi tiến hành dạy thử nghiệm trên lớp 4D:

Lớp thử nghiệm (4D): Điểm giỏi đạt 11/30 chiếm 36.7 %. Điểm khá chiếm 63,3 %. Như vậy, tổng số điểm khá giỏi là 30/30 đạt 100%.

Lớp đối chứng (4E): Điểm khá giỏi đạt 27/30 HS chiếm 90% và vẫn còn 3 HS bị điểm trung bình..

-So với chất lượng khảo sát ban đầu thì sau khi tiến hành thử nghiệm, chất lượng học YTHH của HS đã có những tiến bộ đáng kể. Tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi ở nhóm thử nghiệm cao hơn ở nhóm đối chứng là 3 HS chiếm 10%.

-Khi nhìn vào biểu đồ 3.3 ta thấy tỷ lệ bài đạt điểm khá giỏi của lớp thử nghiệm tăng lên rõ rệt (20%) so với lúc ban đầu.

-88- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A - Đây là kết quả quan trọng về định lượng, là căn cứ chứng minh tính khả thi của đề tài.

-Kết quả thử nghiệm cho thấy rằng giáo viên đã vận dụng tốt phương pháp dạy học tích cực trong dạy học giải toán ở lớp 4 nói riêng và trong dạy học môn toán tiểu học nói chung nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 trình bày quá trình thử nghiệm sư phạm mà chúng tôi đã tiến hành trong thời gian nghiên cứu tại trường Tiểu học Phù Lỗ - huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ. Kết quả thử nghiệm cho thấy:

- Việc sử dụng hệ thống bài tập CĐHH (cụ thể là hệ thống bài tập đã thiết kế) trong dạy học bồi dưỡng HSG là có thể thực hiện được và đem lại hiệu quả cho công tác bồi dưỡng HSG.

- Nếu có phương pháp thích hợp thì hệ thống bài tập nói trên có tác dụng rất tốt trong việc gây hứng thú học tập môn toán cho HS và toán hình sẽ không còn là trở ngại cho các em nữa. Từ đó nâng cao chất lượng học toán hình học nói riêng và chất lượng bồi dưỡng HSG nói chung.

Kết quả này đã phần nào khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài:

-89- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài “Chuyên đề hình học trong dạy học bồi

dưỡng học sinh giỏi lớp 4, 5” chúng tôi đã thu được những kết quả như sau:

- Khoá luận đã làm sáng tỏ một số vấn đề về bồi dưỡng HSG và các biện pháp bồi dưỡng HSG.

- Khoá luận đã xác định được các căn cứ và nguyên tắc xây dựng CĐHH trong bồi dưỡng HSG lớp 4, 5.

- Khoá luận đã áp dụng các nguyên tắc và căn cứ trên để xây dựng CĐHH trong dạy học bồi dưỡng HSG lớp 4, 5.

- Khoá luận đã xây dựng được hệ thống bài tập CĐHH dùng trong bồi dưỡng HSG.

- Bồi dưỡng HSG là một vấn đề rất lớn, đòi hỏi phải có thời gian và tiến hành bồi dưỡng theo đúng quy trình, có hệ thống. Trong phạm vi khoá luận này, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm nhằm bước đầu kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết khoa học. Nếu điều kiện thời gian cho phép, đề tài sẽ được thực nghiệm trong một thời gian ngắn nhất.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

1.1. Phòng Giáo dục và đào tạo của các địa phương cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các tài liệu tham khảo hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng HSG toán ở tiểu học nói riêng và cho công tác giảng dạy nói chung.

1.2. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV tiểu học thông qua các đợt tập huấn, các buổi tổ chức toạ đàm,..

1.3. Nhà trường tiểu học cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, thời gian,…cho các GV trong công tác bồi dưỡng HSG.

1.4. GV cần không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức về dạy học bồi dưỡng HSG toán ở tiểu học, xác định đây là việc làm thường xuyên, liên tục và lâu dài.

-90- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A 1.5. GV phải thực sự yêu nghề, say mê với nghề dạy học, có lòng thương yêu HS, phải nghiên cứu, chuẩn bị tốt giáo án, xác định đúng mục tiêu, yêu cầu bài dạy, kết hợp linh hoạt các hoạt động và hình thức dạy học.

-91- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Áng (chủ biên), Dương Quốc Ấn, Hoàng Thị Phước Thảo (2010), Toán bồi dưỡng học sinh lớp 4, NXBGD Việt Nam, Hà Nội

[2]. Nguyễn Áng (chủ biên), Dương Quốc Ấn, Hoàng Thị Phước Thảo, Phan Thị Nghĩa (2009), Toán bồi dưỡng học sinh lớp 5, NXBGD Việt Nam, Hà Nội

[3]. Nguyễn Áng - Nguyễn Hùng (2004), 100 Bài toán chu vi và diện tích dùng cho lớp 4, 5, NXBGD, Hà Nội.

[4]. Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Nho, Vũ Dương Thuỵ (2004), Các bài toán phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học, NXBGD.

[5]. Vũ Quốc Chung (2007), Phương pháp dạy học toán ở tiểu học (Tài liệu đào tạo giáo viên), NXB Đại học Sư phạm và NXBGD.

[6]. Trần Kim Cương (2002), Giải bằng nhiều cách các bài toán 4, NXBGD, Hà Nội

[7]. Ngô Long Hậu – Ngô Thái Sơn (2005), Ôn tập và nâng cao toán 4 tiểu học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

[8]. Nguyễn Ngọc Hân, Ngô Thái Sơn, 500 bài toán chọn lọc lớp 4, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[9]. Trần Diên Hiển (2009), 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4 – 5 tập II, NXBGD, Hà Nội

[10]. Trần Diên Hiển (2009), Thực hành giải toán tiểu học tập II, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

[11]. Trần Diên Hiển (2011), Giáo trình chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán tiểu học, NXB Đại học sư phạm.

[12]. Đỗ Trung Hiệu - Lê Thống Nhất (2005), Những bài toán hay của toán tuổi thơ, NXBGD, Hà Nội.

[13]. Đỗ Trung Hiệu - Lê Tiến Thành (2005), Tuyển tập đề thi HS giỏi bậc Tiểu học môn Toán, NXBGD, Hà Nội.

[14]. Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Hùng Quang, Kiều Đức Thành (2000), Phương pháp dạy học toán tập 1, 2, NXBGD, Hà Nội.

-92- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A [15]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2005), Sách giáo khoa Toán 4, NXBGD. [16]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2005), Sách giáo khoa Toán 5, NXBGD. [17]. Đỗ Đình Hoan (2002), Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới, NXBGD, Hà Nội.

[18]. Hà Sĩ Hồ, Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu (2001), Phương pháp dạy học toán ở tiểu học tập 1, 2, NXBGD, Hà Nội.

[19]. Phạm Văn Hoàn, Trần Thúc Trình, Nguyễn Gia Cốc (1989), Giáo dục học môn toán, NXBGD, Hà Nội.

[20]. Lê Văn Lĩnh (chủ nhiệm), Trần Ngọc Thuỷ (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 4 trong dạy học môn toán”.

[21]. Nguyễn Thị Kim Thoa (chủ biên), Nguyễn Hoài Anh (2007), Bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở tiểu học tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học, NXBGD.

[22]. Trần Ngọc Thuỷ (chủ nhiệm), Lê Văn Lĩnh, Phan Thị Thanh Tuyên, Hà Huyền Diệp (2012), Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Hệ thống bài tập rèn kỹ năng giải toán cho học sinh tiểu học”.

[23]. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ (1998) , Tâm lí học, NXB Đại học Sư phạm.

[24]. G.Pôlia (1976), Sáng tạo toán học (Người dịch: Phạm Tất Đắc, Nguyễn Giản, Đỗ Thuần), NXBGD, Hà Nội.

[25]. V.A. Krutecxki (1973), Tâm lí năng lực toán học của học sinh, NXBGD, Hà Nội.

-93- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

( Dành cho GV)

Để tìm hiểu thực trạng về công tác bồi dưỡng HS giỏi Toán lớp 4, 5 ở các trường Tiểu học xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề sau.

Kính mong quý thầy (cô) đóng góp ý kiến của mình. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô)

(Với những câu hỏi trắc nghiệm xin thầy (cô) hãy đánh dấu (x) vào những phương án phù hợp).

Câu hỏi 1: Theo thầy (cô) việc bồi dưỡng HS giỏi Toán nhằm mục đích gì?

1. Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán cho HS

2. Đào sâu thêm kiến thức trong chương trình và làm cho HS thấy rõ vai trò của toán trong sản xuất.

3. Bồi dưỡng cho HS tác phong nghiên cứu, thói quen tự đọc sách. 4. Tất cả các ý kiến trên

Câu hỏi 2: Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) đã có những việc làm

nhằm bồi dưỡng HS giỏi chưa?

1. Thường xuyên có biện pháp bồi dưỡng. 2. Thỉnh thoảng

3. Chưa bao giờ

Câu hỏi 3: Trong quá trình bồi dưỡng HS giỏi toán, thầy (cô) đã sử dụng

các biện pháp nào dưới đây? 1. Bồi dưỡng theo chuyên đề

2. Bồi dưỡng theo các phương pháp thực hành giải toán

3. Kết hợp giữa việc bồi dưỡng theo chuyên đề với các phương pháp thực hành giải toán

Câu hỏi 4: Thầy (cô) hãy cho biết kết quả học tập của HS sau quá trình bồi dưỡng HS giỏi về mức độ

-94- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A 1. Bình thương

2. Tốt 3.Tốt hơn

Câu hỏi 5: Xin thầy (cô) cho biết khi bồi dưỡng HS giỏi Toán 4, 5 - chủ đề

hình học các thầy (cô) thường gặp những khó khăn gì?

……… ……… ……… ……… ……… ………

Câu hỏi 6: Theo thầy (cô) HS thường mắc phải những sai lầm gì khi học

tập chủ đề hình học? ……… ……… ……… ……… ………...………

-95- Phan Thị Hường – K7 ĐHSP Tiểu học A

PHỤ LỤC 2 ĐỀ KIỂM TRA 1

(Thời gian làm bài:40 phút)

Câu 1 (3 điểm): Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 4 cm và AD = 3 người ta chia đều diều

dài thành 4 phần bằng nhau và chiều rộng thành 3 phần rồi nối các điểm như hình vẽ:

a, Hỏi có bao nhiêu hình chữ nhật? b, Hỏi có bao nhiêu hình vuông?

Lời giải ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………...………

Câu 2 (3 điểm): Một hình chữ nhật có chu vi 280 cm. Nếu bớt đi chiều

dài của nó thì ta được một hình chữ nhật mới có chu vi là 248cm. Tính kích

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC TRONG DẠY HỌC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4, 5 (Trang 83)