Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa
địa bàn huyện Thanh Liêm
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, kinh tế huyện Thanh Liêm cũng chuyển biến mạnh mẽ. Các DNNQD trên địa bàn huyện ra đời và phát triển một cách nhanh chóng, theo số liệu báo cáo của Chi cục thuế huyện về số DNNQD đang hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: Năm 2011 có 244 doanh nghiệp, năm 2012 có 242 doanh nghiệp, năm 2013 có 238 doanh nghiệp, năm 2014 có 323 doanh nghiệp trong đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 80%, tiếp đến doanh nghiệp tư nhân chiếm 3%, công ty cổ phần chỉ có 15% và hợp tác xã chiếm 2%, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp như sau:
Các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực từ sản xuất, khai thác, xây dựng, chế biến, dịch vụ đến thương mại, du lịch, vận tải, đồng thời bao gồm cả kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề như kết hợp cả kinh doanh thương mại, dịch vụ, giữa sản xuất và dịch vụ, kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực. Các doanh nghiệp đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp không nhỏ nguồn thu Ngân sách cho huyện.
Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp có số vốn lớn tương đối ít, chủ yếu số vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ. Do điều kiện tự nhiên của huyện Thanh Liêm, các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào ngành nghề khai thác đá. Phần lớn các doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động ở thị trấn Kiện Khê và hai xã Thanh Tân, Thanh Thủy.
Từ tình hình thực tiễn về sự phát triển của các doanh nghiệp trong huyện thời gian vừa qua và xu hướng phát triển của nó. Điều này cho thấy nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực này có vị trí quan trọng cần được tăng cường quản lý, khai thác nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách huyện. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng để đảm bảo tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ pháp luật. Mặt khác, giúp các doanh nghiệp phát triển theo định hướng của Nhà nước, quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình quản lý thu thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết, không chỉ trên phương diện đảm bảo số thu cho ngân sách huyện, mà còn có ý nghĩa trên phương diện quản lý.