Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn tập đọc ở nhà trường tiểu học (Trang 75)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.4. Nội dung thực nghiệm

Để đạt được mục đích thực nghiệm đã nêu ở trên, chúng tôi tiền hành xây dựng các bài hướng dẫn tổ chức dạy học thực nghiệm theo chương trình

VNEN (phụ luc 1), Bài hướng dẫn tổ chức dạy học có áp dụng một số biện pháp dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn Tập đọc đã được đề xuất ở chương 2, các bài hướng dẫn tổ chức dạy học sẽ được áp dụng tổ chức giảng dạy ở lớp thực nghiệm. Lớp đối chứng tiến hành giảng dạy như bình thường. Sau đó tiến hành khảo sát học sinh bằng bài kiểm tra số 1 (phụ lục 2) để thấy rõ sự khác biệt giữa lớp thử nghiệm và lớp đối chứng.

3.5. Thời gian và địa điểm thực nghiệm

3.5.1. Thời gian thực nghiệm

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong thời gian nhất đinh là 1 tháng.

3.5.2. Địa điểm thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường tiểu học Giấy Bãi Bằng- huyện Phù Ninh- tỉnh Phú Thọ.

3.6. Tiến hành thực nghiệm

Để đảm bảo kết quả thực nghiệm tương ứng với mục đích, phương pháp thực nghiệm đã đề ra, chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo quy trình sau:

Thành lập tổ thực nghiệm gồm giáo viên dạy thực nghiêm, đối chứng và học sinh hai lớp 2A3, 2A4.

Tiến hành tìm hiểu trình độ học sinh ở cả hai lớp 2A3, 2A4. Qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm hai lớp tôi biết được hai lớp có trình độ ngang bằng nhau. Các em có lực học tương đối đồng đều nhau.

Tiếp đến, tôi trình bày ý đồ thực nghiệm và đưa ra các biện pháp, các bài hướng dẫn tổ chức dạy học đã biên soạn cho giáo viên lớp thực nghiệm nghiên cứu để tiến hành dạy trong thời gian thực nghiệm.

Tiến hành dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Lớp thực nghiệm: giáo viên nghiên cứu dạy học theo bài hướng dẫn tổ chức dạy học và các biện pháp dạy học mà chúng tôi đã đưa ra.

- Lớp đối chứng: Giáo viên tiến hành dạy học bình thường như trước đây và sử dụng phương pháp mà giáo viên vẫn sử dụng lâu nay.

Sau khi dạy thực nghiệm, tôi tiến hành khảo sát học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng bằng bài kiểm tra số 1(phụ lục 2).

3.7. Kết quả thực nghiệm

3.7.1. Về phía giáo viên

Chúng tôi đã tiến hành dự giờ các tiết học ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Sau khi dự giờ ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy các bài hướng dẫn tổ chức dạy học thực nghiệm với những biện pháp dạy học truyện cổ tích hiện đại mà chúng tôi đưa ra bước đầu đã được các thầy cô đánh giá cao so với phương pháp dạy học thông thường ở lớp đối chứng.

Về nội dung: Các tiết dạy thực nghiệm đều đảm bảo đầy đủ nội dung của bài học, đi sâu vào kiến thức trọng tâm bài, chất lượng giờ dạy đảm bảo được chiều sâu kiến thức. Hơn thế nữa, các biện pháp dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn tập đọc mà chúng tôi đưa ra có khả năng phối hợp các đơn vị kiến thức khá tốt, phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2, có tính giáo dục phù hợp với thực tiễn trường Tiểu học Giấy Bãi Bằng.

Về phương pháp: Trong các tiết học thực nghiệm, các bài hướng dẫn tổ chức dạy học mà chúng tôi xây dựng có sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với nội dung của từng bài theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

3.7.2. Về phía học sinh

Sau khi tiến hành dạy học ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của các em sau bài học. Để thực hiện việc này chúng tôi đã tiến hành tổ chức cho học sinh hai lớp làm bài kiểm tra số 1. Kết quả thu được như sau:

Bảng3.2: Bảng kết quả đánh giá xếp loại học sinh sau khi thực nghiệm.

Xếp loại Lớp 2A3 Lớp 2A4

Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Bài làm tốt 11 36,7 7 23,3

Bài làm bình thường 2 6.6 5 16,7

Bài làm chưa tốt 0 0 2 6,7

Tổng 30 100 30 100

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ kết quả đánh giá xếp loại học sinh sau thực nghiệm (Đơn vị % )

Qua khảo sát ta thấy rằng tỉ lệ học sinh bài làm tốt, bài làm khá tốt, bài làm bình thường, bài làm chưa tốt giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch với nhau. Cụ thể là: Số học sinh có bài làm xếp loại tốt ở lớp thực nghiệm nhiều hơn số học sinh có bài làm xếp loại tốt của lớp đối chứng là 4 em tương ứng với 13,4%. Số học sinh xếp loại bài làm khá tốt ở lớp thực nghiệm cũng nhiều hơn lớp đối chứng là 1 em tương ứng với 3,3%. Nhờ áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại mà không chỉ có số lượng học sinh có bài làm xếp loại tốt và khá tốt nhiều hơn mà số lượng học sinh có bài làm bình thường rất ít và không có học sinh xếp loại yếu. Số học sinh có bài làm bình thường ở lớp thực nghiệm cũng ít hơn lớp đối chứng là 3 em tương ứng với 10%. Qua phân tích những kết quả thu được ta nhận thấy rằng bước đầu áp dụng các biện pháp dạy học truyện cổ tích hiện trong phân môn Tập đọc ở khối lớp 2 nói riêng và ở tiểu học nói chung đã có kết quả tốt.

Qua kiểm tra, tôi cũng thu được những tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập về kiến thức, kĩ năng, thái độ hành vi, kĩ năng sống.

0% 20% 40% 60% 80% 100% Bài làm tốt Bài làm khá tốt Bài làm bình thường Bài làm chưa tốt Nhóm TN Nhóm ĐC

Về kiến thức: Phần lớn các em đều đạt chuẩn kiến thức. Các em đọc được đúng các từ trong bài, hiểu nghĩa của một số từ ngữ trong câu chuyện. Sau giờ học học sinh nắm được mục tiêu, yêu cầu cơ bản của bài học. Các em biết được đâu là trọng tâm của bài, những kiến thức cần phải ghi nhớ.

Về kĩ năng: Học sinh biết ngắt nghỉ và lấy hơi đúng chỗ, biết thể hiện sự phân biệt lời kể và lời của các nhân vật qua giọng đọc. Biết tóm tắt từng đoạn câu chuyện để tìm ra ý chính của từng đoạn. Biết liên hệ thực tế để tìm ra bài học ý nghĩa sau mỗi câu chuyện.

Về thái độ, hành vi: Các em có thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các việc làm, hành vi của các nhân vật trong câu chuyện. Các em nhận thức được đâu là hành vi nên làm và đâu là hành vi không nên làm. Đồng thời các tiết học đều tạo được hứng thú, lòng say mê học Tiếng Việt cho học sinh.

Về kĩ năng sống: Thông qua các tiết học tìm hiểu về các câu chuyện cổ tích hiện đại trong chương trình Tiêng Việt ở nhà trường tiểu học nói chung, chương trình lớp 2 nói riêng, học sinh được trang bị cho mình những kĩ năng như: kĩ năng ứng xử, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói, kĩ năng giải quyết tình huống,...

3.8. Nguyên nhân và giải pháp

Sau khi tiến hành thực nghiêm, tôi đã thu được những kết quả thuận lợi. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề vẫn chưa được như mong muốn.

3.8.1. Nguyên nhân

Thực tế giảng dạy cho thấy, vì mới là năm thứ ba thực hiện mô hình trường tiểu học mới nên khi giảng dạy giáo viên vẫn mới chỉ cố gắng sao cho thực hiện đúng quy trình đã được tập huấn, đảm bảo thời gian của tiết học. Khi tiến hành thực nghiệm giáo viên còn có tâm lí sợ thiếu thời gian khi thực hiện đúng quy trình. Trước những khó khăn đó, giáo viên chưa thực sự chú ý tới hiệu quả của tiết dạy cũng như chưa giúp các em khắc sâu ý nghĩa bài học sau mỗi câu chuyện.

Bên cạnh đó, sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh chưa tốt nên khi tìm hiểu bài các em vẫn còn bị động. Trong quá trình học học sinh vẫn còn mất nhiều thời gian để thực hiện bài tập.

Các tiết học có áp dụng các biện pháp dạy học với các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới góp phần làm cho giờ học trở nên sinh đông, hấp dẫn phát huy tính tích cực của học sinh, Tuy nhiên, các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới được áp dụng nên còn lạ lẫm với học sinh cũng như giáo viên nên vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định trong quá trình dạy và học.

Đặc biệt là đổi mới kiểm tra đánh giá theo thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tạo cho giáo viên nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Giáo viên vừa dạy học vừa tiến hành kiểm tra đánh giá học sinh bằng lời nói, bằng nhận xét. Với sự kết hợp này là rất mới vậy nên trong quá trình thực hiện còn gặp không ít khó khăn.

Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường vẫn còn hạn chế, chưa được đầy đủ. Vì vậy cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giờ dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh.

3.8.2. Giải pháp

Để có thể giải quyết vấn để tồn tại trên, tôi đưa ra một số giải pháp khắc phục như sau:

Tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ trong các trường tiểu học, sinh hoạt cụm giữa các trường tiểu học với nhau, để giáo viên chia sẻ với nhau những kinh nghiệm quý báu, góp phần năng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học.

Trang bị đầy đủ các thiết bị và đồ dùng dạy học trong các phòng học để tạo môi trường và điều kiện học tập, làm việc thuận tiện nhất cho cả học sinh và giáo viên.

Nên tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi để phát huy năng lực sáng tạo của giáo viên trong dạy học, thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy học mới để nâng cao hiệu quả chất lượng giờ dạy. Kết hợpthật tốt

quá trình giảng dạy với việc đánh giá học sinh để có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

TIỂU KẾTCHƯƠNG 3

Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu cho phép khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp dạy học đã đề xuất ở chương 2 của đề tài. Việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn Tập đọc ở nhà trường tiểu học là thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nội dung nghiên cứu của để tài đã trình bày ban đầu, công trình nghiên cứu khoa học của chúng tôi đã hoàn thành việc nghiên cứu các vấn đề sau:

- Xác định được cơ sở khoa học về chuyện cổ tích và cổ tích hiện đại. Trong đó, chúng tôi đã khái quát về truyện cổ tích và truyện cổ tích hiện đại; tìm hiểu truyện cổ tích trong dòng chảy văn học – văn hóa dân gian; đặc biệt, chúng tôi đã chỉ ra được những đặc điểm của truyện cổ tích hiện đại để có thể phân biệt với các thể loại khác mới xuất hiện gần đây. Đồng thời, chúng tôi cũng làm rõ cơ sở thực tiễn của việc dạy học truyện cổ tích hiện đại ở nhà trường tiểu học nói chung và trong phân môn Tập đọc nói riêng.

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học Giấy Bãi Bằng – huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ. Từ thực tiễn dạy học cho thấy việc dạy học truyện cổ tích hiện đại trong nhà trường tiểu học còn chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn Tập đọc ở nhà trường tiểu học vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vẫn còn tồn tại một số vấn đề liên quan đến dạy và học truyện cổ tích hiện đại đối với cả giáo viên và học sinh.

- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 2 và các nguyên tắc tổ chức dạy học hiệu quả, cũng như tìm hiểu các nhân tố đảm bảo chất lượng dạy học Tiếng Việt. Chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn Tập đọc ở nhà trường nhà trường tiểu học nhằm giúp giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại như sau:

+ Biện pháp kết hợp giữa phương tiện dạy học hiện đại với lời kể mẫu + Biện pháp kết hợp giữa trò chơi đóng vai theo chủ đề với tìm hiểu bài + Biện pháp kết hợp liên môn giữa Kể chuyện và Tập đọc

- Để kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành dạy học thực nghiệm. Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn tổ chức dạy học một số bài học có truyện cổ tích hiện đại trong tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 2

của dự án mô hình trường tiểu học mới Việt Nam (VNEN) có sử dụng các biện pháp dạy học đã đề xuất. Chúng tôi đã thiết kế và xây dựng được 5 bài hướng dẫn tổ chức dạy học các bài có truyện cổ tích hiện đại trong chương trình lớp 2 (phụ lục 1). Các bài hướng dẫn tổ chức dạy học này có thể xem là một tài liệu tham khảo để từ đó các sinh viên nghành giáo dục tiểu học, các giáo viên tiểu học mới vào nghề tham khảo để có thể tự thiết kế các bài học khác có truyện cổ tích hiện đại trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. Để làm phong phú thêm kiến thức trong quá trình dạy học truyện cổ tích hiện đại trong chương trình tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Kết quả dạy học thực nghiệm đã bước đầu khẳng định tính đúng đắn, tính khả thi của các biện pháp đã đề ra.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu và triển khai thực nghiệm sư phạm một số nội dung của đề tài, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với nhà trường

Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, nhận thức, kĩ năng chuyên nghành cho giáo viên. Thường xuyên quan tâm đến đời sống của giáo viên, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình góp phần nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại trong môn Tiếng Việt.

Cần quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích trong phân môn Tập đọc cho học sinh. Đồng thời có những biện pháp theo dõi, kiểm tra đánh giá kết quả của quá trình dạy và học.

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sáng tạo cho giáo viên, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, giáo dục, mỗi

nhà trường cần quan tâm đến việc bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại trong môn Tiếng Việt.

2.2. Đối với giáo viên

Phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi nâng cao kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là kĩ năng sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn Tập đọc cho học sinh.

Trong quá trình dạy học, giáo viên cần lồng ghép, tích hợp các kiến thức, kĩ năng trong bài học để giáo dục học sinh một số nội dung giáo dục ở tiểu học như: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, giáo dục chủ quyền biển đảo, giáo dục kĩ năng sống,... Từ đó, các bài học được gắn liền với

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn tập đọc ở nhà trường tiểu học (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)