Mục tiêu và định hướng về quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 82 - 85)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu và định hướng về quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoà

quốc doanh tại địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đến năm 2020

4.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh và quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Chủ trương của Đảng bộ huyện Thanh Liêm đến 2020, huyện phấn đấu giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 10 đến 11,5% trở lên, trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 17%, thương mại - dịch vụ 14%. Cơ cấu kinh tế phấn đấu đạt nông nghiệp 30%, công nghiệp - xây dựng 35%, dịch vụ 35%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 6,5 triệu đổng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1%

* Về định hướng phát triển doanh nghiệp:

Tạo môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý cho phát triển doanh nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tích cực huy động mọi nguồn lực để xây dựng các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện như cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện tại Thanh Hải, cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề ở xã Thanh Lưu, Thanh Hà, thị Trấn Kiện Khê... Khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất khai thác vật liệu xây dựng, vật liệu phụ gia xi măng. Thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, ngày càng hiện đại hóa, công nghiệp hóa.Thực hiện tốt Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế vùng Tây Đáy nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương.

* Về công tác quản lý thuế:

Cùng với cải cách chính sách thuế để hội nhập với khu vực và thế giới, quản lý thuế nói chung, đặc biệt là quản lý thu thuế các đối tượng nộp thuế lớn (doanh nghiệp) cũng phải được cải cách để đảm bảo quản lý thu thuế đối với một nền kinh tế ngày càng phát triển, theo xu hướng chung đó là ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, rút ngắn thời gian làm thủ tục về thuế bằng việc triển khai hình thức khai thuế, nộp thuế điện tử luật hoá trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan thuế trong quản lý thuế.

Hoàn thiện khung pháp lý về thuế đáp ứng với yêu cầu thực tiễn sự phát triển kinh tế của đất nước và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Công tác quản lý thu thuế là công tác kinh tế, chính trị tổng hợp liên quan đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội; đến mọi tầng lớp nhân dân; là cuộc đấu tranh gay gắt giữa lợi ích cá nhân cục bộ với lợi ích quốc gia, giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, mọi tổ chức hoạt động kinh doanh. Vì vậy, không thể tách công tác quản lý thu thuế của ngành thuế ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thuế là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của địa phương.

Xã hội hóa công tác thuế ở đây được nhìn nhận với góc độ rộng hơn, với mục đích và nội dung khác toàn diện hơn. Xã hội hóa công tác thuế, có thể được hiểu là công tác thuế phải được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia, từ khâu dự thảo ban hành Luật đến khi Luật đi vào cuộc sống. Từ đó, góp phần xây dựng chính sách thuế một cách dân chủ, minh bạch, nâng cao các quyền của người nộp thuế, quyền giám sát của người dân, đồng thời tạo ra sự thay đổi cơ bản về nhận thức của xã hội, nâng cao ý thức nghĩa vụ thuế, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đối với công tác thuế.

4.1.2. Mục tiêu quản lý thu thuế thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

4.1.2.1. Mục tiêu chiến lược cải cách hệ thống thuế

Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 xác định, ứng dụng CNTT và áp dụng thuế điện tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Theo đó việc ứng dụng CNTT sẽ làm giảm ít nhất 50% chi phí tuân thủ pháp luật cho người nộp thuế, tự động hóa ít nhất 90% khối lượng công việc trong tất cả các chức năng quản lý thuế đối với cơ quan thuế.

Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ được tất cả các đối tượng chịu thuế cũng như tổ chức, cá nhân nộp thuế, giảm thiểu tối đa thất thu thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu vào NSNN.

4.1.2.2. Mục tiêu cơ bản của quản lý thu thuế

- Đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong cân đối thu chi Ngân sách trên

địa bàn. Xuất phát từ công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Thanh Liêm thời gian qua và thực trạng quản lý thu thuế đối với DNNQD, trước những chỉ tiêu mà Nhà nước giao cho Chi cục thuế thì yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý thuế phải hoàn thành tốt nhiêm vụ thu hàng năm.

- Phấn đấu thu vượt mức kế hoạch được giao hàng năm là 10%.

- Giảm tỷ lệ nợ đọng thuế còn 5 % trên tổng thu NSNN theo quy định. - Tập trung huy động đầy đủ các nguồn thu trên địa bàn vào Ngân sách nhà nước.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, phấn đấu giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuế.

- Đảm bảo 100% cán bộ công chức thuế đảm đương được nhiệm vụ quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)