Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:

2.3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Sử dụng một phiếu điều tra phỏng vấn về tình hình thực hiện Chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn bản ĐBKK tại một số địa phƣơng đang thực hiện Chƣơng trình.

- Mục đích: Nhằm thu thập những thông tin về tình hình thực hiện chƣơng trình 135 giai đoạn III tại các địa phƣơng.

- Đối tƣợng: Là cán bộ huyện, xã, ngƣời dân tại các địa phƣơng đang triển khai thực hiện chƣơng trình.

Tổng hợp các phiếu điều tra thành bảng kết quả điều tra về tình hình thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn III trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thu thập, chọn lọc các ý kiến khác nhau của từng đối tƣợng phỏng vấn về một vấn đề đƣợc hỏi sau đó tổng hợp lại và đƣa ra ý kiến đánh giá chung về công tác quản lý thực hiện Chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn bản ĐBKK tại tỉnh Thanh Hóa.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

- Từ báo cáo kết quả thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn III trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cung cấp.

- Từ thu thập số liệu thực hiện các mục tiêu của Chƣơng trình do các Sở, ban ngành thành viên Ban chỉ đạo Chƣơng trình cung cấp.

- Từ số liệu báo cáo của các huyện, xã thực hiện Chƣơng trình.

- Số liệu về vốn, kế hoạch vốn hàng năm do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cung cấp.

- Các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến việc thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn III trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2.3.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết

Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn, tuy nhiên, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 và chƣơng 3, đặc biệt trong chƣơng 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Chƣơng trình MTQG giảm nghèo ở các xã, thôn bản ĐBKK giai đoạn (2012 - 2015). Từ các thông tin, số liệu thu thập đƣợc trong quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình tại tỉnh Thanh Hóa, tác giả tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý thực hiện.

- Tổng hợp thông tin: Thông tin đƣợc tổng hợp vào máy tính phục vụ cho việc phân tích sau này sử dụng bộ công cụ Excel. Các thông tin định tính sẽ đƣợc nhập theo các cấp độ học đƣợc mã hóa trƣớc khi nhập.

- Phân tích thông tin: Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học luôn đóng vai trò rất quan trọng. Hầu nhƣ bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng cần phân tích dữ liệu, từ đơn giản nhất nhƣ phân tích mô tả đến phức tạp nhƣ phân tích đa biến. Từ đó đánh giá: Quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn (2012 - 2015) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Rút ra những bài học kinh nghiệm về hỗ trợ đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội các vùng đặc biệt khó khăn và Đề xuất các cơ chế, giải pháp, chính sách hỗ trợ thực hiện Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng dân tộc và miền núi giai đoạn tiếp theo.

2.3.3. Phương pháp thực chứng

Phân tích thực tế đƣa ra các bằng chứng để làm nổi bật thực trạng về quản lý thực hiện Chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn bản ĐBKK giai đoạn (2012 - 2015). Sử dụng số liệu và quá trình kiểm tra, giám sát của các Bộ, ngành Trung ƣơng để đánh giá thực trạng công tác quản lý chƣơng trình và xác định nguyên nhân làm cơ sở để đề xuất các giải pháp.

2.3.4. Phương pháp thống kê, so sánh tổng hợp số liệu

- Phƣơng pháp thống kê: Là phƣơng pháp sử dụng các chỉ tiêu, báo cáo, các số liệu tổng hợp về kết quả thực hiện tại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015. Đây là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển, cũng nhƣ tình hình quản lý chƣơng trình trong những năm qua.

- Phƣơng pháp so sánh: Là phƣơng pháp so sánh số liệu giữa các năm, từ đó đánh giá công tác quản lý chƣơng trình qua các năm làm cơ sở để đề xuất các giải pháp cần thiết.

- Phƣơng pháp tổng hợp số liệu: Các số liệu sau khai thu thập đƣợc sẽ đƣợc tổng hợp, phân loại theo các năm, các nội dung nghiên cứu làm cơ sở để so sánh, đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Chƣơng trình MTQG giảm nghèo ở các xã, thôn bản ĐBKK trong thời gian tiếp theo.

Phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn, và đƣợc sử dụng nhiều trong chƣơng 1, chƣơng 3, chƣơng 4 của luận văn.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở CÁC XÃ, THÔN BẢN ĐBKK TỈNH

THANH HÓA GIAI ĐOẠN (2012 - 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)