CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện
3.2.3. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Chi cục có Đội tuyên truyền hỗ trợ với 03 cán bộ thường trực tại văn phòng và đường dây nóng sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của người nộp thuế. Công tác tuyên truyền của Chi cục chú trọng vào các nội dung như: tuyên truyền luật thuế, văn bản luật mới, phổ biến quy trình quản lý thuế cho doanh nghiệp,… với các hình thức phong phú, đa dạng như: xây dựng hệ thống pano, áp phích; mở các lớp tập huấn về thuế cho doanh nghiệp; tổ chức các cuộc đối thoại để doanh nghiệp bày tỏ ý kiến và lắng nghe sự giải đáp từ phía cơ quan thuế; tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: loa phát thanh của các xã, thị trấn trong huyện, thông qua các phóng sự, chuyên đề, chuyên mục được phát trên đài phát thanh và đài truyền hình Vĩnh Phúc, các bài viết trên báo Vĩnh Phúc và tạp chí thuế,… Hiện nay, đội tuyên truyền hỗ trợ của Chi cục còn tiến hành gửi các văn bản thuế mới vào email của doanh nghiệp. Nhờ vậy, nhận thức về luật thuế và quy trình thực hiện luật của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Bình Xuyên khi các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đa số có quy mô vừa và nhỏ; nhiều chủ doanh nghiệp có trình độ hạn chế. Kết quả của công tác tuyên truyền được thể hiện thông qua: số lượng lớp tập huấn; số cuộc đối thoại cho doanh nghiệp do Chi cục tổ chức; hệ thống pano, áp phích và số lượng lần tuyên truyền trên đài, báo. Cụ thể:
Bảng 3.4 : Kết quả công tác tuyên truyền
Năm Tập huấn Đối thoại Pano, áp
phích Phát thanh, truyền hình Số lớp Số ngƣời Số lớp Số ngƣời 2011 01 180 0 0 08 03 2012 03 205 01 192 10 04 2013 02 250 02 238 10 02
Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy, công tác tuyên truyền mặc dù đã được Chi cục quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh thực tế của Bình Xuyên: nhận thức của chủ doanh nghiệp còn hạn chế, các văn bản về thuế nhiều và thường xuyên thay đổi. Cụ thể: số lượng lớp tập huấn và đối thoại còn ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầy đủ; số lượng pano, áp phích tuyên truyền còn hạn chế so với diện tích rộng lớn của huyện Bình Xuyên; rất ít các phóng sự và bài báo tuyên truyền về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cùng với việc tuyên truyền, công tác hỗ trợ doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên cũng được chú trọng thực hiện. Tại trụ sở, các cán bộ thuế thuộc đội tuyên truyên hỗ trợ luôn thường trực trả lời những câu hỏi về thuế của doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua điện thoại thông qua đường dây nóng.
Bảng 3.5 : Kết quả công tác hỗ trợ ngƣời nộp thuế
Năm Trả lời DN tại Chi cục Trả lời qua điện thoại Trả lời bằng văn bản
2011 230 852 07 2012 241 1003 10 2013 248 1102 08 6 tháng 2014 170 570 04
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Bình Xuyên)
Nhìn chung, công tác hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Trong các hình thức hỗ trợ, doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hình thức nhận tư vấn qua điện thoại vì tiết kiệm thời gian và công sức đi lại. Làm tốt công tác hỗ trợ người nộp thuế sẽ góp phần nâng cao hiệu quản lý thuế TNDN của Chi cục.
3.2.4. Miễn, giảm thuế TNDN và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế TNDN
Thực hiện cơ chế “tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm”, doanh nghiệp phải cập nhập các văn bản thuế, tự xác định số thuế TNDN được miễn, giảm (nếu có) trong tờ khai thuế TNDN nộp tại Chi cục.
Từ năm 2011 đến nay, Chi cục thuế huyện Bình Xuyên thực hiện nghiêm túc việc miễn, giảm thuế TNDN cho các doanh nghiệp theo quy định của các Thông tư, Nghị định đã ban hành. Năm 2011, có 93 doanh nghiệp được giảm 30% số thuế TNDN phát sinh trong năm (đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Năm 2012, có 05 doanh nghiệp được miễn thuế TNDN (do cung ứng suất ăn ca cho công nhân); 75 doanh nghiệp được giảm 30% số thuế TNDN phát sinh trong năm (đây là doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Từ năm 2011 đến nay, tại Chi cục thuế huyện Bình Xuyên chưa có trường hợp nào khiếu nại tố cáo về thuế TNDN. Điều này cho thấy công tác quản lý thuế TNDN của Chi cục được thực hiện nghiêm túc, công bằng và đúng pháp luật.
3.2.5. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN
Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục gồm 03 cán bộ nhưng phải quản lý số lượng lớn doanh nghiệp nợ thuế TNDN và các khoản nợ thường xuyên thay đổi, vì vậy, công tác quản lý nợ thuế của Chi cục gặp rất nhiều khó khăn. Hàng tháng, đội phải thống kê, rà soát, đối chiếu số nợ thuế của từng doanh nghiệp, phân loại thành các nhóm nợ: nợ khó thu, nợ chờ xử lý và nợ có khả năng thu. Sau đó, phân công các khoản nợ cho từng cán bộ thuế quản lý, đặt ra chỉ tiêu cụ thể để các cán bộ thực hiện. Đội phải ra thông báo nợ gửi các doanh nghiệp, đồng thời mời đại diện doanh nghiệp tới làm việc tại cơ quan thuế hoặc trực tiếp cán bộ thuế tới làm việc tại trụ sở doanh nghiệp. Hiện nay, đội đã ứng dụng phần mềm quản lý nợ vào công tác quản lý, nhờ vậy, việc quản lý nợ được tiến hành chính xác và hiệu quả hơn.
Bảng 3.6: Tình hình nợ thuế của doanh nghiệp (Đơn vị: nghìn đồng) Năm Tổng nợ Tổng nợ thuế TNDN Nợ thuế TNDN khó thu Nợ thuế TNDN chờ xử lý Nợ thuế TNDN có khả năng thu 2011 25.941.059 546.497 94.873 3.827 447.797 2012 35.342.023 2.284.173 110.955 1.955.406 217.812 2013 55.836.537 2.165.529 196.374 0 1.969.155 6 tháng 2014 49.724.425 2.148.829 249.154 0 1.899.675
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Bình Xuyên)
Số nợ thuế TNDN chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số nợ thuế tại Chi cục nhưng ngày càng có xu hướng tăng lên nhanh chóng (từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 4,2 lần). Số nợ thuế TNDN khó thu còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số nợ thuế TNDN (năm 2011 chiếm 17%, năm 2012 chiếm 4,8%; năm 2013 chiếm 9%). Số nợ thuế TNDN khó thu còn khá cao (năm 2011 là 17%; 6 tháng năm 2014 là 12%) cho thấy số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản khá nhiều. Số nợ khó thu này là khoản thất thu của NSNN. Vì vậy, việc quản lý nợ thuế TNDN trở thành một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn đối với Chi cục thuế huyện Bình Xuyên nói chung và Đội quản lý nợ nói riêng.
Khi việc đôn đốc nợ của đội quản lý nợ không mang lại kết quả, đội phải tiến hành cưỡng chế nợ thuế. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế TNDN được thực hiện theo trình tự sau: trích tiền từ tài khoản giao dịch của doanh nghiệp mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; cưỡng chế thông qua bên thứ ba; kê biên tài sản. Từ năm 2011 đến nay, Chi cục đã cưỡng chế được 20 doanh nghiệp nợ thuế TNDN. Hình thức cưỡng chế nợ của Chi cục mới chỉ
dừng lại ở việc: trích tiền từ tài khoản giao dịch của doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại.
Thực tế, công tác cưỡng chế nợ thuế TNDN của Chi cục chưa thực sự quyết liệt: số lượng doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ quá thấp so với tổng số doanh nghiệp nợ thuế TNDN, sử dụng hình thức cưỡng chế nợ chưa tác động mạnh mẽ tới hoạt sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,… Cụ thể:
Bảng 3.7: Tình hình cƣỡng chế nợ thuế TNDN giai đoạn 2011 - 2013
Năm Tổng số DN Số DN nợ thuế TNDN Số DN bị cƣỡng chế nợ thuế TNDN Tỷ lệ số DN bị cƣỡng chế/số DN nợ thuế (%) 2011 288 146 17 11,7 2012 322 173 25 14,5 2013 364 207 31 15
( Nguồn: Chi cục thuế huyện Bình Xuyên)
Sở dĩ, có những hạn chế trên là do: luật quản lý thuế yêu cầu thực hiện lần lượt, theo trình tự và quy định thời gian giữa các biện pháp cưỡng chế. Điều này làm giảm đi tính linh hoạt, chủ động trong công tác cưỡng chế nợ thuế TNDN. Bản thân các doanh nghiệp có các biện pháp chống đối, lách luật như: mở nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau, doanh nghiệp không để tiền trong tài khoản… gây khó khăn cho công tác cưỡng chế nợ. Về phía đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, nhân lực thiếu nên chưa thực hiện hết các công việc được phân công.
3.2.6. Xử lý vi phạm về pháp luật thuế TNDN
Vi phạm pháp luật thuế về thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên tập trung ở các hành vi sau:
Cố tình khai tăng chi phí thực tế nhằm làm giảm thu nhập tính thuế TNDN, từ đó giảm số thuế TNDN phải nộp bằng cách: mua bán hóa đơn đầu vào, khai tăng chi phí nhân công, khai tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị, ghi giá bán hàng trên hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế, không xuất hóa đơn bán
hàng… Đối với hành vi này, cơ quan thuế phải truy thu số thuế TNDN nộp thiếu và xử phạt hành vi vi phạm.
Bảng 3.8: Kết quả xử lý vi phạm thuế TNDN của doanh nghiệp
Năm Số doanh nghiệp đƣợc kiểm tra Số doanh nghiệp vi phạm
Truy thu thuế TNDN (nghìn đồng) Phạt (nghìn đồng) 2011 40 39 600455 198062 2012 44 42 357729 76607 2013 48 46 699168 330706 6 tháng 2014 17 14 128162 101068
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Bình Xuyên)
Đa số các doanh nghiệp được kiểm tra đều có hành vi vi phạm luật thuế TNDN và luật quản lý thuế. Đây không chỉ là thực trạng của Bình Xuyên mà là tình trạng chung của cả nước. Để cải thiện điều này cần có những biện pháp cụ thể và mạnh mẽ để khắc phục như: luật thuế TNDN và luật quản lý thuế cần chặt chẽ, phù hợp hơn; các hình thức xử phạt phải đủ sức răn đe; có biện pháp nâng cao trình độ và lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ ngành thuế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn không hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán, không giải trình được các số liệu trong sổ sách của mình. Đối với hành vi này, cơ quan thuế phải tiến hành ấn định số thuế phải nộp cho doanh nghiệp. Ấn định thuế được quy định tại Điều 25 Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế. Cơ sở để cơ quan quản lý thuế ấn định thuế TNDN là: cở sở dữ liệu thu thập được từ phía doanh nghiệp: khai về doanh thu, chi phí,…; tài liệu từ công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Thực tế, từ năm 2011 đến nay, Chi cục mới ấn định thuế đối với 01 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN không đúng thời hạn từ 05 ngày trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính. Số lượng doanh nghiệp bị xử lý về hành vi chậm nộp tờ khai thuế TNDN tại Chi cục không đáng kể. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả của cơ chế quản lý kê khai thuế TNDN.
Bảng 3.9: Tình hình xử lý vi phạm nộp tờ khai thuế TNDN Năm Số DN nộp tờ khai Số DN nộp chậm Số tiền phạt (nghìn đồng) Số DN bị nhắc nhở Số DN bị phạt 2011 288 15 04 3.200 2012 322 13 07 4.000 2013 364 19 11 4.800
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Bình Xuyên)
Các khâu trong quản lý thuế TNDN được Chi cục thuế huyện Bình Xuyên thực hiện một các nghiêm túc và đúng pháp luật. Công tác kê khai thuế được thực hiện nhanh gọn, thường xuyên đổi mới theo hướng hiện đại, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế luôn được chú trọng giúp các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao hiểu biết về luật thuế, ý thức, trách nhiệm thi hành pháp luật thuế; công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được thực hiện mềm dẻo, linh hoạt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phát triển thuận lợi; công tác kiểm tra được thực hiện đúng quy trình, nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý thuế TNDN của Chi cục thuế huyện Bình Xuyên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được khắc phục như: chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế chưa đáp ứng được yêu cầu; năng lực làm việc của một bộ phận nhỏ cán bộ thuế cần được nâng cao để hoàn thành nhiệm vụ của công tác quản lý thuế TNDN trong tình hình mới; tình trạng làm sai, nộp chậm tờ khai thuế TNDN
chưa được chấm dứt; số nợ thuế TNDN còn cao,… Để khắc phục những hạn chế này cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể và sự phối hợp của cơ quan thuế với các cấp chính quyền, sự phối hợp thực hiện của Chi cục thuế với các doanh nghiệp trên địa bàn.
3.3. Đánh giá kết quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến nay cục thuế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến nay
3.3.1. Thành tựu
3.3.1.1. Đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách nhà nước, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra
Từ năm 2011- 2014, số thu từ thuế TNDN chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí của Chi cục nhưng có xu hướng tăng lên về cả tương đối và tuyệt đối. Thể hiện:
Bảng 3.10: Kết quả thu thuế TNDN từ 2011 - 2014
Năm Thuế TNDN (nghìn đồng) Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí (nghìn đồng) Tỷ trọng thuế TNDN/tổng số thu (%) 2011 1.326.000 185.528.896 0,7 2012 2.461.000 137.353.947 1,8 2013 2.381.559 184.144.244 1,3 6 tháng đầu 2014 1.296.789 88.200.289 1,5
( Nguồn: Chi cục thuế huyện Bình Xuyên).
Như vậy, từ năm 2011 – 2014, số thu từ thuế TNDN đã đóng góp một nguồn thu nhất định trong tổng số thu của Chi cục. Điều này cho thấy: công tác quản lý thu thuế TNDN của Chi cục được thực hiện ngày càng hiệu quả; đồng thời, doanh nghiệp trên địa bàn phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Số thu từ thuế TNDN từ 2011 đến nay của Chi cục vượt mức kế hoạch đề ra. Cụ thể:
Bảng 3.11: Tình hình thu thuế TNDN từ 2011 - 2014
(Đơn vị: nghìn đồng)
Năm Chỉ tiêu thu thuế TNDN Số thu thực tế % hoàn thành
2011 1.130.000 1.326.000 102% 2012 2.300.000 2.461.000 107% 2013 2.000.000 2.381.559 119% 6 tháng 2014 2.000.000 1.296.789 65%
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Bình Xuyên)
Có được kết quả trên là do: ngay từ đầu năm, lãnh đạo Chi cục đã tập trung chỉ đạo các đội thuế triển khai quyết liệt các biện pháp thu ngân sách, cương quyết áp dụng các biện pháp để thu nợ cũ, giảm phát sinh nợ mới. Đồng thời, Chi cục cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế. Tăng cường thanh, kiểm tra, quản lý kê khai thuế, theo dõi chặt chẽ tình hình phát sinh các nguồn thu và hạn chế thấp nhất tỷ lệ nợ đọng thuế. Tuy nhiên, phần thuế TNDN vượt chỉ tiêu đề ra chưa nhiều do tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp có lãi nhiều chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm đi. Nguyên nhân của tình trạng này do: ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước; thủ đoạn gian lận thuế của doanh nghiệp ngày càng tinh vi, phức tạp gây khó khăn cho công tác quản lý.
Bảng 3.12: Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Năm Tổng số DN nộp tờ khai thuế Số DN kinh doanh có lãi Tỷ lệ DN kinh doanh có lãi/ tổng số DN 2011 288 93 32% 2012 322 80 25% 2013 364 85 23%
Tổng số thu từ thuế TNDN của Chi cục tăng do số lượng doanh nghiệp tăng, quy mô sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp được mở rộng. Biểu hiện ở số lượng doanh nghiệp thành lập mới lớn hơn so với số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động trên địa bàn huyện.
Bảng 3.13: Số lƣợng doanh nghiệp giải thể và thành lập mới giai đoạn