Lời người kể chuyện cần đọc với giọng:

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn tập đọc ở nhà trường tiểu học (Trang 120)

b) Lời cô giáo cần đọc với giọng: khi ân cần trìu mến, khi nghiêm khắc. c) Lời Minh và Nam cần đọc với giọng: đoạn đầu thì háo hức, đoạn cuối

thì rụt rè, hối lỗi.

d) Lời bác bảo vệ cần đọc với giọng: nghiêm nhưng nhẹ nhàng. Câu 2: b Câu 3: b Câu 4: c Câu 5: a Câu 6: c Câu 7: a PHIẾU HỌC TẬP 2 Sự tích cây vú sữa

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Bài đọc cần đọc với giọng như thế nào?

a) Nhanh, mạnh, dứt khoát và nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả. b) Chậm rãi, nhẹ nhàng và nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả. c) Hồn nhiên, phấn khởi.

Câu 2: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? a) Cậu bé ham chơi quên đường về.

b) Cậu ham chơi, bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi. c) Cậu xin lỗi mẹ.

Câu 3: Trở về nhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì? a) Cậu la cà khắp nơi chẳng nghĩ đến mẹ.

b) Cậu đi khắp noi tìm mẹ.

c) Cậu gọi mẹ đến khản tiếng rồi ôm lấy cây xanh trong vườn mà khóc. Câu 4: Những nét nào của cây gợi lên hình ảnh của mẹ?

a) Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.

b) Cây xòa cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về. c) Cả a, b đều đúng.

d) Cả a, b đều sai.

Câu 5: Câu chuyện nói lên điều gì? a) Phải biết học thật giỏi.

b) Tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con. c) Làm con phải biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ. d) Cả a, b, c đều đúng. Đáp án phiếu bài tập số 2 Câu 1: b Câu 2: b Câu 3: c Câu 4: c Câu 5: c PHIẾU HỌC TẬP 3 Sáng kiến của bé Hà

Câu 1: Hãy điềm vào chố chấm giọng đọc của bài Người mẹ hiền:

a) Lời người kể chuyện cần đọc với giọng: ... b) Lời bé Hà cần đọc với giọng: ... c) Lời của ông bà cần đọc với giọng: ...

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 2: Bé Hà trong bài đã có sáng kiến gì?

a) Em đã nghĩ ra cần có ngày của gia đình. b) Em nghĩ ra cần có ngày của ông bà. c) Cả a và b đều đúng.

a) Ngày 1 tháng 10. b) Ngày 1 tháng 6. c) Ngày 1 tháng 5.

Câu 3: Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày ông bà. Vì sao? a) Vì ngày đó Hà có nhều điểm mười.

b) Vì ngày đó các cô, chú đều chúc thọ ông bà.

c) Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cu già. Câu 4: Bé Hà trong câu chuyện là một cô bé như thế nào?

a) Bé Hà là một cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà. b) Bé Hà học rất giỏi.

c) Cả a và b đều đúng.

Câu 5: Nối các từ ngữ (cột A) với nghĩa (cột B). A

(a) Cây sáng kiến (b) Lập đông (c) Chúc tho.

B (1) Bắt đầu mùa đông.

(2) Chúc mùng người già sống lâu. (3) Người có nhiều sáng kiến. Đáp án phiếu học tập số 3 Câu 1: b Câu 2: a Câu 3: c Câu 4: a Câu 5: (a) -> (3) ; (b) -> (1) ; (c) -> (2). PHIẾU HỌC TẬP 4 Tìm ngọc

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Câu chuyện có những nhân vật nào?

b) Chó và Mèo.

c) Chó, Mèo và chàng trai.

Câu 2: Vì sao Long Vương lại tặng cho chàng trai viên ngọc quý? a) Vì Long Vương rất quý chàng trai.

b) Vì chàng trai đã cứu con rắn nước. Con rắn ấy là con của Long Vương. c) Cả a và b đều đúng.

Câu 3: Viên ngọc đã bị mất vì lí do nào?

a) Một người thợ kim hoàn đánh tráo khi biết đó là ngọc quý. b) Chàng trai đã làm rơi viên ngọc.

c) Chó và mèo đã làm mất viên ngọc. Câu 4: Mèo đã làm gì để tìm lại viên ngọc?

a) Mèo tự mình vào nhà người thợ kim hoàn tìm ngọc. b) Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc.

c) Mèo rủ Chó vào nhà người thợ kim hoàn tìm ngọc.

Câu 5: Chó và Mèo đã vượt qua mấy thử thách để mang được ngọc về cho chàng trai?

a) 1 b) 2 c) 3

Câu 6: Vì sao chàng trai lại yêu quý hai con vật Chó và Mèo? a) Vì Chó và Mèo đã tìm lại được viên ngọc.

b) Vì chó và Mèo là hai con vật thông minh, tình nghĩa và là bạn tốt của con người. c) Cả a và b đều đúng. Đáp án phiếu học tập số 4 Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: a Câu 4: b

Câu 5: c Câu 6: b

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Cò và Cuốc

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Hãy điền vào chố chấm xác định đúng giọng đọc của bài Cò và Cuốc:

a) Lời Cò cần đọc với giọng: ... b) Lời Cuốc cần đọc với giọng: ... Câu 2: Thấy Cò lội ruộng, Cuốc đã hỏi Cò điều gì?

a) Chị không bay lên trời cao sao?

b) Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? c) Chị đang làm gì vậy?

Câu 3: Vì sao Cuốc lại hỏi Cò như vậy? a) Vì Cuốc thấy Cò mặc áo trắng. b) Vì Cuốc thấy Cò hay lười biếng.

c) Vì Cuốc nghĩ rằng: áo Cò trắng phau, Cò thường bay dập dờn như múa trên trời cao, chẳng lẽ có lúc lại phải lội bùn bắt tép bẩn thỉu, khó nhọc như vậy.

Câu 4: Hãy khoanh tròn trước những đáp án mà em cho là đúng với câu hỏi:

Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên là gì?

a) Khi lao động không ngại vất vả, khó khăn. b) Không cần lao động cũng được sung sướng.

c) Mọi người ai cũng phải lao động. Lao động là đáng quý. d) Phải lao động mói được sung sướng ấm no.

e) Không cần phải làm những việc khó khăn vất vả trong cuộc sống. f) Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng.

g) Lao động là rất vất vả nên không cần pải làm.

Câu 1:

a) Lời của Cò cần đọc với giọng: dịu dàng, vui vẻ.

b) Lời của Cuốc cần đọc với giọng: hồn nhiên, ngây thơ. Câu 2: b

Câu 3: c

Câu 4: a, c, d, f.

PHỤ LỤC 4

Hoạt động nhóm

Hợp tác nhóm

Giáo viên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong giờ giảng

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại trong phân môn tập đọc ở nhà trường tiểu học (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)