Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý thuế TNDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 38)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN

1.2.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý thuế TNDN

Thứ nhất, chất lượng của luật quản lý thuế:

Luật quản lý thuế điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý thuế tức là, quy định trình tự, thủ tục, cách thức, phương pháp quản lý thuế, quy định việc tổ chức thực hiện các luật thuế. Nếu luật quản lý thuế quy định rõ ràng, cụ thể về: phạm vi áp dụng, đối tượng điều chỉnh, nội dung quản lý, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị thì sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý thuế diễn ra nhanh gọn, chính xác và hiệu quả. Ngược lại, luật quản lý thuế chưa rõ ràng, rườm rà, thiếu các quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động và cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý thuế, … sẽ làm giảm hiệu quả quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng

Luật quản lý thuế quy định rõ ràng các công cụ đòn bẩy lợi ích khuyến khích các mặt tích cực và các chế tài xử lý, thanh lọc các hiện tượng tiêu cực trong thực thi pháp luật thuế TNDN sẽ là động lực thúc đẩy cơ quan thuế và doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời là biện pháp răn đe đối với những hành vi sai phạm.

Thứ hai, năng lực và trình độ của cán bộ quản lý thuế TNDN.

Cán bộ thuế là người thực thi pháp luật thuế thông qua những công cụ làm việc. Cán bộ ngành thuế có trình độ và lương tâm nghề nghiệp sẽ tuyên truyền hướng dẫn người nộp thuế tận tình; sát sao trong công việc góp phần làm giảm tình trạng trốn thuế, gian lận thuế của doanh nghiệp. Ngược lại, trình độ và nhận thức của cán bộ ngành thuế hạn chế sẽ làm giảm chất lượng thực hiện công việc, gây thất thu thuế, dễ bị người nộp thuế mua chuộc….

Cơ chế quản lý của ngành thuế nói chung và cơ quan thuế nói riêng cũng tác động quan trọng tới việc quản lý thuế TNDN. Cơ chế quản lý chặt chẽ, chế độ thưởng phạt rõ ràng, phân minh, công bằng sẽ là động lực cho

những cán bộ mẫn cán, có năng lực, đồng thời cũng là sự răn đe với những hành vi tiêu cực trong độ ngũ cán bộ ngành thuế.

Thứ ba, trình độ dân trí và ý thức chấp hành của người nộp thuế

Trình độ dân trí có tác động mạnh mẽ tới việc quản lý thuế TNDN. Khi trình độ dân trí cao, trong nhân dân sẽ hình thành những tư tưởng và hành động tích cực cho việc thực thi luật thuế TNDN như: thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ; ý thức chấp hành pháp luật thuế cao; tố giác, bài trừ những hành vi trốn thuế, gian lận thuế… Tuy nhiên, trình độ dân trí cao sẽ làm xuất hiện những hành vi trốn thuế, gian lận thuế với thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn gây khó khăn cho công tác quản lý…

Người nộp thuế là một chủ thể trong quan hệ pháp luật về thuế TNDN. Nếu ý thức và trình độ của người nộp thuế cao giúp cho luật thuế được thực hiện đúng đắn, nhanh gọn và hiệu quả. Ngược lại, ý thức và trình độ của người nộp thuế còn hạn chế sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng như: làm sai hoặc làm không đầy đủ các quy định về thuế, trốn thuế, gian lận thuế vì lợi ích trước mắt…

Thứ tư, nội dung của luật thuế TNDN

Nếu luật thuế TNDN rõ ràng, minh bạch, cụ thể sẽ góp phần giúp doanh nghiệp và cơ quan thuế dễ thực hiện, đồng thời giảm thiểu những vi phạm về pháp luật thuế. Cụ thể, các chi phí được trừ và không được trừ trong tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp được quy định rõ ràng, cụ thể, phù hợp sẽ chấm dứt tình trạng doanh nghiệp tìm các mánh khóe để tăng chi phí được trừ, từ đó giảm số thuế TNDN phải nộp. Luật thuế TNDN có nhiều mức thuế suất, các tiêu chí hưởng các mức thuế suất không rõ ràng sẽ khiến doanh nghiệp tìm cách lách luật để hưởng mức thuế suất thấp….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)