Xây dựng phương án chiến lược thông qua phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương nghiên cứu điển hình tại huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 87 - 101)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế huyện Duy Xuyên

4.2.4. Xây dựng phương án chiến lược thông qua phân tích SWOT

SWOT một công cụ phân tích mạnh đƣợc sử dụng rất phổ biến trong lập kế hoạch mang tính chiến lƣợc, theo định hƣớng thị trƣờng và có sự tham gia. Phân

tích SWOT cung cấp các thông tin quan trọng để góp phần cùng với các dữ liệu thống kế khác trả lời cho câu hỏi “Địa phƣơng/ngành đang ở đâu?”.

Mặt khác phân tích SWOT có thể cho những thông tin nhận diện những thách thức phía trƣớc và hiện tại để có thể thiết kế các định hƣớng cũng nhƣ giải pháp thực thi nhằm vƣợt qua thách thức.

SWOT là nhóm chữ viết tắt của 4 chữ tiếng Anh với ý nghĩa Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội/Thời cơ (Opportunities), và Thách thức/ Nguy cơ (Threats).

Ma trận SWOT đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng khác nhau. Ở dạng đơn giản nhất, ma trận phân tích này chỉ đề cập 2 nội dung lớn là Thuận lợi và Khó khăn. Dạng phổ biến nhất của ma trận này gồm 8 ô nhƣ đƣợc mô tả trong hình dƣới đây.

SWOT

Cơ hội (O)

1. Địa phƣơng có sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

2. Chính sách ƣu đãi của Chính phủ về đầu tƣ CSHT và phát triển doanh nghiệp địa phƣơng.

3. Nhu cầu tăng lên về các sản phẩm chính của địa phƣơng trên thị trƣờng thế giới

4. Chuyển giao công nghệ

Thách thức (T)

1. Thị trƣờng nông sản thế giới đòi hỏi cao về chất lƣợng sản phẩm.

2. Sự cạnh tranh gay gắt từ các địa phƣơng lân cận. 3. Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tƣ ngoài NSNN trên địa bàn.

4. Kiểm soát đƣợc việc khai thác tài nguyên thiên nhiên 5. Thiên tai thƣờng xuyên xảy ra (hạn hán, lũ lụt)

Điểm mạnh (S)

1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

2. Lực lƣợng lao động dồi dào và giá cả thấp.

3. Vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thƣơng các sản phẩm và dịch vụ.

4. Có truyền thống và kinh nghiệm trong việc phát triển một số sản phẩm nông nghiệp quan trọng.

5. Hệ thống giao thông và lƣới điện phủ kín địa bàn.

Chiến lƣợc S/O

- Tận dụng thế mạnh nhƣ nguồn tài nguyên phong phú, lực lƣợng lao động dào làm thu hút các nhà đầu tƣ.

- Mạng lƣới giao thông kết nối với nhiều vùng làm cho quá trình vận chuyển đƣợc thuận lợi, ít tốn chi phí vận chuyển. - Các sản phẩm nông nghiệp đƣợc nâng lên nhờ vào kinh nghiệm cũng

Chiến lƣợc S/T

- Có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thông suốt tạo điều kiện cho việc phát triển cụm công nghiệp, chú trọng đến môi trƣờng đầu tƣ phát triển công nghiệp. - Sự cạnh tranh gây gắt về lực lƣợng lao động tay nghề cao của các địa phƣơng lân cận làm cho lực lƣợng lao động tại địa phƣơng giảm dẫn đến thiếu hụt lực lƣợng lao động.

nhƣ sự sáng tạo của nông dân.

- Hàng năm chịu nhiều ảnh hƣởng của thiên tai, lụt lội làm trì trệ sự phát triển kinh tế trong khoảng thời gian dài, cần thích ứng với yếu tố môi trƣờng.

Điểm yếu (W)

1. Chất lƣợng nguồn lao động còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công, đơn giản.

2. Trình độ quản lý của đội ngũ công chức ở huyện còn hạn chế.

3. Thiếu mạng lƣới hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp (đầu vào và đầu ra).

4. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, CN-TTCN còn nhỏ bé. 5. Môi trƣờng sống đang bị ô nhiễm. Chiến lƣợc W/O

- Cần đào tạo nguồn lao động có tay nghề cao đáp ứng với yêu cầu của thị trƣờng, nhà đầu tƣ.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức đủ trình độ để quản lý, vận hành bộ máy chính quyền địa phƣơng. - Các thiết bị khoa học kỹ thuật chƣa đáp ứng yêu cầu cho các ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, cần đầu tƣ trang thiết bị đảm bảo sản xuất

Chiến lƣợc W/T

- Chất lƣợng nguồn lao động thấp dẫn đến việc thiếu đội ngũ lao động địa phƣơng, dẫn đến thâm hụt các sản phẩm.

- Trình độ quản lý kém dẫn đến sự trì trệ trong các thủ tục hành chính, không đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phƣơng.

- Ngành nông nghiệp lạc hậu cần phải thay đổi.

(Nguồn:Tác giả tổng hợp )

Để phát hiện ra các vấn đề hay ƣu tiên chiến lƣợc then chốt trong công tác kế hoạch của huyện, sau khi tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, ngƣời ta thƣờng đặt chúng cạnh nhau trong các ô tƣơng ứng của ma trận SWOT. Việc này sẽ giúp các nhà lãnh đạo và chuyên viên địa phƣơng phát hiện ra sự không tƣơng thích giữa các yếu tố bên trong (những gì mà huyện có thể làm

hoặc thay đổi) và những yếu tố bên ngoài (những gì mà huyện cần phải làm). Ví dụ: Vị trí địa lý xa xôi khiến địa phƣơng khó tận dụng đƣợc các cơ hội thị trƣờng đem lại => cần cân nhắc kỹ về việc xây dựng các khu công nghiệp. Tình hình thiên tai thƣờng xuyên xảy ra đe doạ sự phát triển của địa phƣơng => cần cân nhắc kỹ về phƣơng thức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, v.v.

Thƣờng thì chiến lƣợc WO hay sự lựa chọn kết hợp giữa những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, đƣợc coi là đáng quan tâm nhất đối với phát triển địa phƣơng. Vì đây là công việc “một mũi tên trúng hai đích” - vừa khắc phục đƣợc điểm yếu của huyện, vừa nắm bắt đƣợc các cơ hội để phát triển, tạo thêm điểm mạnh.

Triển vọng phát triển kinh tế của địa phƣơng có thể đƣợc nhìn nhận từ phía các yếu tố tác động từ bên ngoài. Nhận biết môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc và quốc tế sẽ cho phép làm rõ những cơ hội tƣơng lai cũng nhƣ những thách thức đối với sự phát triển. Việc xác định cơ hội và thách thức nhằm xác định bản chất của sự thay đổi, để huyện có thể tranh thủ lợi ích từ sự thay đổi trong khi có thể giảm thiểu các tác động xấu có khả năng xảy ra.

*Các điểm mạnh:

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. - Lực lƣợng lao động dồi dào và giá cả thấp.

- Vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thƣơng các sản phẩm và dịch vụ.

- Có truyền thống và kinh nghiệm trong việc phát triển một số sản phẩm nông nghiệp quan trọng.

- Hệ thống giao thông và lƣới điện phủ kín địa bàn.

Trong những điểm mạnh trên thì hệ thống giao thông và lƣới điện phủ kín địa bàn là quan trọng nhất, những yếu tố đó làm cho các nhà đầu tƣ lớn quan tâm do yếu tố vận chuyển luôn quan trong, ngoài ra yếu tố lực lƣợng lao động

dồi dào và giá cả thấp cũng tạo lợi thế để kêu gọi các nhà đầu tƣ vào đầu tƣ trên địa bàn huyện. Khả năng khai thác các điểm mạnh tuỳ thuộc vào nền kinh tế của huyện, trong xu thế hiện nay, tình hình kinh tế thế giới có chiều hƣớng khởi sắc, huyện cũng mạnh dạn đầu tƣ vào các thế mạnh nhƣ có tài nguyên rừng, tài nguyên khoán sản, lợi thế nguồn lao động dồi dào đang đặt ra bài toán nan giải cho huyện

Với sự hỗ trợ và đầu tƣ hạ tầng từ trung ƣơng và tỉnh, cơ sở hạ tầng của huyện từng bƣớc đƣợc nâng lên, mạng lƣới giao thông liên đới với các điểm trung chuyển tạo thuận lợi cho nhà đầu tƣ giao thƣơng hàng hoá.

*Các điểm yếu:

- Chất lƣợng nguồn lao động còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công, đơn giản. - Trình độ quản lý của đội ngũ công chức ở huyện còn hạn chế.

- Thiếu mạng lƣới hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp (đầu vào và đầu ra). - Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, CN-TTCN còn nhỏ bé.

- Môi trƣờng sống đang bị ô nhiễm.

Những tồn tại lớn nhất nhƣ năng lực hạn chế của đội ngũ cán bộ công chức; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém, sự phụ thuộc vào ngân sách từ Chính phủ, tình trạng huyện không đƣợc phân cấp/giao đầy đủ quyền hạn, v.v, các vấn đề đó đang hạn chế sự phát triển kinh tế của huyện.

Yếu tố kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp nhƣ nhu cầu đào tạo lại công nhân, kinh nghiệm quản lý yếu kém, trang thiết bị và công nghệ lạc hậu.

Các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều vấn đề các thủ tục hành chính rƣờm rà, chƣa có bộ phận chuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp về các thủ tục hành chính, chính sách thuế còn chƣa ƣu đãi.

Yếu tố ô nhiễm môi trƣờng có tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng, làm giảm chất lƣợng cuộc sống, các yếu tố đó làm cho tính hấp dẫn các nhà đầu tƣ ko cao. Một môi trƣờng lành mạnh luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tƣ.

*Các cơ hội:

- Địa phƣơng có sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Chính sách ƣu đãi của Chính phủ về đầu tƣ CSHT và phát triển doanh nghiệp địa phƣơng.

- Nhu cầu tăng lên về các sản phẩm chính của địa phƣơng trên thị trƣờng thế giới

- Chuyển giao công nghệ.

Đang có những cơ hội lớn nhƣ chính sách ƣu đãi của chính phủ về đầu tƣ cơ sở hạ tầng, giúp củng cố và phát huy thêm các điểm mạnh hiện có của huyện

Chính phủ có chính sách hỗ trợ ngƣ dân vùng biển ra khơi đánh bắt cá , hỗ trợ vốn ƣu đãi để đóng mới tàu tạo điều kiện để phát triển kinh tế biển.

Các Khu Công nghiệp nằm lân cận địa bàn Duy Xuyên cũng là một lợi thế để các doanh nghiệp tìm hiểu và đầu tƣ vào địa bàn huyện.

*Các thách thức:

- Thị trƣờng nông sản thế giới đòi hỏi cao về chất lƣợng sản phẩm. - Sự cạnh tranh gay gắt từ các địa phƣơng lân cận.

- Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tƣ ngoài NSNN trên địa bàn. - Kiểm soát đƣợc việc khai thác tài nguyên thiên nhiên

- Thiên tai thƣờng xuyên xảy ra (hạn hán, lũ lụt)

Thị trƣờng nông sản thế giới đòi hỏi cao về chất lƣợng sản phẩm nên thách thức lớn nhất là làm sao đƣa các hoạt động làm ăn manh mún ra khỏi đầu óc của nông dân, tạo lập một quy trình làm việc hiệu quả để nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học nhằm đáp ứng tốt các mặt hàng nông sản mà thế giới cần.

Kiểm sát đƣợc việc khai thác tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ làm suy yếu việc phát triển ngành nông lâm, thủy sản tổn hại đến những điểm mạnh đƣợc xác định của huyện

cản trở sự xuất hiện các cơ hội của huyện.

4.3. Giải pháp thực hiện chiến lƣợc

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện, chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy mọi nguồn lực của toàn xã hội, tiến hành đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, trong đó tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về công tác quy hoạch: Tiến hành xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vùng của huyện cho phù hợp với tình hình thực tế và quy hoạch chung của cả tỉnh; xác định các chiến lƣợc phát triển; tăng cƣờng liên kết giữa các huyện trong vùng. Công tác quy hoạch cần bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và có sự gắn kết với các quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phƣơng khác để phát huy hiệu quả toàn diện. Một số quy hoạch chiến lƣợc có thể sử dụng chuyên gia và các tổ chức uy tín trong nƣớc và quốc tế, để nâng cao chất lƣợng.

Thứ hai, tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc tổ chức thực hiện của Đảng và Nhà nƣớc: Thực tế cho thấy, với đặc thù Đảng lãnh đạo toàn diện hệ thống chính trị tại VN và qua hoạt động thực tiễn, các vấn đề nếu đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo sát sao thì hiệu quả và tính khả thi thƣờng cao, lĩnh vực gì buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra thì thƣờng không đạt kết quả mong muốn. Nghiên cứu ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù, phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện, tạo điều kiện theo kịp và vƣợt các vùng khác của tỉnh. Sớm nghiên cứu ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm tạo cho huyện thế chủ động, tích cực trong thu hút đầu tƣ và phát triển sản xuất. Cho phép thí điểm nhiều mô hình, cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

phát triển Vùng thành khu vực trọng điểm về phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hang hóa lớn; hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất và chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn gắn với ứng dụng công nghệ cao; xây dựng ngành thủy sản thành ngành mũi nhon, sản xuất hang hóa lớn; nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng, gắn với chống biến đổi khí hậu. Phấn đấu tăng trƣởng 6%/ năm, giai đoạn 2015 – 2020 và tăng 5%/năm/ năm, giai đoạn 2020 – 2030. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, công nghiệp điện và năng lƣợng, công nghiệp dệt may, cơ khí, phấn đấu tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp 22%/ năm, giai đoạn 2015 – 2020 và tăng 25%/năm/ năm, giai đoạn 2020 – 2030. Phát triển dịch vụ, du lịch theo hƣớng hình thành các trung tâm thƣơng mại, giao thƣơng lớn tại Đà Nẵng, Huế, Hội An.

Phân đấu tốc độ tăng trƣởng hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân 15,5%/ năm, giai đoạn 2015 – 2020 và tăng 14,5%/năm/ năm, giai đoạn 2020– 2030. Triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tƣ, tạo điều kiện tang thu ngân sách nhà nƣớc, tiến tới giảm dần sự hỗ trợ của Trung ƣơng và huyện tự cân đối đƣợc thu chi.

Thứ tƣ, thu hút nhiều nguồn lực đầu tƣ, phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực: Nghiên cứu đề suất nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ thông thoáng, cạnh tranh; có chính sách thu hút đầu tƣ vào hạ tầng, giao thông và thủy lợi; bảo đảm tỷ trọng chi đầu tƣ phát triển cao hơn giai đoạn trƣớc, trong đó ƣu tiên các dự án đầu tƣ kết cấu hạ tầng, phát triển giao thông đa phƣơng tiện nhƣ đƣờng thủy, đƣờng bộ; đầu tƣ các trung tâm sản xuất điện, cơ sở truyền thông; phát triển thủy lợi gắn với phòng chống biến đổi khí hậu; tranh thủ nguồn vốn của Nhà nƣớc, lồng ghép các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; đẩy mạnh hợp tác giữa Vùng với

khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách hành chính, đảm bảo quốc phòng an ninh: tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm phục vụ tốt nhất cho ngƣời dân và doanh nghiệp; tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, duy trì ổn định trật tự an toàn xã hội; chủ động xây dựng phƣơng án phòng chống bạo loạn, diễn biến hòa bình và các tội phạm quốc tế; tiếp tục củng cố và xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là thế trận lòng dân, gắn với xây dựng tiềm lực quốc phòng; giữ vững chủ quyền an ninh biên giới và nội địa. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đập tan mọi âm mƣu, thủ đoạn hoạt động, tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc; chủ động phòng chống và không để xảy ra bạo loạn gây mất ổn định chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương nghiên cứu điển hình tại huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 87 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)