Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn tập đọc ở nhà trường tiểu học (Trang 32)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Thực trạng dạy học truyện cổ tích và truyện cổ tích hiện đại trong phân môn Tập đọc ở trường tiểu học

Phân môn Tập đọc ở nhà trường tiểu học có vai trò rất quan trọng. Giúp cho học sinh phát triển các kĩ năng đọc và nghe, phát triển tư duy, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, giúp trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học. Đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng trong cuộc sống; có hứng thú đọc sách

và yêu thích tiếng Việt. Có thể coi phân môn Tập đọc là bộ xương của các chủ điểm khác nhau trong hướng dẫn học Tiếng Việt ở tiểu học.

Các bài tập đọc gắn với các chủ điểm khác nhau giúp học sinh mở rộng hiểu biết về đời sống. Các em được lần lượt tiếp xúc với các mảng hiện thực khác nhau và tìm hiểu chúng thông qua bài học.

Trong chương trình tiểu học nói chung và chương trình lớp 2 nói riêng, việc dạy học loại truyện cổ tích và truyện cổ tích hiện đại đã được tiến hành dạy học. Các thầy cô đã tổ chức cho các em học tập và rèn cho các em các kĩ năng đọc: đọc thông, đọc hiểu. đọc ứng dụng.

Học sinh biết đọc thông tức là học sinh biết đọc đúng, liền mạch các từ, cụm từ; đọc trơn các đoạn, bài; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu và biết đọc thầm. Phần lớn hoạt động đọc thông ở các bài được tập trung ở các hoạt động cơ bản thông qua các hoạt động như: đọc từ ngữ và lời giải nghĩa, đọc các từ ngữ sau, nghe thầy cô đọc mẫu và đọc theo,…

Ví dụ: Hoạt động cơ bản 4, Bài 8A: 4. Nghe thầy cô đọc mẫu rồi đọc theo. a) Đọc từ ngữ:

- không nén nổi, trốn ra sao được, đến lượt Nam, cố lách, lấm lem, nghiêm giọng, xin lỗi, hài lòng.

- ngoài phố, gánh xiếc, lỗ tường thủng, vùng vẫy, cổ chân, khóc toáng, xấu hổ, thập thò, nghiêm giọng hỏi, về chỗ.

b) Đọc câu:

- Giờ ra chơi, / Minh thì thầm với Nam: // “Ngoài phố có gánh xiếc. // Bọn mình ra xem đi !”//

- Đến lượt Nam đang cố lách ra/ thì bác bảo vệ vừa tới, / nắm chặt hai chân em :// “Cậu nào đây ?/ Trốn học hả ?” //

- Cô xoa đầu Nam/ và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, / nghiêm giọng hỏi :// …

Đọc hiểu là hiểu nội dung của câu chuyện cụ thể là: Nhắc lại được các chi tiết trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài. Tìm nội dung của đoạn và đặt tên cho đoạn.

Ví dụ: Hoạt động cơ bản 7, Bài 10A:

Nối cột A với cột B để xác định ý chính của mỗi đoạn: A

(a) Ý chính của đoạn 1 (b) Ý chính của đoạn 2

(c) Ý chính của đoạn 3

B

Trong “ngày ông bà”, ông rất vui vì được bé Hà tặng quà là chùm điểm mười.(1)

Bé Hà bàn với bố chọn ngày lập đông làm “ngày ông bà”.(2)

Bé Hà cố gắng chuẩn bị quà để tặng ông bà vào “ngày ông bà”. (3)

Đọc ứng dụng là từ đọc hiểu các em có thể rút ra bài học thực tiễn và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ: Sau khi học Bài 10A học sinh biết rằng: cần phải quan tâm đến ông bà và những người lớn tuổi trong gia đình. Các em biết được mình nên làm gì để ông bà, bố mẹ vui lòng.

Tuy nhiên, dạy học các nôi dung trong phân môn Tập đọc vẫn chỉ được tiến hành theo trình tự của một tiết tập đọc bình thường, giáo viên chưa thể giúp học sinh hiểu được ý nghĩa sâu xa ẩn chứa bên trong mỗi câu chuyện. Đa số chỉ hướng dẫn học sinh luyện đọc với các hình thức khác nhau và phần tìm hiểu bài chỉ được lướt qua. Thậm chí nhiều học sinh còn chưa nắm bắt được nội dung cụ thể mà chỉ biết tập đọc tức là đọc thành tiếng một cách lưu loát.

1.2.2. Dạy học loại truyện cổ tích hiện đại trong các môn học Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Đạo đức.

Truyện cổ tích hiện đại xuất hiện nhiều trên các phương tiện đại chúng,

sách, báo,… Trong chương trình tiểu học, các câu truyện cổ tích hiện đại được đưa vào nhiêu môn khác nhau như Kể chuyện, Tập làm văn, Đạo đức chứ

không chỉ có trong phân môn Tập đọc. Việc dạy học loại truyện cổ tích hiện đại trong mỗi môn có vai trò và tiến trình thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, các môn học này đều có một mục tiêu chung đó là hình thành cho học sinh kiến thức và kĩ năng để các em có thể sống tốt hơn, biết cách ứng xử với mọi người. Đồng thời, nó giúp các em hoàn thiện bản thân mình.

Trong phân môn Tập đọc các câu chuyện cổ tích hiện đại được đưa đến các em với hình thức luyện đọc là chủ yếu. Các em sẽ được lắng nghe thầy cô đọc sau đó tiến hành luyện đọc dưới nhiều hình thức khác nhau. Các bài đọc này được dạy với mục tiêu đọc hiểu nên các em còn được tìm hiểu nội dung cốt chuyện. Tuy nhiên thì việc dạy học đọc hiểu cũng chưa được tiến hành một cách chuyên sâu. Phần lớn giáo viên chỉ có những câu hỏi giúp học sinh tái hiện lại câu chuyện thông qua nhân vật với các hành động và việc làm khác nhau của mỗi nhân vật trong chuyện. Việc tìm hiểu bài chỉ giúp các em tìm hiểu về nội dung câu chuyện chứ chưa được đi sâu để tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. Chẳng hạn như, trong bài 17A có mục tiêu đọc hiểu câu chuyện

Tìm ngọc, các bài tập trong hoạt động cơ bản chỉ giúp các em luyện đọc câu chuyện (từ bài tập 2 đến bài tập 4), bài tập 5 giúp các em khái quát nội dung câu chuyện sau khi đọc. Việc đọc hiểu được thực hiện trong hoạt động thực hành thông qua bài tập 1. Trong bài học này các em vẫn chưa biết được ý nghĩa sâu xa trong câu chuyện là gì.

Các câu chuyện cổ tích hiện đại xuất hiện rất nhiều trong phân môn Kể chuyện. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hiện đại được dạy trong phân môn Kể chuyện. Việc dạy học kể các câu chuyện này chỉ là kể lại những câu chuyện mà các em đã được học trong phân môn Tập đọc. Trong mỗi tiết học Kể chuyện học sinh được kể lại câu chuyện đã học dựa vào các bức tranh và các từ ngữ gợi ý. Chẳng hạn trong bài 17B

Con vật nào trung thành với chủ có mục tiêu là kể lại câu chuyện Tìm ngọc.

Để thực hiện mục tiêu này thì có bài tập 2 với yêu cầu chọn lời kể phù hợp với tranh để giúp các em nhớ và kể lại được câu chuyện Tìm ngọc. Trong tiết

học các em cũng chỉ được kể lại câu chuyện và thi kể giữa các nhóm chứ không được tìm hiểu thêm về ý nghĩa chuyện.

Truyện cổ tích xuất hiện trong phân môn Tập làm văn chỉ mang tính chất giới thiệu cho các em biết miêu tả hoặc làm một bài tập làm văn. Đặc biệt trong chương trình Tập làm văn lớp 2 các em được làm các bài tập làm văn nói. Để các em có thể nói được thì các em phải có kiến thức, tình cảm và thái độ với các vấn đề cần nói. Để làm được điều này, người giáo viên đóng vai trò rất quan trọng. Trong quá trình dạy học phải có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các môn học với nhau. Ngoài ra các em còn phải viết văn miêu tả, để có thể viết hay thì các em cần có rất nhiều yếu tố và vốn sống cũng là yếu tố không thể thiếu.

Các câu chuyện cổ tích hiện đại cũng xuất hiện rất nhiều trong môn Đạo đức với các nội dung giáo dục theo các chủ đề, bài học. Các câu chuyện cổ tích hiện đại trong bài học có nội dung gắn liền với thực tiễn. Thông qua việc đọc và tìm hiểu nội dung câu chuyện mà học sinh rút ra được bài học cho bản thân nhờ vào sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên. Không chỉ thế, các em còn biết được những việc làm nào tốt và nên làm, việc làm nào là không nên. Từ đó các em rèn cho mình ý thức và trách nhiệm của một công dân tốt.

1.2.3. Thực trạng dạy học phân môn Tập đọc ở trường tiểu học Giấy Bãi Bằng- huyện Phù Ninh- tỉnh Phú Thọ. Bằng- huyện Phù Ninh- tỉnh Phú Thọ.

1.2.3.1. Giới thiệu về trường tiểu học Giấy Bãi Bằng.

Trường Tiểu học Giấy Bãi Bằng được thành lập từ năm 1986 với tên

gọi là Trường phổ thông cơ sở Nhà máy Giấy Bãi Bằng, trong những năm đầu thành lập trường sử dụng chung cơ sở vật chất với cấp II. Năm 1991, trường chính thức được thành lập với tên gọi là Trường Tiểu học Công ty Giấy Bãi Bằng. Cùng với sự ủng hộ rất lớn về cơ sở vật chất cho nhà trường của Công ty Giấy Bãi Bằng thì Ban giám hiệu đã cùng tập thể cán bộ giáo viên tận dụng thời cơ, phát huy tay nghề cho giáo viên, chăm lo bồi dưỡng đội ngũ trong nhà trường do vậy ngay từ những năm đầu mới thành lập nhà trường đã tạo được niềm tin của nhân dân về chất lượng dạy và học. Vinh dự là ngôi

trường được sinh ra cùng với sự hợp tác giữa Thụy Điển và Việt Nam cho nên trong hơn 20 năm qua các thế hệ thầy và trò của nhà trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên khẳng định mình với tầm vóc lớn. Và đã có 14 năm liên tục nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc. Trường có đội ngũ giáo viên vững tay nghề, nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục. Nhờ đó, chất lượng giáo dục luôn được nâng lên. Chính sự kết hợp hài hòa đó mà nhà trường luôn có kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Vì vậy trong những năm qua Trường tiểu học Giấy Bãi Bằng đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Hàng năm, nhà trường luôn luôn có đội ngũ học sinh giỏi chiếm trên 70% số học sinh toàn trường và hơn 50% số học sinh giỏi toàn huyện.

Năm 1998, Trường là một trong những trường tiểu học đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và đến năm học 2011- 2012 trường đã đạt chuẩn mức độ 2. Trường tiểu học Giấy Bãi Bằng có đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, có trình độ, chuyên môn vững. Hiện toàn trường có 50 giáo viên, 100% có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó có 87,2% trên chuẩn. Về cơ sở vật chất hiện toàn trường có 27 phòng học cho 25 lớp( 2 phòng học bộ môn: Tin học và Tiếng Anh). Các phòng học đều đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng, mát, yên tĩnh và được trang bị bảng chống lóa. Chính vì vậy, đây chính là điều kiện thuận lợi giúp cho cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên và cán bộ nhân viên nhà trường thực hiện tôt nhiệm vụ của mình. Tạo điều kiện cho thầy cô quan tâm đến các hoạt động giáo dục học sinh và rèn cho các em những kĩ năng cơ bản trong học tập, kĩ năng sống trong cuộc sống hàng ngày nhằm giúp các em có thể thích ứng và phát triển toàn diện.

1.2.3.2. Kết quả dạy học của nhà trường.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng dạy học truyện cổ tích hiện đại

của nhà trường tôi đã thu được các kết quả nhất định. Việc dạy học truyện cổ tích hiện đại trong nhà trường được thực hiện thông qua phân môn Tập đọc và một số môn học khác như Kể chuyện, Đạo đức,… Trong quá trình nghiên cứu

thực trạng tôi tập chung nghiên cứu sâu vào viêc dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn Tập đọc. Trong quá trình dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn Tập đọc được các thầy cô tiến hành như dạy học các bài đọc bình thường. Các thầy cô đã tổ chức hướng dẫn học sinh luyện đọc, tìm hiểu cách đọc. Nghĩa là chỉ chú trọng đến việc luyện đọc cho các em và chưa quan tâm đến việc tổ chức cho các em tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Nếu có cũng chỉ là những câu hỏi mang tính chất tái hiện lại nội dung bài đọc. Chẳng hạn như trong bài 8A Thầy cô luôn yêu thương em: trong hoạt động thực hành, các em có bài tập 1 hỏi đáp trong nhóm để tái hiện lại nội dung của câu chuyện. Bài tập 2 làm bài tập trắc nghiệm trả lời câu hỏi có nội dung liên quan đến nội dung câu chuyện. Chính vì thế, sau khi các em học câu chuyện đó các em chỉ nắm được nội dung, các nhân vật và sự việc diễn ra trong câu chuyện. Các em không được tìm hiểu ý nghĩa bài học rút ra sau khi học bài.

1.2.3.3. Một số tồn tại.

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng tôi nhận thấy còn tồn tại một số vấn đề. Các vấn đề chủ yếu liên quan như sau:

Về phía giáo viên: Các thầy cô đã có sự chuẩn bị trước khi lên lớp. tuy nhiên sự chuẩn bị đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu để dạy học một giờ Tập đọc có các câu chuyện cổ tích hiện đại. Các thầy cô mới chỉ quan tâm đến việc giúp các em luyện đọc tốt các câu chuyện, kể lại các câu chuyện hay và diễn cảm. Phần lớn các giáo viên quên đi vai trò của các câu chuyện cổ tích hiện đại, quên đi rằng phải giúp các em hiểu được nội dung ý nghĩa của câu chuyện và đặc biệt là phải rút ra bài học cho bản thân sau khi học câu chuyện đó. Bên cạnh đó việc dạy học các câu truyện cổ tích hiện đại chưa được kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại, nên việc giúp các em hình dung ra nội dung vẫn còn trừu tượng. Giáo viên chưa có biện pháp cũng như là phương pháp cụ thể để dạy học thể loại truyện này cho học sinh.

Về phía học sinh: Trong các giờ học Tập đọc các em làm việc dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô cùng đọc và tìm hiểu nôi dung câu chuyện. Trong quá trình học tập, các em vẫn còn chưa cố gắng trong quá trình tìm

hiểu nội dung câu chuyện. Các em vẫn chưa có sự ham học hỏi, quá trình tiếp nhận kiến thức của các em diễn ra trong tiết học vẫn chưa hiệu quả. Các em chưa nắm được trọng tâm và ý nghĩa bài học mà mỗi câu chuyện mang lại. Điều này cũng một phần do giáo viên nhưng chủ yếu vẫn là do học sinh chưa thực sự cố gắng cũng như là có ý thức trong việc tìm hiểu bài học. Do đó, quá trình dạy học truyện cổ tích hiện đại cho học sinh tiểu học vẫn còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng dạy học loại truyện cổ tích hiện đại trong nhà trường tiểu học, tôi nhận thấy rằng cần phải đề xuất các biện pháp dạy học truyện cổ tích hiện đại trong nhà trường tiểu học nói chung, và trong phân môn Tập đọc nói riêng để việc dạy học thể loại này đạt chất lượng và hiệu quả cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Từ những nghiên cứu về chuyện cổ tích và truyện cổ tích hiện đại tôi thấy được sự ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của thể loại này tới các thể loại khác và quá trình dạy học. Truyện cổ tích xưa có sức sống bền lâu tác động lên các thể loại truyện cổ và là nguồn cảm hứng vô tận cho các loại hình nghệ

thuật hiện đại. Đặc biệt sự phát triển mạnh của truyện cổ tích đã góp phần định hình một loại hình mới xuất hiện gần đây đó là: “truyện cổ tích hiện đại”. Tôi đã đưa ra định nghĩa khái quát về truyện cổ tích hiện đại và phân tích được các đặc điểm mới của thể loại này để phân biệt truyện cổ tích hiện đại

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn tập đọc ở nhà trường tiểu học (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)