Triển vọng của thị trƣờng Mỹ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường hoa kỳ sau khi có hiệp định thương mại việt mỹ (Trang 81 - 87)

- Thu hút nguồn vốn lớn cho đầu tư vào ngành dệt may

3.1.2 Triển vọng của thị trƣờng Mỹ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt nam

họ phải đa dạng hóa nguồn cung cấp là tất yếu.[11, Tr 36]

Trong ba xu hướng nói trên thì xu hướng thứ ba có nhiều khả năng xảy ra nhất, đó chính là sản phẩm từ việc giải quyết các mâu thuẫn giữa cạnh tranh và hợp tác, giữa tham vọng và giới hạn khả năng của một quốc gia. Khả năng một quốc gia thống trị cả một ngành kinh tế thế giới, chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ ngành này, do đó dẫn đến sự phá sản của phần lớn các doanh nghiệp khác là sẽ khó xảy ra. Mặt khác, trong thời gian vừa qua với số lượng xuất khẩu hàng dệt may khổng lồ của Trung Quốc vào các nước nên một số nước như Mỹ, EU, Canada đã tìm cách hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng dệt may của Trung Quốc nên nước này đang ngày càng phải đối mặt với môi trường kinh doanh khắc nghiệt hơn. Điều này cũng tạo điều kiện cho các nước xuất khẩu khác có thêm cơ hội gia tăng xuất khẩu vào các thị trường này.

Cái ăn cái mặc vẫn là nhu cầu căn bản của con người, dù là nước giàu hay nước nghèo, ngành dệt may vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, nhu cầu về hàng dệt may vẫn không ngừng gia tăng với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Thực tế cho thấy thông qua xu hướng xuất khẩu và nhập khẩu hàng dệt may của các nước trên thế giới đang có chiều hướng tăng lên. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành dệt may thế giới sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. tuy nhiên không phải là không còn cơ hội cho các quốc gia nếu có chính sách và chiến lược phù hợp.

3.1.2 Triển vọng của thị trƣờng Mỹ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt nam Việt nam

Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ với những ưu đãi mà phía Mỹ dành cho Việt Nam trong ngành dệt may và sắp tới là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đang mở ra triển vọng cho dệt may Việt nam tiếp

cận và tăng nhanh lượng hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ngành dệt may Việt Nam, với thế mạnh sẵn có lại có được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đang phát triển nhanh chóng và vươn lên mạnh mẽ tới thị trường các nước, trong đó ngành xác định lấy thị trường Mỹ là điểm đột phá. Những thành quả ban đầu đã khẳng định sự đúng đắn trong chiến lược. Tuy nhiên, thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới, hầu hết các nước đều chọn thị trường này là thị trường xuất khẩu chính nên sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số đối thủ chính: thứ nhất là các nước thuộc khu vực Trung và Nam Mỹ có lợi thế là vị trí địa lý gần với các thị trường chính của Mỹ được hưởng lợi trực tiếp và không bị áp dụng chế độ hạn ngạch; thứ hai là các nước có năng lực cạnh tranh cao, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan, các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, XriLanca, BăngLađet. Lợi thế đang thuộc về những nước có sự đầu tư qui mô và hợp lý cho phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, thiết kế thời trang, tiếp thị sản phẩm… đó là bài học của những nước như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ …

Hiện nay Mỹ đang là thị trường xuất khẩu hấp dẫn không chỉ đối với Việt Nam mà cả với nhiều nước xuất khẩu dệt may khác trên thế giới. Vì vậy, thâm nhập vào thị trường Mỹ đồng nghĩa với việc chấp nhận một cuộc cạnh tranh gay gắt, khốc liệt trên toàn diện.

Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết thị trường đầu ra cho ngành dệt may Việt Nam, là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp dệt may tham gia vào lĩnh vực thương mại quốc tế. Tạo điều kiện học hỏi, cọ sát và có thêm kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh.

Mặt khác, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ là cơ hội to lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam khai thác các nguồn lực phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Việc tăng khối lượng xuất khẩu của ngành dệt may sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công và nông nghiệp phụ trợ phát triển, giải quyết vấn đề thu nhập, việc làm cho nhiều

người lao động va chuyên môn hóa lao động; đồng thời cũng tạo điều kiện cho nước ta thu được khoản ngoại tệ lớn phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế.

Tháng 1 năm 2005, khi Hiệp định về hàng dệt may (ATC) của WTO chấm dứt hiệu lực đã mở ra cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu dệt may là thành viên của WTO. Tại thị trường Mỹ, một số nhà cung cấp hàng dệt may chủ yếu hiện đang là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam phải kể đến như là Trung Quốc, Ấn Độ, các nước vùng vịnh Caribê và một số nước Đông Á khác.

Bảng 3.1: Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng Mỹ theo khu vực/ nƣớc

(Đơn vị tính: Triệu USD)

Khu vực/nƣớc 2004(tháng 1-tháng 4) 2005 (tháng 1- tháng 4) % thay đổi

Trung Quốc/ Hồng Kông/ MaCao 5.632 7.697 36,7

Ấn Độ/ Pakistan 2.110 2.542 20,5

Các nước Châu Á khác 6.186 6.440 4,1

Mexico 2.688 2.561 -4,7

OECD 3.837 3.820 -0,4

Châu Phi Tiểu Sahara 508 482 -5,1

Các nước khác 2.617 2.617 0,0

Tổng số 26.181 28.868 10,3

(Nguồn: IMF, World Economic and Financial Surveys, Regional Economic Outlook, Sept.2005, p.16.- Những vấn đề Kinh tế thế giới, số 1 năm 2006, Tr 24)

Qua bảng 3.1 cho thấy, Châu Á là khu vực xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất sang thị trường Mỹ, trong đó Trung Quốc, Hồng Kông, Macao vẫn nằm trong nhóm nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Mỹ sau thời điểm Hiệp định về hàng dệt may (ATC) chấm dứt và có phần trăm thay đổi lớn nhất. Rõ ràng trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam phải đối phó với sự cạnh tranh rất lớn từ các nước trong khu vực, những nước có sự phát triển tương đồng như Ấn Độ, Băngladet, Srilanca… đặc biệt là Trung Quốc khi xâm nhập vào thị trường Mỹ, mặt khác Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên vẫn còn phải chịu thiệt thòi hơn so với các nước khác khi thâm nhập vào thị trường này. Có thể nói, yếu tố quan trọng nhất giúp cho hàng dệt may của các nước đang phát triển thiết lập và củng cố vị trí vững chắc của họ trên thị trường dệt may Mỹ là nhờ lợi thế chi phí nhân công thấp. Do đặc điểm của ngành dệt may là sử dụng nhiều nhân công nên lợi thế này đã góp phần làm cho chi phí sản xuất hàng dệt may của các nước này thấp hơn tương đối so với sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Việt Nam tuy cũng có lợi thế nhân công rẻ, nhưng vẫn còn bị nhiều hạn chế, mặc dù đã ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và hưởng những ưu đãi từ Hiệp định này, song đối với hàng dệt may vẫn nằm ngoài sự điều tiết của Hiệp định này. Có thể sắp tới, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên của WTO, khi đó ngành dệt may sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi thâm nhập vào thị trường Mỹ, xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này sẽ không còn bị áp dụng hạn ngạch và đặc biệt là Việt Nam sẽ được hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) mà Mỹ đã áp dụng cho các nước thành viên của WTO. Mặc dù hiện tại, quy chế PNTR mà Mỹ dự định trao cho Việt Nam trước khi gia nhập WTO đang gặp phải sự cản trở của một số cử tri Mỹ. Đặc biệt là tại bang North Carolina, nơi mà ngành công nghiệp dệt may Mỹ được phát triển khá mạnh, một vài nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng phản đối các Hiệp định giữa chính phủ Mỹ với một số nước liên quan đến ngành dệt may khi Quốc hội Mỹ chuẩn bị xem xét Dự luật

trao áp dụng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam. Tuy nhiên theo xu thế hội nhập hiện nay thì việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO là điều chắc chắn xảy ra, Việt Nam cũng đã kết thúc phiên đàm phán với đối tác khó nhất là Mỹ, việc trở thành thành viên của WTO chỉ còn là vấn đề thời gian, Mỹ cũng sẽ phải xem xét sao cho có lợi nhất đối với mình, bởi khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO thì thị trường Việt Nam cũng sẽ trở thành thị trường hấp dẫn với nhiều quốc gia khác. Nếu không trao quy chế PNTR cho Việt Nam, các doanh nghiệp Mỹ sẽ bị đứng bên lề cuộc chơi và mất đi một thị phần hấp dẫn tại Việt Nam.

Thị trường dệt may Mỹ hiện nay mỗi năm nhập khẩu khoảng 60 – 70 tỷ USD và hàng năm lượng hàng nhập khẩu vẫn có xu hướng gia tăng. Trong năm 2005, thị trường nhập khẩu hàng dệt may Mỹ, nếu tính bằng sản lượng và quy đổi ra m2

thì Trung Quốc chiếm 26% thị phần, Ấn Độ 5% thị phần, Pakixtan 4,5% thị phần, Bănglađet 3% thị phần, còn Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3,2% thị phần… Theo nghiên cứu của WTO, sau khi bãi bỏ hạn ngạch, nhu cầu hàng dệt may ở các nước phát triển sẽ được đáp ứng, Mỹ là nước chịu tác động mạnh của Hiệp định dệt may (ATC). Khối lượng hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ sẽ tăng lên đến 45%. Khi không còn bị bó buộc hạn ngạch, các công ty nhập khẩu sẽ được tự do lựa chọn những nguồn cung cấp rẻ nhất hoặc ưng ý nhất, người tiêu dùng tại Mỹ cũng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Tại Mỹ, giá quần áo đã giảm 8,5% từ năm 2000 so với năm 2004 và dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm từ 8% - 18% trong những năm tới, khi các hãng thay nhau cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm. [11,25]

Như vậy, xu hướng nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ trong thời gian qua có nhiều biến động, nhưng nhìn chung vẫn đang có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ (USDC) trong 6 tháng đầu năm 2006, nhập khẩu quần áo của Mỹ vẫn tăng nhẹ 0,32% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu quần áo của Mỹ từ một số nước Châu Á trong nửa đầu

năm 2006 tăng gần 20%. Việt Nam mặc dù thuộc diện bị áp hạn ngạch nhưng xuất khẩu quần áo của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong tháng 6/06 và 6 tháng đầu năm 2006 tăng lần lượt 38% và 27% so với cùng kỳ tương ứng năm ngoái.[12, 13, 19]

Mặc dù hiện tại, sự phân biệt đối xử của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam đang là trở ngại cho các doanh nghiệp dệt may khi tiếp cận và thâm nhập thị trường này, song trong thời gian tới, khi Việt Nam gia nhập WTO và được trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội và những điều kiện để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ sẽ tăng nhanh như Việt Nam đã đạt được ở các thị trường lớn như EU và Nhật Bản, để ngành dệt may thực sự trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Bảng 3.2: Dự báo về sản phẩm dệt may trên thị trƣờng Mỹ năm 2010 Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (triệu USD) Số lƣợng lao động (nghìn ngƣời) Lƣơng bình quân/giờ (USD) Giá trị NK (triệu USD) Giá trị XK (triệu USD) Sản phẩm 1. Hàng may mặc nam 6.913 82,9 33,65 6.495 2.008,3 2. Hàng may mặc nữ và trẻ em 13.339 152,2 22,74 23.199 1.186 3. Đồ trang trí nội thất 7.868 65,5 8,96 3.972 502 4. Vải dệt khổ rộng 18.062 117 11,21 4.936 3.018 5. Vải dệt sợi ngang,

đăngten, vải dệt kim sợi

dọc

6. Thảm 13.976 52,4 9,92 1.968 765

(Nguồn: US Industry and Trade Outlook – The Mc Graw Hill Companies, August 2000, pages 5-12)

Như vậy, trong tương lai cùng với sự phát triển và thịnh vượng của nhiều nước, thị trường dệt may sẽ còn tiếp tục tiến triển theo xu thế mở rộng, khối lượng buôn bán không ngừng tăng lên; việc dịch chuyển sản xuất hàng may mặc từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển là quy luật tất yếu. Khi đó vai trò của các nước trong quan hệ thương mại hàng dệt may cũng có nhiều biến đổi: những nước trước kia chuyên sản xuất nay sẽ trở thành nước nhập khẩu và ngược lại những nước chuyên nhập khẩu sẽ đóng vai trò cung cấp. Với một chiến lược phát triển đúng đắn, ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể nâng cao năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh, hơn nữa thị trường Mỹ đang dần rộng mở với sức tiêu thụ rất lớn. Hai yếu tố khách quan và chủ quan đó đủ để ngành dệt may Việt Nam dám thấy, dám tin vào những triển vọng tốt đẹp trong tương lai.

3.2 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 - 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường hoa kỳ sau khi có hiệp định thương mại việt mỹ (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)