Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương nghiên cứu điển hình tại huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 79 - 85)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế huyện Duy Xuyên

4.2.1. Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển

4.2.1.1. Phân tích môi trường tiềm năng.

Duy Xuyên ở vào trung độ của đất nƣớc, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển. Các quốc lộ 1A, 14B nối các cảng biển của vùng đến Tây Nguyên. Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Duy Xuyên mở rộng giao lƣu kinh tế với các huyện, thành phố trong tỉnh và cả nƣớc; kích thích và lôi kéo thu hút đầu tƣ từ bên ngoài.

Duy Xuyên có nguồn tài nguyên tƣơng đối đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm năng nổi trội về đất, biển, rừng, khoáng sản, nhất là tài nguyên du lịch. Đặc biệt, nơi đây tập trung đến di sản văn hóa thế giới đƣợc UNESCO công nhận đó là Thánh địa Mỹ Sơn, có nhiều bãi tắm đẹp tầm cỡ cho phép phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó có các ngành và sản phẩm mũi nhọn.

Duy Xuyên đã hình thành một hệ thống đô thị phân bố đều trên lãnh thổ, đặc biệt có đô thị lớn là thị trấn Nam Phƣớc và một dải các đô thị ven biển; một số CCN mà trong đó nổi bật là CCN Tây An xã Duy Trung đã hình thành; khu du lịch sinh thái Trà Nhiêu đã có với quy mô và cơ cấu khác nhau; các vùng chuyên môn hóa sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp... Hệ thống đô thị cùng với các CCN,

khu du lịch đó là những hạt nhân có tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội của huyện trong tƣơng lai.

Nhân dân Duy Xuyên có truyền thống cách mạng, hiếu học, năng động nhạy bén với cái mới. Nguồn lao động dồi dào, một bộ phận có trình độ tay nghề cao, bƣớc đầu tiếp cận đƣợc với kinh tế thị trƣờng, là nòng cốt để tiếp cận khoa học-công nghệ và quản lý theo đƣờng lối đổi mới.

Bên cạnh những lợi thế trên, Duy Xuyên cũng có những bất lợi, mà bất lợi lớn nhất là nền kinh tế - xã hội trong huyện còn yếu kém, khí hậu thời tiết phức tạp, lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra đặt cho Duy Xuyên những thách thức rất lớn.

4.2.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế địa phương những năm gần đây

Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất CN-TTCN tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về nguồn vốn, thị trƣờng và lao động, nhƣng các doanh nghiệp, hộ sản xuất đã nỗ lực khắc phục để tổ chức sản xuất hợp lý nhằm giảm chi phí, duy trì ổn định sản xuất. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 21,61% so với cùng kỳ, không đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đề ra là tăng 22%. Một số ngành ổn định và đạt mức tăng trƣởng khá, nhƣ: công nghiệp chế biến thực phẩm đồ uống đạt 372 tỷ đồng, tăng 61,09%; sản phẩm da, va li, túi xách đạt 236 tỷ đồng, tăng 53,96%; ngành may mặc đạt GTSX 94 tỷ đồng, tăng 52,81% so cùng kỳ. Trong khi đó, GTSX ngành chế biến mây tre, gỗ giảm 17,75% và ngành dệt vải tiếp tục gặp khó khăn, lƣợng vải chỉ đạt 35 triệu mét, hầu hết các doanh nghiệp không còn đủ điều kiện để tiếp tục tái đầu tƣ phát triển sản xuất. Trƣớc tình hình khó khăn đối với sản xuất CN-TTCN, UBND huyện đã khảo sát một số DN ngành dệt và tổ chức gặp mặt đối thoại cùng các doanh nghiệp để tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn theo tinh thần Nghị quyết 13 của Chính phủ.

Công tác thu hút đầu tƣ phát triển sản xuất có chuyển biến tích cực. Công ty Sedo Vinako đầu tƣ tại CCN Đông Yên đã đi vào hoạt động sản xuất; công ty

Kết Đoàn (Tây Ban Nha) đầu tƣ tại CCN Tây An đã triển khai hoạt động sản xuất trong giai đoạn đầu, công ty Hi-Tech (Thái Lan) đã khởi công xây dựng nhà xƣởng và đào tạo công nhân. Ngoài ra, đã lập thủ tục trình UBND tỉnh cấp phép đầu tƣ dự án chế biến nông sản tại CCN Tây An cho Công ty Hy Sung (Hàn Quốc). Công tác chuẩn bị triển khai CCN Gò Mỹ tại Duy Tân đƣợc tổ chức thực hiện tích cực.

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp:

Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 426 tỷ đồng, tăng 4,2% so cùng kỳ (KH là 4,3%). Kết quả trên đã thể hiện rõ những cố gắng của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, điều hành sản xuất và sự nỗ lực phấn đấu của bà con nông dân trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của giá cả thị trƣờng, thời tiết diễn biến bất lợi và các loại dịch bệnh bùng phát, lây lan.

Ngành trồng trọt giữ vững ổn định về quy mô diện tích. Công tác dồn điền đổi thửa, cải tạo chỉnh trang đồng ruộng, bê tông hoá giao thông nội đồng, kiên cố hoá kênh mƣơng, thuỷ lợi hoá đất màu tiếp tục đƣợc triển khai, đã tạo điều kiện thuận lợi để bố trí các loại cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản suất. Tổng diện tích gieo trồng đạt 14.926 ha, tăng 0,5% so với cùng kỳ, trong đó cây lƣơng thực 9.093 ha, đạt 102,7 % kế hoạch, cây lúa 7.760 ha, tăng 1,5%; cây thực phẩm 3.014 ha đạt 100,4% kế hoạch. Nhờ xác lập đƣợc lịch thời vụ, bố trí cơ cấu giống hợp lý và tăng cƣờng các biện pháp thâm canh, phòng trừ dịch bệnh, nên năng suất các loại cây trồng tăng hơn những năm trƣớc. Do đó, tuy vụ Hè- Thu ở một số vùng cây lúa bị ảnh hƣởng nắng nóng kéo dài gây lép từ 20-30%, nhƣng năng suất lúa bình quân cả năm vẫn đạt 58,96 tạ/ha, tăng 4,7 tạ/ha so năm 2011. Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 53.779 tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ.

bệnh, hiệu quả thấp. Các quy hoạch chăn nuôi tập trung triển khai thực hiện chậm. Tổng đàn gia súc 63.030 con, giảm 21% ; đàn gia cầm đạt 465.800 con, tăng 3,9 % so cùng kỳ. Công tác thú y, phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh động vật có nhiều cố gắng, cả 2 đợt dịch cúm gia cầm và heo tai xanh đều đƣợc bao vây, khống chế trong phạm vi hẹp. Đã khảo sát, sắp xếp từ trên 100 điểm giết mổ trên địa bàn huyện còn 25 cơ sở giết mổ tập trung và đang tiến hành quy hoạch, xây dựng 3 khu giết mổ tập trung quy mô lớn ở 3 vùng trên địa bàn huyện.

Khai thác, nuôi trồng thủy sản có chuyển biến tích cực. Tổng sản lƣợng đánh bắt đạt 9.042 tấn, tăng 6,2% so cùng kỳ. Nuôi tôm nƣớc lợ đạt sản lƣợng 285 tấn, tăng 11,6 % so cùng kỳ. Nuôi cá nƣớc ngọt chủ yếu theo phƣơng thức quảng canh, sản lƣợng đạt 98 tấn.

Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đƣợc chú trọng. Nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã đƣợc ngăn chặn. Các vụ tranh chấp, khiếu kiện về rừng, đất rừng đƣợc chỉ đạo giải quyết theo đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc kiểm tra, đôn đốc của các ngành chức năng và các địa phƣơng có rừng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, tình trạng ngƣời trồng rừng tự ý đốt thực bì trong mùa nắng nóng còn xảy ra ở nhiều nơi, dẫn đến vụ cháy rừng lây lan trên diện rộng gây thiệt hại trên 30 ha rừng trồng tại xã Duy Trung và xã Duy Sơn.

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đƣợc tập trung chỉ đạo quyết liệt. Đến nay đã phê duyệt 11/11 Đề án xây dựng xã nông thôn mới; riêng 3 xã điểm đã thông qua quy hoạch lần 3 và đang tích cực triển khai thực hiện; trong đó đáng chú ý trên lĩnh vực nông nghiệp là triển khai quy hoạch sản xuất, cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng, phát triển giao thông nội đồng, xây dựng cánh đồng mẫu lớn ...

Công tác quản lý thu, chi ngân sách:

chuyển nguồn năm trƣớc và tạm ứng ngân sách cấp trên là 245 tỷ đồng, thì số thu trong năm là 431 tỷ đồng, tăng 53,4% so với DT huyện giao và tăng 58% so với DT tỉnh giao. Trong đó thu phát sinh kinh tế 71 tỷ đồng, tăng 17,2% so với DT huyện giao. Nhìn chung, công tác thu ngân sách có chuyển biến tích cực, hầu hết các khoản thu đều đạt và vƣợt so với dự toán giao.

Tổng chi ngân sách ƣớc thực hiện 633 tỷ đồng, nếu loại trừ số chi chuyển nguồn, tạm ứng ngân sách là 175 tỷ đồng, thì số chi phát sinh trong năm là 458 tỷ đồng, tăng 79,1% so với DT tỉnh giao và tăng 73,5% so với DT huyện giao. Trong đó: chi đầu tƣ phát triển 103 tỷ đồng, nếu loại trừ số chi chuyển nguồn là 21,6 tỷ đồng thì số phát sinh trong năm là 82 tỷ đồng, tăng 284% so với DT huyện giao. Công tác quản lý chi ngân sách đƣợc thực hiện đảm bảo các nguyên tắc, chế độ và tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo yêu cầu chi theo dự toán và tập trung cân đối bổ sung phục vụ các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh ngoài dự toán, nhƣ: vốn đối ứng các dự án kiên cố hóa trƣờng lớp học, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các công trình Bia tƣởng niệm AHLS xã Duy phú, NTLS xã Duy Châu, Duy Vinh; kinh phí phục vụ Đại hội hết nhiệm kỳ một số Hội, đoàn thể, kinh phí diễn tập, phòng chống dịch bệnh…

Quản lý nhà nƣớc về đất đai đƣợc tăng cƣờng. Đã có kế hoạch tạm thời phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho xã, thị trấn để tổ chức thực hiện. Tiến hành trích đo địa chính, giải quyết các hồ sơ, thủ tục về đất đai cho các dự án đầu tƣ trên địa bàn và tập trung giải quyết hồ sơ đất đai cho công dân theo cơ chế một cửa, hạn chế hồ sơ trễ hẹn. Trong năm đã giải quyết 7.097 hồ sơ. Đồng thời, đã cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa ở các xã Duy Trinh, Duy Thành, Duy Tân, Duy Hoà. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung giá đất năm 2012 và xây dựng giá đất năm 2013 trên địa bàn huyện.

Việc đẩy nhanh tốc độ đầu tƣ với môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi và các chính sách ƣu đãi để xây dựng các CCN, các làng nghề truyền thống để từng bƣớc trở thành những hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng là cơ hội tốt cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Duy Xuyên giáp với các thành phố lớn nhƣ: Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, đã hình thành các KCN lớn nhƣ Chu Lai, Điện Nam- Điện Ngọc là các trung tâm kinh tế, thƣơng mại và giao dịch quốc tế, đảm nhận chức năng dịch vụ thƣơng mại và trung tâm du lịch của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Phụ cận là các trung tâm du lịch lớn của quốc gia nhƣ Đà Nẵng, Đô thị cổ Hội An. Việc nhà nƣớc đang và sẽ tập trung xây dựng các công trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắn kết khu vực này với Duy Xuyên, góp phần thực hiện chƣơng trình hành lang kinh tế Đông-Tây của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế không chỉ cho riêng Duy Xuyên, mà cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Về phát triển CCN, toàn huyện đến 2014 tập trung đầu tƣ hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả 3CCN, triển khai xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên 500 ha, trong đó tập trung lớn nhất ở CCN Tây An xã Duy Trung. Trong tƣơng lai việc tiếp tục mở rộng và thành lập mới các CCN vừa và nhỏ tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu của từng địa phƣơng trong huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn tập trung

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhƣng Duy Xuyên đang đứng trƣớc những thách thức phải vƣợt qua, để phát triển nhanh và bền vững.

Thứ nhất, hạ tầng kinh tế-xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ; kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Sự chênh lệch khá lớn đời sống giữa đô thị và nông thôn.

lực tài chính ít, ngân sách địa phƣơng khó khăn; nhƣng sự đầu tƣ còn dàn trải nên hiệu quả chƣa cao.

Thứ ba, hạ tầng giao thông yếu kém, chƣa có hệ thống giao thông đƣờng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Do đó, đã hạn chế khả năng thu hút đầu tƣ và liên kết phát triển toàn vùng.

Thứ tƣ, môi trƣờng kinh doanh chƣa thuận lợi, sức mua thị trƣờng nội vùng không lớn, chƣa có các sản phẩm chủ lực có thƣơng hiệu tầm cỡ quốc gia. Trừ lĩnh vực du lịch, chƣa có sản phẩm cạnh tranh đặc thù trên thƣơng trƣờng.

Thứ năm, lực lƣợng lao động dồi dào, nhƣng lao động đƣợc đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Thị trƣờng lao động chƣa phát triển.

Thứ sáu, doanh nghiệp trong huyện chủ yếu là nhỏ và vừa. Trên phạm vi cả vùng chƣa thu hút đƣợc những doanh nghiệp lớn đặt trụ sở chính hoạt động.

Nhìn chung toàn huyện chƣa có môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh mang tính cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hoạch định chiến lược trong xây dựng địa phương nghiên cứu điển hình tại huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)