Những hạn chế và nguyên nhân trong công quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 77 - 82)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoà

3.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong công quản lý thu thuế

nghiệp ngoài quốc doanh tại địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam 3.3.3.1. Những hạn chế trong công quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trong những năm qua chi cục thuế huyện Thanh Liêm đã chủ động chỉ đạo triển khai, tham mưu cho ủy ban nhân dân huyện nhiều biện pháp thiết thực trong quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thu được những kết quả nhất định về nhiều mặt. Tuy nhiên kết quả mới chỉ là bước đầu,

vẫn còn nhiều những tồn tại hạn chế cần được tiếp tục giải quyết khắc phục.

Một là, tình trạng thất thu thuế ở một số khoản thu, sắc thuế vẫn còn

nhiều, đặc biệt trên địa bàn huyện là thuế tài nguyên.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lợi dụng qui trình tự tính, tự khai và nộp thuế để trốn thuế để nộp chậm tiền thuế, nhất là việc kê khai khấu trừ hoàn thuế GTGT,vi phạm hoá đơn chứng từ và hạch toán kế toán, khai khống chi phí dẫn đến giảm thuế TNDN còn diễn ra ở nhiều đơn vị làm thất thu ngân sách nhà nước.

Thứ hai, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế và cung cấp các dịch

vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp tuy có nhiều bước tiến song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của quản lý thuế hiện đại.

- Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ của đối tượng nộp thuế về tinh thần tự giác, trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ như nhau đối với tất cả các nhóm đối tượng nộp thuế, tạo ra hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ chưa cao. Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện làm việc của đội tuyên truyền còn thiếu và lạc hậu.

- Việc tuyên truyền chủ yếu giúp người nộp thuế bắt buộc tuân thủ pháp luật về thuế chưa nêu cao tinh thần tự giác.

- Nội dung và hình thức tuyên truyền còn nghèo nàn, chưa thực sự đến với người nộp thuế.

Thứ ba, công tác xử lý tờ khai có lúc chưa kịp thời, làm ảnh hưởng tới

các khâu khác như quản lý nợ, thanh tra kiểm tra.

Thứ tư, công tác quản lý nợ chưa chặt chẽ, chưa kiểm soát được số nợ

các biện pháp xử phạt, chưa tổ chức cưỡng chế nợ. Tỷ lệ nợ thuế trên tổng số thu NSNN địa phương là quá cao.

Thứ năm, công tác kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập, phân tích đánh giá rủi

ro theo quy định của Luật quản lý thuế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ, chưa khai thác được thông tin kết quả của ngành nên kết quả còn hạn chế.

Số lượng các doanh nghiệp được thanh tra kiểm tra trên tổng số doanh nghiêp hoạt động còn thấp nhở hơn 17% theo quy định của ngành diễn ra ở nhiều năm làm giảm hiệu quả quản lý thu thuế.

Thứ sáu, ứng dụng tin học đã được triển khai ở hầu hết các khâu trong

quy trình quản lý thuế, tuy nhiên việc vận hành, khai thác ứng dụng của các cán bộ quản lý còn hạn chế, đặc biệt là bộ phận thanh tra, kiểm tra chưa triển khai tốt cũng như khai thác ứng dụng thanh tra kiểm tra một cách hiệu quả.

Khung pháp lý liên quan đến các giao dịch điện tử trong cung cấp dịch vụ thuế của cơ quan thuế chưa hoàn thiện, còn thiếu các quy định tờ khai thuế điện tử là như thế nào, tờ khai thuế điện tử được lưu trữ, quản lý tại cơ quan thuế và tại người nộp thuế để có thể đối chiếu khi cần.

Việc triển khai dịch vụ thuế điện tử mới chỉ được áp dụng đối với các công việc cơ bản như khai, nộp thuế điện tử, tra cứu thông tin của người nộp thuế. Các khâu như cưỡng chế nợ, hoàn thuế và thanh tra thuế điện tử chưa được triển khai toàn diện.

Thứ bảy, Chi cục thuế chưa có đội kiểm tra nội bộ riêng, mà do đội

kiểm tra chi cục thuế kiêm nghiệm kết quả kiểm tra nội bộ chưa cao mang tính hình thức đối phó.

3.3.3.2. Nguyên nhân trong công tác quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại địa bàn huyện Thanh Liêm.

Một là, tổ chức bộ máy ngành thuế tuy đã được tăng cường về chất

lượng nhưng trình độ nghiệp vụ quản lý thu thuế còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu công tác đa dạng phức tạp trong quản lý thu thuế hiện nay.

Việc phân công bố trí cán bộ ở các bộ phận chưa hợp lý, và chưa được coi trọng dẫn đến kết quả làm việc của cán bộ thuế còn thấp.

Cán bộ làm việc ở bộ phận thanh tra, kiểm tra chiếm 10% trong tổng số cán bộ của toàn chi cục là quá thấp so với yêu cầu của ngành là 30%.

Trong đó cán bộ ở đội thuế liên xã chiếm 30% tổng số cán bộ toàn chi cục, gây lãng phí nguồn lực vì bộ phận này quản lý đối tượng có số thu không đáng kể trong tổng thu ngân sách địa phương.

Chưa thực hiện luân phiên, luân chuyển công tác cán bộ theo đúng quy định của ngành, tạo tâm lý dư luận không tốt trong cơ quan không khích lệ được cán bộ cố gắng, nỗ lực, sáng tạo trong công việc, tạo kẽ hở cho các cán bộ làm việc ở những bộ phận quản lý doanh nghiệp sách nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Mặt khác số lượng các DNNQD ngày một tăng cả về số lượng và quy mô vốn đầu tư, trong khi nguồn nhân lực tại Chi cục không tăng tạo ra khối lượng không nhỏ các vấn đề tồn tại chưa được giải quyết làm giảm hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế.

Hai là, môi trường quản lý thuế chưa tạo điều kiện thuận lợi cho công

tác quản lý thuế.

Trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật pháp về thuế của một bộ phận các doanh nghiệp tại địa phương còn chưa cao.

Trình độ về CNTT tại một số doanh nghiệp còn thấp việc sử dụng các dịch vụ thuế do cơ quan thuế cung cấp còn nhiều lúng túng, tồn tại tâm lý ngại sử dụng công nghệ thông tin vì sợ bị khai thác, lộ bí quyết nghề nghiệp; Thậm trí một số còn tâm lý thuê kế toán để làm những giao dịch về thuế... Còn tình trạng chờ tới điểm nút của thời hạn nộp hồ sơ, nên hạ tầng truyền thông ngành thuế đã được hoàn thiện nâng cấp nhưng vẫn còn nghẽn mạng cục bộ.

Ba là, ứng dụng tin học trong quản lý thuế đã triển khai nhưng hay xảy

ra lỗi, gây khó khăn cho cán bộ vận hành. Việc triển khai ứng dụng chưa phủ khắp toàn quốc, dẫn đến hiệu quả khai thác ứng dụng chưa cao như ứng dụng đối chiếu chéo hóa đơn, ứng dụng TMS... Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng công nghệ cho việc cung cấp dịch vụ thuế điện tử còn chưa hoàn thiện đồng bộ, chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ điện tử.

Bốn là, sự phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan ban ngành như

sở Tài nguyên môi trường; Bảo hiểm; Ngân hàng; Hải quan... chưa cao, không liên tục, dẫn đến việc nắm bắt thông tin về người nộp thuế còn hạn chế, chưa kịp thời, ảnh hưởng đến kết quả quản lý doanh nghiệp.

Việc doanh nghiệp khai thuế tài nguyên thiếu so với sản lượng thực tế là kết quả của việc cơ quan thuế chưa có thông tin kịp thời về số liệu đo mỏ của sở Tài nguyên môi trường.

Năm là, do hạn chế về số lượng cán bộ, cũng như năng lực cán bộ chi

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN THANH LIỂM, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)