Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển nông nghiệp Việt Nam (Trang 65 - 67)

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân do những yếu tố khách quan bên ngoài tạo ra. Đây là những nguyên nhân mà dù muốn hay không ta cũng phải chấp nhận. Có thể đề cập đến một số nguyên nhân khách quan cơ bản sau:

Xuất phát từ đặc điểm của nền nông nghiệp n-ớc ta. Nông nghiệp n-ớc ta có điểm xuất phát t-ơng đối thấp. Chúng ta đi lên Chủ nghĩa xã hội xuất phát điểm là một nền nông nghiệp tiểu nông lạc hậu, lại trải qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá. Đây là nguyên nhân khách quan cơ bản, nó là cơ sở khách quan làm nảy sinh rất nhiều mặt yếu kém trong ngành nông nghiệp. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên diện mạo của một nền nông nghiệp tiểu nông, mang nặng tính manh mún, tự phát của một nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp;

Về mặt tự nhiên, n-ớc ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trong không khí cao, diện tích bờ biển dài, diện tích đất canh tác ít,...Đây chính là nguyên nhân gây ra những hậu quả nh-: thiên tai, dịch bệnh, sâu bệnh, thiếu diện tích đất canh tác,…Đây là những hậu quả hết sực nặng nề đối với ngành nông nghiệp vì nông nghiệp vốn là ngành chịu tác động rất nhiều bởi yếu tố tự nhiên. Hàng năm chúng ta phải đối mặt với những cơn bão, trận lụt liên tiếp, những đợt hạn hán kéo dài,…gây thiệt hại rất lớn về ng-ời và của, phá hoại ghê gớm sức sản xuất trong nhân dân. Dịch bệnh xảy ra vào tất cả các thời điểm trong năm, nhất là vào dịp cuối năm. Điều này không chỉ gây

tổn hại lớn cho thu nhập của nông dân mà còn gián tiếp đẩy giá cả lên cao làm cho lạm phát càng trầm trọng. Diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp bởi đô thị hoá, đất đai bị bạc màu, thoái hoá xói mòn, bị xâm lấn bởi cát biển và n-ớc mặn,… Điều này gây ảnh h-ởng lớn đến sản l-ợng l-ơng thực, thực phẩm hàng năm;

Sự biến động của tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới. Đây là yếu tố khách quan bên ngoài nh-ng lại ảnh h-ởng rất lớn đến nền kinh tế n-ớc ta, trong đó ảnh h-ởng mạnh mẽ đến ngành nông nghiệp. Sự biến động của thị tr-ờng thế giới làm ảnh h-ởng nghiêm trọng đến diễn biến của thị tr-ờng nông sản trong và ngoài n-ớc. Đối với thị tr-ờng quốc tế, do xu h-ớng thắt chặt tiêu dùng nên l-ợng tiêu thụ hàng hoá trong đó có hàng nông sản bị giảm sút. Giá nguyên liệu đầu vào nhập ngoại của sản xuất nông nghiệp tăng cao nên ảnh h-ởng đến chi phí sản xuất của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và các ngành liên quan khác. Chi phí sản xuất bị đẩy lên cao làm cho các cá nhân và đơn vị sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, giá thành tăng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng lại đang bị cắt giảm tới mức tối thiểu. Thị tr-ờng trong n-ớc th-ờng xuyên có những biến động bất th-ờng khó đoán tr-ớc. Những khó khăn chung của nền kinh tế làm ảnh h-ởng lớn đến thu nhập và tâm lí tiêu dùng trong một bộ phận không nhỏ dân c-;

Xu h-ớng cạnh tranh khốc liệt của một nền kinh tế thị tr-ờng có quy mô toàn cầu. Đây có lẽ cũng một trong những nguyên nhân khách quan làm nảy sinh những yếu kém của n-ớc ta trong xu thế hội nhập. So với nền kinh tế của phần lớn các n-ớc thành viên trong WTO thì kinh tế n-ớc ta là một nền kinh tế thị tr-ờng còn rất non trẻ. Trong tổ chức WTO có rất nhiều n-ớc thành viên có lịch sử phát triển kinh tế thị tr-ờng rất lâu đời, họ là những đối tác và đối thủ lớn trong cạnh tranh. Gia nhập WTO đối với n-ớc ta là một thử thách kinh tế vô cùng lớn mà chúng ta bắt buộc phải v-ợt qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển nông nghiệp Việt Nam (Trang 65 - 67)