CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
3.1. Các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
3.1.2. Thu hút và sử dụng hợp lý nguồn lực tri thức:
Kết thúc khóa học, không chỉ du học sinh học bổng băn khoăn khi trở về Việt Nam làm việc trong cơ quan cũ, mà ngay cả du học sinh tự túc cũng lúng túng cho định hƣớng nghề nghiệp, xin việc. Nhà nƣớc cần tạo môi trƣờng làm việc tốt và chi trả lƣơng xứng đáng để thu hút nhân tài.
Hàng nghìn du học sinh đã đƣợc cử đi học (theo Đề án 322 của chính phủ) nhƣng đến thời điểm này, vẫn chƣa có một con số thống kê chính thức nào về con số bao nhiêu du học sinh đã về nƣớc, bao nhiêu còn ở lại nƣớc ngoài, sau khi về nƣớc bao nhiêu du học sinh đƣợc nhận công tác và chất lƣợng làm việc nhƣ thế nào.Có một thực tế: Mặc dù các du học sinh đi học
bằng ngân sách nhà nƣớc phải ký hợp đồng, cam kết với cơ quan sẽ quay trở lại làm việc sau khi tốt nghiệp, tuy nhiên, theo dự thảo quản lý du học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các du học sinh này đƣợc quyền ở lại nƣớc bạn học tập, nghiên cứu thêm 3 năm rồi mới bắt buộc phải về nƣớc. Chính vì thế, nhiều du học sinh sau 3 năm ở lại thêm, khi quay về nƣớc, vì chế độ lƣơng bổng còn nhiều hạn chế nên đã xin chuyển công tác.Chính phủ cần có những điều chỉnh hợp lý, vì với mức lƣơng 4-5 triệu đồng/tháng nhƣ hiện nay thì các cơ quan sẽ rất khó “giữ chân” đƣợc các du học sinh trong khi doanh nghiệp nƣớc ngoài “mời chào” mức lƣơng cao gấp nhiều lần. Có không ít du học sinh theo học bổng Chính phủ đã sẵn sàng bồi thƣờng kinh phí đào tạo cho nhà nƣớc để chuyển việc. Du học sinh luôn sẵn sàng cống hiến sức lực và trí tuệ sau khi đã đƣợc Nhà nƣớc đào tạo, nhƣng cũng cần có những đãi ngộ thỏa đáng hơn.
Sắp xếp và bố trí công việc cho du học sinh không phù hợp chuyên môn, hay không tạo môi trƣờng làm việc hợp lý để du học sinh phát huy công việc nghiên cứu khoa học cũng không làm cho du học sinh cống hiến hết khả năng. Nhiều du học sinh sau khi về nƣớc một thời gian lại tìm cách xin chỉ tiêu tiếp tục ra nƣớc ngoài, gây lãng phí và thất thoát một nguồn chất xám của đất nƣớc. Các cơ quan quản lý nguồn lực cần có một chính sách đồng bộ để thu hútngƣời giỏi về nƣớc làm việc, đồng thời khuyến khích những ngƣời đang làm việc trong nƣớc học tập phấn đấu để làm cho tốt.
Tuy nhiên, du học sinh sau khi tốt nghiệp cũng không nhất thiết cứ phải làm việc tại Việt Nam mới là ngƣời có tâm huyết và nhiệt tình cống hiến cho đất nƣớc. Có những lĩnh vực mà không ở Việt Nam có khi lại cống hiến nhiều hơn, đặc biệt những lĩnh vực chúng ta không có đủ điều kiện cho các nhà khoa học làm việc. Với thời đại internet và công nghệ thông tin ngày nay, khả
năng các nhà khoa học Việt Nam ở tại nƣớc ngoài làm việc trực tuyến với Việt Nam là vô tận.