Chương trình 30a giai đoạn 2009-2013 đồng hành cùng ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương nghiên cứu điển hình tại huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2.Chương trình 30a giai đoạn 2009-2013 đồng hành cùng ngườ

3.3. Đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách, chƣơng trình, dự án trên

3.3.2.Chương trình 30a giai đoạn 2009-2013 đồng hành cùng ngườ

 Nội dung của chƣơng trình là: Chính sách thuộc Nghị quyết 30a đặc biệt là đối với những đồng bào dân tộc thiểu số; trở thành động lực giúp họ thoát nghèo bền vững; góp phần làm thay đổi diện mạo từ vùng nông thôn đến biên giới, hải đảo xa xôi, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2009 - 2013.

- Phạm vi thực hiện trên địa bàn huyện: Gồm 18 huyện, thành phố.  Đánh giá kết quả thực hiện

Sau 5 năm triển khai thực hiện (2009-2013), các chƣơng trình, chính sách thuộc Nghị quyết 30a đã thực sự đi vào đời sống ngƣời dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đối với những đồng bào dân tộc thiểu số; trở thành động lực giúp họ thoát nghèo bền vững; góp phần làm thay đổi diện mạo từ vùng nông thôn đến biên giới, hải đảo xa xôi, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 30a, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành. Thông qua Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phƣơng kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, xã và phân công đứng điểm theo địa bàn từng huyện/thành phố. Đồng thời ban hành các Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 30a…Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam cũng đã banh hành cơ chế hỗ trợ giảm nghèo đặc thù của tỉnh. Trong đó có các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ ngƣời nghèo nhƣ: cấp miễn phí thể BHYT cho ngƣời cận nghèo; cấp bù 50% học phí cho học sinh-sinh viên nghèo ngoài đối tƣợng do Trung ƣơng hỗ trợ; hỗ trợ 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo; cán bộ giảm nghèo cấp xa đƣợc hƣởng phụ cấp hàng tháng là 30% mức tiền lƣơng cơ sở. Ngoài ra, HĐND tỉnh cũng ban hành Chƣơng trình tổng thể phát triển kinh tế-xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hƣớng đến năm 2020, trong đó có quy định hằng năm, cân đối từ nguồn tăng thu, vƣợt thu ngân sách nhà nƣớc và các nguồn thu khác để hỗ trợ huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% những chƣa đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 30a. Theo đó, các huyện Đông Giang, Nam Giag, Nông Sơn đã đƣợc bố trí vốn mỗi năm 15 tỷ đồng… Nhờ sự lãnh, chỉ đạo kịp thời sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, mà trong 5 năm qua, công tác giảm nghèo đã có những bƣớc tiến rõ rệt.

Đƣợc biết, từ năm 2009-2013, Quảng Nam đƣợc Trung ƣơng đầu tƣ giảm nghèo trên địa bàn các huyện nghèo là hơn 1.550 tỷ đồng, riêng 3 huyện 30a gồm Phƣớc Sơn, Nam Trà My, Tây Giang đƣợc đầu tƣ nguồn vốn hơn 598,5 tỷ đồng. Đối với các huyện 30a, UBND đã triển khai chính sách giao khoán rừng đối với 1.483 hộ dân, diện tích hơn 37 với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng. Song song với đó, tỉnh cũng đã chỉ đạo các huyện xây dựng Đề án quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và bố trí dân cƣ đến năm 2020.

Ngoài ra, từ nguồn kinh phí trên, tỉnh đã hỗ trợ 752 tấn lƣơng thực cho hơn 10 nghìn hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian chƣa tự túc đƣợc lƣơng thực; phân bổ hơn 1,2 tỷ đồng hỗ trợ khai hoang phục hóa 57 ha/893 hộ; hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao cho hơn 46,7 nghìn hộ dân với tổng kinh phí hơn 11,8 tỷ đồng. Qua đó, nhiều mô hình kinh doanh sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ: trồng Sâm Ngọc Linh, sâm Ba Kích, Đẳng sân, tre Điền Trúc, cây cao su, gừng…hay nhƣ mô hình nuôi bò, heo gống, mô hình nuôi ếch thƣơng phẩm…Cùng với đó, các chính sách về hỗ trợ giống cây, vật nuôi cũng đã đƣợc triển khai hiệu quả. Đến nay, tỉnh đã hỗ trợ lần đầu giống cây trồng rừng cho 604 hộ với kinh phí 766 triệu đồng; hỗ trợ giống cỏ cho hơn 30 hộ dân để phục vụ chăn nuôi. Đồng thời phân bổ 1.458 tỷ đồng cho 1.458 hộ thực hiện phát triển chăn nuôi theo hƣớng tập trung làm chuồng trại…

Đặc biệt, trong thời gian qua, UBND tỉnh cũng đã tạo điều kiện để các huyện nghèo đƣa gần 700 lao động đi làm việc tại Malaysia và Hàn Quốc. Qua đó, từng bƣớc giúp hộ nghèo có thu nhập ổn định, tạo nguồn vốn để vƣơn lên thoát nghèo.

Đối với các chính sách, cơ chế đầu tƣ cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện. Từ nguồn vốn đƣợc phân bổ, 5 năm qua các huyện nghèo đã đƣợc đầu tƣ xây dựng 523 công trình với tổng kinh phí gần 510 tỷ đồng.

Về chính sách đào tạo nguồn nhân lƣc cho công tác giảm nghèo, trong thời gian qua, tỉnh đã phân bổ 629 triệu đồng để thực hiện 27 cán bộ huyện về đảm nhận những công việc chủ chốt tại các xã nghèo. Đồng thời, tiếp nhận và phân công 30 trí thức trẻ theo Đề án 600 về công tác và đảm nhận chức danh Phó Chủ tịch UBND xã của 30 xã thuộc 3 huyện nghèo. Nhìn chung, bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả, nhất là khâu điều tra, khảo sát, báo cáo và lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện tại thôn, xã. Bên cạnh đó, đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng 4 trung tâm dạy nghề với kinh phí hơn 98 tỷ đồng. Hiện nay, các trung tâm này đã đi vào hoạt động, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, giúp ngƣời lao động có công việc ổn định, nâng cao thu nhập.

Nhìn chung, so với mục tiêu cụ thể đề ra của Nghị quyết 30a, đến năm 2013 nhiều mục tiêu đã đạt đƣợc nhƣ giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo từ 4% trở lên; về cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; trợ cấp lƣơng thực cho ngƣời dân ở thôn, bản vùng giáp biên giới để đảm bảo đời sống; tạo đƣợc sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, knih tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng…Góp phần làm thay da đổi thịt bộ mặt nông thôn, miền núi; đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng lên đáng kể. Có thể nói, với những chƣơng trình chính sách từ Nghị quyết 30a đã tạo đà cho ngƣời dân vƣơn lên thoát nghèo bền vững

3.3.3. Một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ có đời sống khó khăn (chương trình 134).

 Nội dung, thời gian, phạm vi chƣơng trình

- Nội dungchƣơng trình: Giao đất sản xuất, đất ruộng lúa; Giao đất ở tối ; Hỗ trợ nhân dân xây dựng nhà ở theo phƣơng châm: Nhân dân tự làm, nhà nƣớc hỗ trợ và cộng đồng giúp đỡ; Hỗ trợ giải quyết nƣớc sinh hoạt tập trung, phân

tán.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2008 - 2011.

- Phạm vi thực hiện: 67 xã thuộc 8 huyện miền núi). Số hộ thụ hƣởng là: 13.907 hộ, đƣợc điều chỉnh lên 29.019 hộ.

 Đánh giá kết quả

Những kết quả đạt đƣợc: Chƣơng trình bƣớc đầu đã giải quyết cơ bản tình trạng khó khăn về đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt: Khai thác đƣợc tiềm năng đất đai, lao động và cải thiện đời sống ngƣời dân; đảm bảo một bộ phận đồng bào có điều kiện phát triển sản xuất, tạo cơ hội phấn đấu, nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ để vƣơn lên thoát nghèo. Quy chế dân chủ đƣợc phát huy: Việc hỗ trợ một số chính sách đƣợc công khai dân chủ từ khâu lập và phân bổ kế hoạch, đến khâu giám sát thực hiện; công tác xã hội hóa trong việc kiểm tra, giám sát đã đƣợc hình thành và rõ nét hơn trong mỗi ngƣời dân. Nhiều địa phƣơng đã chủ động thực hiện tốt các phƣơng thức quản lý dự án: Nhiều xã thực hiện tốt trách nhiệm ký kết hợp đồng xây nhà cho dân (trƣờng hợp hộ dân có nhu cầu) và đã làm tốt vai trò chủ đầu tƣ xây dựng công trình nƣớc sinh hoạt tập trung. Nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về chính sách của nhà nƣớc đƣợc nâng lên. Ý thức tƣơng trợ giúp đỡ trong cộng động cũng đƣợc nâng cao. Giải quyết cơ bản vấn đề nhà ở, đất sản xuất và nƣớc sinh hoạt: Hỗ trợ cho 15.333 hộ có nhà ở đƣợc cứng hoá khung nhà, 597 hộ có đủ đất sản xuất và đại bộ phận cƣ dân trên vùng đƣợc dùng nƣớc sạch, cải thiện chất lƣợng cuộc sống.

Những tồn tại, hạn chế: Công tác điều tra, khảo sát còn hạn chế: Một số huyện điều tra thiếu chính xác, dẫn đến chỉ tiêu một số chính sách trong Đề án không sát với thực tế. Nguyên nhân là lực lƣợng và điều kiện để điều tra, khảo sát ban đầu gặp nhiều khó khăn, Trung ƣơng quy định thời gian điều tra, khảo sát, lập Đề án là quá ngắn. Một số quy định về chính sách chƣa phù hợp thực tế: Đối tƣợng thụ hƣởng ở các xã thuộc các khu vực I, II, III có điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội và khả năng nguồn lực của từng địa phƣơng khác nhau, nhƣng mức hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất theo kiểu bình quân là chƣa phù hợp; Mức hỗ trợ khai hoang, đền bù thu hồi đất 6 triệu đồng/ha là quá thấp. Do đó, địa phƣơng gặp nhiều lúng túng, chƣa tạo đƣợc cơ hội cho đồng bào có đủ đất sản xuất. Về công tác tổ chức thực hiện còn hạn chế. Chƣa ban hành các quy định về huy động, lồng ghép các nguồn vốn; hƣớng dẫn cơ chế lồng ghép các nguồn vốn và cân đối nguồn vốn lồng ghép trên địa bàn nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện Chƣơng trình đạt hiệu quả cao. Việc phân công cán bộ cấp huyện, xã còn phải kiêm nhiệm nhiều chƣơng trình, nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, khối lƣợng công việc nhiều, nên công tác chỉ đạo chƣa đƣợc tập trung. Công tác khảo sát thiết kế công trình tồn tại nhiều yếu kém. Nhiều công trình nƣớc sinh hoạt không phát huy hiệu quả do khảo sát nguồn nƣớc; công suất thiết kế không phù hợp với nguồn nƣớc và nhu cầu sử dụng. Nhiều công trình bảo quản kém nên chỉ cần hƣ hỏng nhỏ ở đầu nguồn là công trình không sử dụng đƣợc. Công tác sơ kết rút kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm cho cộng đồng, nhân rộng điển hình chƣa kịp thời.

3.3.4. Đề án phát triển giao thông nông thôn.

Đề án đƣợc thực hiện theo chủ trƣơng của tỉnh, Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015.

 Mục tiêu, thời gian, phạm vi Đề án

- Mục tiêu: Thực hiện nhựa hóa, cứng hóa ít nhất 1.500 km tuyến đƣờng huyện, xã, thôn, khối phố, trong đó:

Đƣờng huyện: 500 km, đạt tiêu chuẩn cấp IV, V. Phấn đấu đến năm 2015 nhựa hóa, cứng hóa bình quân ít nhất 80% tuyến; Đƣờng xã, phƣờng, thị trấn (đƣờng xã): 750 km, đạt tiêu chuẩn đƣờng GTNT loại A, B. Phấn đấu đến năm 2015 cứng hóa mặt đƣờng BTXM bình quân ít nhất 80% tuyến; Đƣờng thôn, khối phố (Đƣờng thôn): 250 km, đạt tiệu chuẩn GTNT loại A, B. Từng bƣớc

cứng hóa mặt đƣờng BTXM, gạch hoặc cấp phối các tuyến đƣờng thôn, đƣờng ra đồng ruộng. Riêng đƣờng nội phố, bê tông hóa 100% các đƣờng hẻm nội thành.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 - 2015. - Phạm vi Đề án: 18/18 huyện, thành phố .  Đánh giá tình hình thực hiện

Những kết quả đạt đƣợc: Đề án triển khai phù hợp với chủ trƣơng và yêu cầu thực tiễn. Công tác chỉ đạo đƣợc tập trung thực hiện Chính quyền các cấp đã tích cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các cơ chế, chính sách đƣợc quán triệt sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nhất là chủ trƣơng huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở xã, phƣờng, thị trấn.

Những tồn tại, hạn chế: Nguồn vốn bố trí và huy động thấp so với nhu cầu nên khó hoàn thành kế hoạch: Nguồn vốn ngân sách bố trí đầu tƣ mặt đƣờng nhựa, đƣờng BTXM còn rất thấp so với kế hoạch. Do đó, đến năm 2014, tổng số Km trong toàn tỉnh đƣợc nhựa hoá, cứng hoá chƣa đạt yêu cầu: Đƣờng huyện đạt 65,14%; Đƣờng xã đạt 60,11% so với kế hoạch. Từ năm 2011, tỉnh giao kế hoạch vốn vay tín dụng ƣu đãi cho UBND các huyện và khấu trừ vào vốn XDCB hàng năm. Theo Đề án, đầu tƣ đƣờng xã thì vốn Ngân sách tỉnh bố trí (50% ở xã đồng bằng; 80% ở xã miền núi), còn lại ngân sách cấp huyện, cấp xã và các nguồn huy động của xã. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tƣ tại cấp huyện gặp khó khăn về vốn ngân sách của huyện, xã và huy động trong dân.

Đề án tập trung phần lớn dự án thực hiện trên địa bàn các huyện miền núi (chiếm 20/33 dự án giai đoạn 2009-2010) nhƣng chủ yếu thực hiện từ các nguồn: ngân sách tỉnh, Chƣơng trình 30a, Trái phiếu Chính phủ, Giao thông nông thôn 3, còn nguồn ngân sách huyện, xã và huy động trong dân với tỷ lệ rất thấp và hầu nhƣ không thực hiện đƣợc.

phức tạp, thiết kế và nguồn lực đầu tƣ thấp. Các tuyến đƣờng ở khu vực miền núi những năm qua chủ yếu đầu tƣ nền đƣờng và công trình thoát nƣớc, còn mặt đƣờng chƣa đƣợc đầu tƣ nên thƣờng bị hƣ hỏng sau mùa mƣa lũ.

Qua điều tra xã hội học, phần lớn ngƣời dân đều nhận thấy vai trò quan trọng của mạng lƣới giao thông và đánh giá mức độ “hiệu quả tốt” chiếm 50,1%. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho thấy hiệu quả các Đề án giao thông nông thôn còn hạn chế, chiếm 20,9% “chƣa hiệu quả lắm” và 30% “không hiệu quả”.

3.3.5. Đề án kiên cố hoá kênh mương- thuỷ lợi

Đề án đƣợc thực hiện theo chủ trƣơng của tỉnh, Đề án Chƣơng trình Kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi giai đoạn 2011-2015.

 Mục tiêu, thời gian, phạm vi Đề án

- Mục tiêu: Kiên cố hóa (KCH)500 km kênh mƣơng, trong đó: Kênh loại II: 53 km; Kênh loại III: 247 km. Kiên cố hóa đƣợc đầu tƣ từ chƣơng trình, dự án lồng ghép khác: 200 km.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 - 2015. - Phạm vi thực hiện18/18 huyện, thành phố.  Đánh giá tình hình thực hiện

Những kết quả đạt đƣợc: Đề án góp phần nâng cao năng lực tƣới tiêu, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng bào dân tộc miền núi đã bƣớc đầu tiếp cận, tận nguồn thủy lợi để thâm canh lúa nƣớc, trồng ngô, nuôi trồng thủy sản. Đề án đƣợc sự quan tâm chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị. Đƣợc sự đồng tình, hƣởng ứng của nhân dân, ngƣời dân nhiều nơi tỏ ra tích cực trong việc tham gia phần vốn 30-40% đóng góp, nhiều HTX chủ động vận động thu trƣớc khi có vốn hỗ trợ của tỉnh. Góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong xây dựng, khái thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Một số huyện miền núi nhƣ Tây Giang, Nam Giang, Bắc Trà My nhờ thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chƣơng trình khác triển khai trên địa bàn, nên đã huy động

đƣợc nguồn vốn lớn để thực hiện đạt và vƣợt mục tiêu Đề án.

Những tồn tại, hạn chế: Phƣơng án cân đối nguồn vốn để thực hiện mục tiêu chƣa khả thi. Việc huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân vùng hƣởng lợi ở các huyện miền núi là rất khó, do đời sống nhân dân còn nghèo, nguồn vốn góp của các địa phƣơng cũng hạn chế. Vì vậy, khả năng cân đối ngân sách chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu để thực hiện theo chƣơng trình. Bộ máy thực hiện chƣa đảm bảo yêu cầu. Do thiếu cán bộ chuyên môn thủy lợi và không có bộ phận chuyên trách đầu tƣ XDCB nên các hồ sơ thủ tục, lập hồ sơ thiết kế chậm và cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương nghiên cứu điển hình tại huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 53)