5. Kết cấu của luận văn
4.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý Chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền
nghèo bền vững ở các xã, thôn bản ĐBKK
4.1.1. Quan điểm quản lý Chương trình giai đoạn (2016 - 2020)
Việc triển khai thực hiện Chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn bản ĐBKK giai đoạn tiếp theo sẽ thể hiện đầy đủ sự ƣu tiên của Đảng và Nhà nƣớc cho vùng dân tộc và miền núi, vùng ĐBKK.
Vùng dân tộc và miền núi là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, là vùng có vị trí chiến lƣợc quan trọng trọng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong những năm qua, mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội nhƣng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; nhất là sự chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa vùng dân tộc và miền núi với các vùng khác của cả nƣớc, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định về an ninh, chính trị. Ngƣời dân vùng dân tộc và miền núi gặp nhiều rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, địa hình... Cơ sở hạ tầng của vùng chƣa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Địa bàn này rất cần có sự quan tâm đầu tƣ hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội bằng chủ trƣơng, chính sách đặc thù của Đảng và Nhà nƣớc.
Quan điểm của Quản lý Chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn bản ĐBKK giai đoạn tiếp theo đó là: Quản lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của Chƣơng trình cho giai đoạn (2016 - 2020).
- Góp phần tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời của các hộ nghèo trên địa bàn thực hiện Chƣơng trình năm 2020 gấp 3,5 lần so với năm 2011, tƣơng đƣơng 26 triệu đồng/ngƣời/năm.
- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở xã, thôn bản ĐBKK 4%/năm.
- Đến năm 2020 cơ bản các xã, thôn bản ĐBKK có đƣờng giao thông đi lại thuận lợi quanh năm; 100% trung tâm xã, hộ gia đình có điện lƣới Quốc gia phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất; các công trình thủy lợi nhỏ đƣợc đầu tƣ đáp ứng 70% nhu cầu tƣới tiêu cho diện tích cây hàng năm; trên 50% trạm y tế xã đƣợc chuẩn hóa; các công trình hạ tầng giáo dục, văn hóa... đƣợc quan tâm đầu tƣ.
- Phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 30% số xã thuộc Chƣơng trình 135 giai đoạn (2016 - 2020) hoàn thành các mục tiêu của Chƣơng trình đề ra.
4.1.2. Mục tiêu quản lý Chương trình trong giai đoạn 2016 - 2020
Mục tiêu quản lý Chƣơng trình của Chính phủ trong giai đoạn 2016 - 2020 làm giảm thất thoát, lãng phí đầu tƣ, tăng uy tín quốc gia, tăng lòng tin nhân dân và của các nhà đầu tƣ, nhất là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với các chƣơng trình, dự án quốc gia có sử dụng vốn của các nhà tài trợ... Bởi vậy, để thu hút đƣợc các nhà tài trợ cho Chƣơng trình, đòi hỏi phải quản lý và thực hiện có hiệu quả đầu tƣ bằng nguồn vốn này. Từ đó có cơ sở thực tiễn, để tạo lập căn cứ cho việc sữa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.