Những thách thức của việc gia nhập WTO đến ngành nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển nông nghiệp Việt Nam (Trang 59 - 65)

Việt Nam

2.2.2.1. Cạnh tranh trong nông nghiệp ngày càng gay gắt hơn

Cạnh tranh đ-ợc coi là thử thách đầu tiên của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO. Gia nhập WTO, động thái đầu tiên ảnh h-ởng đến nông nghiệp n-ớc ta đó là tất cả những công cụ bảo hộ tr-ớc đây dần bị dỡ bỏ. Tr-ớc hết là thuế nhập khẩu, tiếp theo là trợ cấp cho nông nghiệp bị cắt giảm dần, đó là ch-a kể một số hình thức trợ cấp còn bị cấm. Cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn không những là hệ quả tất yếu của một nền nông nghiệp còn non kém khi gia nhập WTO. Đây còn là một khó khăn, một thử thách vô cùng lớn đối với ngành nông nghiệp. Nếu nông nghiệp n-ớc ta không v-ợt qua đ-ợc thử thách cạnh tranh gay gắt này thì sớm muộn cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng, thậm chí mất ph-ơng h-ớng trong định h-ớng phát triển. Cạnh tranh diễn ra trên nhiều ph-ơng diện: cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh trong nội bộ ngành, cạnh tranh ở thị tr-ờng trong n-ớc và cạnh tranh trên thị tr-ờng thế giới, cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh,….

Xét theo góc độ ngành và lĩnh vực, có cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh trong nội bộ ngành. Giữa các ngành thì đó là cạnh tranh để có đuợc những nguồn lực cần thiết phục vụ phát triển, cạnh tranh về lao động. Đặc biệt nếu là các ngành thuộc diện hàng có khả năng thay thế thì đó còn là cạnh

tranh về thị tr-ờng tiêu thụ, cạnh tranh khách hàng. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh về giá cả, về các yếu tố đầu vào, về sản l-ợng, về thị tr-ờng tiêu thụ,…ở n-ớc ta hiện nay, việc cạnh tranh trong nội bộ ngành đang diễn ra hết sức phức tạp. Ng-ời nông dân làm ăn nhỏ lẻ phải cạnh tranh gay gắt với các đơn vị sản xuất kinh doanh cùng mặt hàng với quy mô lớn. Nhiều ng-ời nông dân không thể chống đỡ nổi cạnh tranh nên bị phá sản, buộc phải chuyển sang lĩnh vực khác hoặc bổ sung vào đội quân những ng-ời thất nghiệp. Hậu quả xã hội của vấn đề này về lâu dài là rất nghiêm trọng.

Xét theo phạm vi cạnh tranh, ng-ời ta chia ra thành cạnh tranh ở thị tr-ờng trong n-ớc và cạnh tranh ở thị tr-ờng quốc tế. Tr-ớc khi gia nhập WTO, nhiều ng-ời đã nhận thức rõ việc cạnh tranh khốc liệt nhất lại là cạnh tranh ở thị tr-ờng trong n-ớc. Điều này rất dễ hiểu vì hàng hoá trong n-ớc phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá nhập khẩu từ các n-ớc thành viên với thuế suất -u đãi trên thị tr-ờng của n-ớc mình. Cạnh tranh ở thị tr-ờng quốc tế là hàng hoá n-ớc ta cạnh tranh với hàng hoá các n-ớc khác ở thị tr-ờng n-ớc khác. Đó là sự cạnh tranh về giá cả, chất l-ợng, mẫu mã, th-ơng hiệu sản phẩm,…

Trong tất cả các đối thủ cạnh tranh thì có lẽ Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của hàng nông sản Việt Nam. Điều này rất dễ hiểu vì xét về cơ cấu mặt hàng, Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm t-ơng đồng. Nh- vậy có nghĩa là, mặt hàng nào là thế mạnh của n-ớc ta cũng là thế mạnh, thậm chí rất mạnh của Trung Quốc. Với -u thế của một n-ớc lớn, vào WTO tr-ớc n-ớc ta, là láng giềng của ta nên hàng hoá Trung Quốc không những có -u thế hơn ta nhiều mặt mà khả năng thâm nhập vào thị tr-ờng n-ớc ta cũng t-ơng đối dễ dàng. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua hàng hoá nông sản của các n-ớc trong khu vực Đông Nam á cũng đã tràn vào Việt Nam khá ồ ạt. Ngay cả Campuchia cũng trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn của nông dân Việt Nam. Gạo của Campuchia tràn ngập thị tr-ờng Việt Nam, thậm chí ở ngay chính

vựa lúa của Việt Nam là Đồng bằng Sông Cửu Long cũng không có cách nào chống đỡ nổi với chất l-ợng gạo tốt, giá cả lại rẻ nh- của gạo Campuchia.

ở trên nhiều ph-ơng diện, cạnh tranh diễn ra hết sức phức tạp. Trong cuộc cạnh tranh này rất nhiều cá nhân, đơn vị sản xuất của Việt Nam đã thất bại trong quá trình cạnh tranh đó. Thậm chí, có chủ thể còn thất bại ở chính mặt hàng mà mình có thế mạnh hay thất bại ở trên chính thị tr-ờng của n-ớc mình. Trong tất cả các thách thức thì đối phó với cạnh tranh là thử thách đầu tiên mà nông nghiệp Việt Nam phải v-ợt qua khi tham gia vào sân chơi chung của WTO.

2.2.2.2. Sự phụ thuộc của nền kinh tế ngày càng tăng lên

Trong một nền kinh tế thị tr-ờng lại đ-ợc xây dựng theo cơ cấu kinh tế mở thì việc các chủ thể trong nền kinh tế chịu sự ràng buộc lẫn nhau là điều tất yếu. Do các quốc gia mở rộng tối đa các quan hệ kinh tế đối ngoại nên nền kinh tế các n-ớc có sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng lớn của nền kinh tế n-ớc ta với nền kinh tế nhiều n-ớc là điều đáng lo ngại.

Sự phụ thuộc này là tất yếu vì n-ớc ta gia nhập WTO, tức là chấp nhận tham gia vào một sân chơi của nhiều quốc gia, với những luật chơi đã giao -ớc. Để thích ứng với môi tr-ờng mới, Việt Nam đã phải điều chỉnh các hoạt động kinh tế của mình sao cho phù hợp. Càng ngày kinh tế Việt Nam càng chịu nhiều sự ràng buộc hơn. Sự ràng buộc càng lớn thì kinh tế n-ớc ta càng bị phụ thộc nhiều hơn và tính tự chủ của nền kinh tế càng giảm. Chính vì vậy mà kinh tế n-ớc ta th-ờng hay bị động tr-ớc những diễn biến phức tạp của thị tr-ờng thế giới.

Sự phụ thuộc này đ-ợc biểu hiện rõ nhất ở sự phụ thuộc vào thị tr-ờng n-ớc ngoài. Mỗi biến động trên thị tr-ờng thế giới đều làm ảnh h-ởng lớn đến nông nghiệp n-ớc ta. Tr-ớc hết là trên thị tr-ờng tiêu thụ hàng nông sản, sau đó đến thị tr-ờng các yếu tố sản xuất, nh-: thị tr-ờng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khoa học công nghệ,…Sự phụ thuộc này ảnh h-ởng rất lớn đến

giá cả, sản l-ợng, chất l-ợng sản phẩm,…làm cho đời sống của ng-ời nông dân khó khăn và bấp bênh tr-ớc xu thế hội nhập.

Sự phụ thuộc vào thị tr-ờng thế giới chủ yếu ở thị tr-ờng các yếu tố sản xuất (thị tr-ờng đầu vào) và thị tr-ờng tiêu thụ nông sản (thị tr-ờng đầu ra). Sự phụ thhuộc vào thị tr-ờng các yếu tố sản xuất nh-: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, các thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp,…

Trong đó, thị tr-ờng phân bón và thức ăn gia súc là ảnh h-ởng rõ nhất, trực tiếp nhất đến sản xuất nông nghiệp. Sự biến động bất lợi của giá cả và sản l-ợng hai mặt hàng này th-ờng xuyên gây ra khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Giá của các yếu tố đầu vào tăng lên sẽ đẩy chi phí sản xuất lên cao. Muốn có lãi, nông dân phải tăng giá bán của nông sản. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và các quy luật của thị tr-ờng cùng những điều khoản cam kết không cho phép việc ng-ời nông dân bán hàng hóa với chi phí sản xuất trong n-ớc. Sản xuất không thu đ-ợc lãi, thậm chí lỗ, buộc ng-ời nông dân phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí chuyển sang lĩnh vực sản xuất khác.

Sự phụ thuộc của nông nghiệp n-ớc ta vào thị tr-ờng tiêu thụ nông sản thế giới. Sự phụ thuộc này ảnh h-ởng trực tiếp đến nông dân và đến ngành nông nghiệp. Sự bấp bênh về l-ợng cầu và giá cả làm cho ng-ời sản xuất không yên tâm với đầu ra của nông sản. Công nghiệp chế biến n-ớc ta còn ở trình độ ch-a cao nên nông sản khó bảo quản hoặc chế biến thành các sản phẩm khác. Giá cả thấp, nông dân còn bị th-ơng gia ép giá nh-ng nông dân vẫn phải chấp nhận bán nông sản với giá thấp, thậm chí lỗ.

Có thể nói sự phụ thuộc của nền kinh tế n-ớc ta vào nền kinh tế thế giới và các n-ớc thành viên của WTO không chỉ ảnh h-ởng trực tiếp đến đời sống ng-ời nông dân mà còn là một trong những khó khăn, thử thách của ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

2.2.2.3. Phân phối lợi ích không đều giữa các tầng lớp dân c-

Phân phối vừa là một khâu trong quá trình sản xuất vừa là một mặt trong quan hệ sản xuất. Nó bị chi phối bởi sản xuất và sở hữu t- liệu sản xuất.

Tuy nhiên, nó có tính độc lập t-ơng đối và có khả năng tác động trở lại kích thích hoặc kìm hãm nền sản xuất xã hội. Khi Việt Nam gia nhập WTO và nông nghiệp Việt Nam chuyển dịch theo h-ớng mở cửa hội nhập với thị tr-ờng thế giới thì rất nhiều mối quan hệ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đã thay đổi rất nhiều. Trong số đó có quan hệ trong phân phối sản phẩm là biến đổi rõ nét nhất.

Sự phân phối lợi ích giữa các tầng lớp dân c- có sự phân hoá rõ rệt. Đó là lí do làm cho sự phân hoá giàu nghèo ở trong khu vực nông thôn đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống. Khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn xuất hiện một bộ phận dân c- giàu có hơn hẳn bộ phận c- dân còn lại. Trong khi đó lại có những ng-ời đang nghèo đi một cách t-ơng đối và tuyệt đối. Bộ phận giàu lên là những ng-ời nắm bắt đ-ợc quy luật phát triển và tuân thủ những quy luật phát triển của nền kinh tế thị tr-ờng nói chung hoặc là bộ phận làm trung gian trong các hoạt động mua bán, cũng có thể do cạnh tranh không lành mạnh mà có. Những ng-ời nghèo hoặc rất nghèo trong khu vực này phần lớn là những ng-ời thiếu những sự trang bị cần thiết để hội nhập hoặc gặp rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Rất nhiều mối quan hệ khác trong khu vực nông nghiệp nông thôn cũng thay đổi theo.

Sự phân phối không đồng đều thể hiện rõ nhất trong thu nhập của ng-ời nông dân. Thu nhập bình quân đầu ng-ời n-ớc ta hiện nay khoảng 900USD, trong khi đó thu nhập bình quân đầu ng-ời ở khu vực nông thôn chỉ khoảng 400-500USD, thậm chí có nơi thu nhập chỉ đạt d-ới 100USD/1ng-ời/1năm. Vậy mà có một bộ phận c- dân nông thôn thu nhập khá cao, đạt mức 8.000- 10.000USD/1ng-ời/1năm. Đó cũng là nguyên nhân tiềm tàng của bất bình đẳng xã hội ở trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. [ 24; 10]

Sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các tầng lớp c- dân nông thôn không chỉ là nguyên nhân nảy sinh bất bình đẳng xã hội mà chính sự phân phối đó còn ảnh h-ởng trực tiếp đến tinh thần và thái độ của ng-ời lao động nên. Tuy nhiên, đây là một trong những hệ quả tất yếu của việc phát

triển kinh tế thị tr-ờng khi mà các chủ thể kinh tế trong khu vực đó có năng lực cũng nh- có những cơ hội không giống nhau.

2.2.2.4. Môi tr-ờng, an ninh, văn hoá truyền thống và lối sống có nhiều biến đổi tiêu cực

Tất cả những vấn đề đặt ra nh- ô nhiễm môi tr-ờng, an ninh quốc phòng diễn biến phức tạp, văn hoá truyền thống và lối sống cũng biến đổi ngày càng xa rời văn hoá truyền thống dân tộc.

Môi tr-ờng nông thôn vốn đ-ợc coi là trong lành thì giờ đây, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới môi tr-ờng ngày càng ô nhiễm. Nguyên nhân là do con ng-ời vì mục tiêu lợi nhuận đã bất chấp tất cả can thiệp và huỷ hoại môi tr-ờng tự nhiên. Muốn thu đ-ợc lợi nhuận cao, nhiều nhà sản xuât đã không ngần ngại sử dụng các loại chất hoá học độc hại để kích thích và bảo quản cây trồng vật nuôi. Muốn cắt giảm chi phí sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã không cần quan tâm đến môi tr-ờng thậm chí sẵn sàng huỷ hoại môi tr-ờng vì mục tiêu lợi nhuận. Môi tr-ờng bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp đến ng-ời nông dân, ảnh h-ởng nghiêm trọng đến sức khỏe con ng-ời và làm đảo lộn hệ sinh thái. Thiên tai, dịch bệnh cũng đ-ợc sinh ra từ chính sự ô nhiễm môi tr-ờng và sự mất cân bằng của hệ sinh thái.

Bên cạnh ô nhiễm môi tr-ờng, an ninh - chính trị và những nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc ngày càng bị coi nhẹ. Do ảnh h-ởng của các luồng t- t-ởng bên ngoài du nhập vào cũng nh- sự biến đổi để thích ứng đã làm cho nhiều giá trị thực sự tốt đẹp của Việt Nam ngày càng xa rời đối với ng-ời dân. Lối sống thực dụng, bất chấp pháp luật, bất chấp đạo lí đang ảnh h-ởng, lôi kéo một bộ phận không nhỏ nông dân, nhất là lớp trẻ. Đây chính là nguy cơ đe dọa đến sự phát triển bền vững của không chỉ nông nghiệp mà đến cả xã hội Việt Nam.

Ch-ơng 3

Định h-ớng giải pháp để khắc phục khó khăn và hạn chế tác động tiêu cực của việc gia nhập wto đối với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nông nghiệp việt Nam

3.3. Nguyên nhân của những khó khăn, thách thức trong nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển nông nghiệp Việt Nam (Trang 59 - 65)