6. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Các biện phápnâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc với các
2.2.4. Sử dụng kết hợp các kĩ thuật dạy học tích cực
Dạy học truyện cổ tích hiện đại cho học sinh tiểu học có ý nghĩa quan trọng vì vậy cần phải dạy học một cách có hiệu quả. Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học truyện cổ tích hiện đại cũng là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thể loại này.
2.2.4.1. Kĩ thuật dạy học tích cực là gì?
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2000- 2020), sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu so với thế giới đòi hỏi đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học. Luật giáo dục (2005) đã khẳng định: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Đây là vấn đề quan trọng và cốt yếu trong dạy học. Việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học cũng cũng là thành tố góp phần vào thực hiện tốt mục tiêu đổi mới trên.
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Hay nói cụ thể hơn kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống, hoạt động nhằm thực hiện, giải quyết một nhiệm vụ, nội dung cụ thể của bài học. Kĩ thuật dạy học tích cực có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực của học sinh và nó là thành phần của phương pháp dạy học tích cực. Trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh có sự tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhằm giúp học sinh chiếm lính tri kiến thức, kĩ năng cần thiết qua mỗi bài học. Để áp dụng các kĩ thuật dạy học đạt hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, ngoài việc tuân thủ các quy trình mang tính đặc trưng của kĩ thuật dạy học còn đòi hỏi sự linh hoạt , sáng tạo và nghệ thuật sử dụng của người giáo viên. Sau đây là một số kĩ thuật dạy học thường được sử dụng trong dạy học Tiếng Việt.
Kĩ thuật đặt câu hỏi
Mục tiêu của việc sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi là:
Hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan trọng là một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Hệ thống câu hỏi của giáo viên phải giúp học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học, khuyến khích học sinh tham gia thảo luận xoay quanh câu hỏi.
Các dạng câu hỏi giáo viên thường sử dụng là: câu hỏi đóng, câu hỏi bán mở và câu hỏi mở.
Câu hỏi đóng: Là dạng câu hỏi chỉ có một câu trả lời “có” hoặc “không”. Ví dụ: Khi tìm hiểu xong câu chuyện “Tôm Càng và Cá Con” , Giáo viên đưa ra câu hỏi “Có phải Tôm Càng đã cứu Cá Con khỏi gặp nạn không?”
Câu hỏi bán mở: Là những câu hỏi đã chỉ rõ dạng câu trả lời mà người hỏi muốn người trả lời theo hướng của mình.
Ví dụ: Khi dạy hoạt động cơ bản 8, bài 10A: Em yêu mến ông bà như thế nào (tiết 2). Sau khi nghe học sinh báo cáo kết quả hoạt động giáo viên có thể hỏi thêm câu hỏi để khắc sâu kiến thức cho học sinh là: Vì sao bé Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức “ngày ông bà”? Với câu hỏi này học sinh dễ dàng trả lời được đúng khi đã thực hiện xong hoạt động cơ bản 8.
Các dạng câu hỏi đóng hay câu hỏi bán mở không có hữu ích khi trao đổi, thảo luận trong giờ học.
Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời. khi đặt câu hỏi mở cần tạo cơ hội cho học sinh được chia sẻ ý kiến cá nhân. Cần lưu ý khi đặt ra câu hỏi mở phải phù hợp với trình độ của học sinh trong lớp, cần chú ý tới các cấp độ nhận thức bởi lẽ trong mỗi lớp trình độ của học sinh là khác nhau có nhưng học sinh giỏi cũng có học sinh yếu vì vậy các câu hỏi đặt ra cần đáp ứng được thực tế đó. Theo Bloom thì có 6 mức độ kiểm tra, đánh giá tương ứng với các mức độ nhận thức của người học đó là: biết, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo.
Câu hỏi theo cấp độ nhận thức bao gồm có: câu hỏi biết, câu hỏi hiểu, câu hỏi áp dụng, câu hỏi phân tích, câu hỏi đánh giá và câu hỏi sang tạo.
Câu hỏi biết được đặt ra nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ kiện, số liệu, tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm… Chẳng hạn, khi dạy xong bài học có thể hỏi học sinh trong câu chuyện có tất cả mấy nhân vật?
Câu hỏi hiểu là câu hỏi nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm… khi tiếp nhận thông tin.
Câu hỏi áp dụng là các câu hỏi dung để kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được (các dữ kiện số liệu, các đặc điểm…) vào tình huống mới.
Câu hỏi phân tích được dung nhằm mục đích kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó tìm ra mối liên hệ hoặc chứng minh luận điểm hoặc đi đến kết luận.
Ví dụ: Qua câu chuyện, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Câu hỏi đánh giá là câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh trong việc nhận đinh, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng, dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
Ví dụ: Chọn tên khác cho câu chuyện theo gợi ý cho sẵn? Vì sao em chọn tên đó? Câu hỏi sáng tạo là câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng của học sinh có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
Ví dụ: Khi dạy bài 17A: Những người bạn thông minh tình nghĩa.
Ở bài tập 3 của hoạt động cơ bản học sinh hoạt động theo cặp đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Khi học sinh đã nắm được nghĩa của các từ ngữ giáo viên cho học sinh đặt câu với các từ ngữ đó. Việc làm này kiểm tra được mức độ hiếu bài của học sinh. Nếu học sinh không nắm được nghĩa các từ ngữ đó sẽ không thể đặt được câu đúng.
Trong quá trình đặt câu hỏi giáo viên cần đặc biệt chú ý phải dừng lại khi đặt câu hỏi để tích cực hóa tất cả các hoạt động của học sinh, phân phối
câu hỏi cho cả lớp và phải nhấn mạnh vào trọng tâm câu hỏi, quan tâm tới các phản hồi của học sinh để có những hướng dẫn hay gợi ý kịp thời giúp các em nắm được vấn đề, cần đưa ra các câu hỏi có tính chất liên hệ thực tiễn để các em có thể vận dụng vào cuộc sống. Cần tránh việc lặp lại câu hỏi hay đưa ra các câu hỏi có cùng nội dung, không nên tự trả lời câu hỏi của mình mà cần phải co những gợi ý giúp học sinh tự trả lời. giáo viên không nên nhắc lại câu trả lời của học sinh
Kĩ thuật khăn phủ bàn
Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học nhằm mục tiêu:
Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động, học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.
Kích thích thúc đẩy, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm, sự tương tác trong học tập của học sinh.
Khi sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn giáo viên cần thực hiện các công việc sau:
- Chia nhóm.
- Trên khổ giấy to chia làm 5 phần: Phần giữa và bốn phần xung quanh được chia cho bốn người trong nhóm.
- Mỗi cá nhân trong nhóm làm việc độc lập và viết câu trả lời vào phần giấy của mình.
- Trên cơ sở những ý kiến của cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy.
Khi dạy học theo kĩ thuật khăn phủ bàn giáo viên cần chú ý. Các câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi mở, nếu số lượng học sinh trong nhóm quá đông giáo viên cần chuẩn bị những tờ giấy nhỏ để cho học sinh ghi ý kiến cá nhân sau đó đình vào xung quanh “khăn phủ bàn”.
Ví dụ: Hoạt động thực hành 4, trong bài 17A: Những người bạn thông minh, tình nghĩa. Học sinh hoạt động theo nhóm nên giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để học sinh thảo luận đạt hiệu quả cao. Khi sử dụng kĩ
thuật khăn phủ bàn thì mỗi học sinh đều được nói lên ý kiến của cá nhân và được bảo vệ ý kiến của mình. Bên cạnh việc sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn giáo viên có thể kết hợp với kĩ thuật đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức trong bài tập đó. Sử dụng kĩ thuật này sẽ làm phát huy tính tích cực học tập của các em, tránh tình trạng ỷ lại vào học sinh khá giỏi.
Kĩ thuật mảnh ghép
Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. Kĩ thuật mảnh ghép được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm mục tiêu giải quyết nhiệm vụ phức tạp, kích thích sự tham gia tích cực, nâng cao vai trò của cá nhân, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân.
Để tiến hành tổ chức dạy học theo kĩ thuật này, ta phải tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm qua 2 vòng: Vòng 1 là nhóm chuyên sâu, vòng 2 là nhóm mảnh ghép.
Vòng 1: Nhóm chuyên sâu: Hoạt động theo nhóm (3 hoặc 4 học sinh…). Nhóm làm việc theo nhiệm vụ. Ví dụ: Nhóm 1 làm nhiệm vụ A, nhóm 2 làm nhiệm vụ B,…Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người mới (1 học sinh nhóm 1, 1 học sinh nhóm 2,…). Các thành viên trong nhóm mới chia sẻ câu trả lời và thông tin của vòng 1 với nhau một cách đầy đủ. Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết. Các nhóm mới trình bày chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2.
Với kĩ thuật này giáo viên có thể sử dụng trong các giờ dạy học Tập làm văn. Ví dụ trong tiết Tập làm văn miêu tả chiếc cặp sách của em.
Vòng 1: Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm 4 học sinh. Nhóm 1 thực hiện nhiệm vụ giới thiệu về chiếc cập sách. Nhóm 2 thực hiện nhiệm
vụ kể tên các bộ phận của chiếc cặp sách. Nhóm 3 thực hiện nhiệm vụ miêu tả hình dáng và màu sắc của chiếc cặp. Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải được trả lời về vấn đề thảo luận trong nhóm.
Vòng 2: Giáo viên lại tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm 4 học sinh mới (1 học sinh nhóm 1, 1 học sinh nhóm 2, 1 học sinh nhóm 3, 1 học sinh nhóm 4). Các thành viên trong nhóm mới chia sẻ bài làm của vòng 1 cho nhau một cách đầy đủ. Sau khi học sinh đã chia sẻ thông tin của vòng 1 giáo viên giao nhiệm vụ mới cho nhóm là hãy viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả chiếc cặp sách của em.
Sơ đồ tư duy
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả dạy học, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học vẹt.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tiếng Việt có thể được tiến hành theo trình tự nhất định. Ở vị trí trung tâm sẽ được phát triển các hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm/ chủ đề (nội dung chính). Từ trung tâm sẽ được phát triển với các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 1 liên quan bắng các nhánh chính. Từ các nhánh chính liên tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa (tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính). Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục…
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học cần chú ý một số điểm sau: Giáo viên cần giới thiệu kiến thức đến học sinh bằng cách tổ chức thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy, sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng,… Giáo viên cần đưa ra các câu hỏi gợi ý cho học sinh lập sơ đồ tư duy (thấy được mối quan hệ giữa từ khóa/ chủ đề với các tiểu chủ đề). Bên cạnh đó, giáo viên phải khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ. Giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong các bài Tiếng Việt hoặc giờ ôn tập.
Kĩ thuật hợp tác là kĩ thuật được sử dụng nhằm chuẩn bị cho học sinh hướng tới xã hội hợp tác giúp quá trình học tập tốt hơn. Nhiệm vụ của kĩ thuật này đòi hỏi sự hợp tác thường liên quan đến hoạt động học tập, các nhiệm vụ này giúp nâng cao mối quan hệ của học sinh, khả năng giao tiếp, phối hợp với nhau theo nhóm tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.
Khi giảng dạy sử dụng kĩ thuật học tập hợp tác cần chú ý một số điểm sau: Giáo viên phải thành lập được nhóm học tập. Các thành viên trong nhóm có sự hợp tác tích cực, cùng nhau hoạt động để thực hiện nhiệm vụ được giao. Mỗi thành viên tự rèn cho mình các kĩ năng sống khác nhau. Giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở các em rà soát công việc đang làm bằng cách đặt ra câu hỏi: “Chúng ta đang làm như thế nào?”
Hiện nay, tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt theo mô hình trường tiểu học mới các bài tập được thiết kế dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau trong một tiết học. Phần lớn trong mỗi tiết học đều có hoạt động nhóm, học sinh được học taapj và làm việc cùng nhau để tìm hiểu bài học chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn tổ chức hoạt động cho các em. Để hoạt động một cách có hiệu quả các em phải cùng nhau thực hiện nhiệm vụ bài tập. Hoạt động nhóm trong mỗi tiết học sẽ rèn cho các em kĩ năng học tập hợp tác, cùng nhau làm việc.
Chẳng hạn, khi dạy bài 10A: Em yêu mến ông bà như thế nào (tiết 2). Các bài tập trong tiết học gòm từ bài tập 5 đến bài tập 8 của hoạt động cơ bản và bài tập 1 của hoạt động thực hành đều yêu cầu thực hiện dưới hình thức hoạt động nhóm. Các em cùng nhau làm việc sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động cho giáo viên.
Kĩ thuật “KWL” (những điều đã biết, những điều muốn biết, những điều đã học được sau bài học)
Kĩ thuật KWL là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học. Học sinh xác định động cơ / nhiệm vụ học tập và tự đánh giá kết quả học tập sau nội
dung/ bài học thông qua việc xác định những hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức có liên quan đến bài học, xác định nhu cầu về kiến thức mới và đánh giá kết quả học tập của mình sau bài học trên cơ sở kết quả thu được học sinh tự điều chỉnh cách học của mình.
Sử dụng kĩ thuật KWL sẽ tăng cường tính độc lập, sự tương tác giữa học sinh với học sinh. Đồng thời, nó có thể giúp giáoviên đánh giá được kết quả của giờ học thông qua tự đánh giá, thu hoạch của học sinh để từ đó giáo