Kinh nghiệm của huyện Mỹ Đức Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch ở ba vì hà nội (Trang 62 - 65)

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trên địa bàn Hà Nội về phát triển kinh tế

1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Mỹ Đức Hà Nội

Huyện Mỹ Đức là một huyện bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ. Phía Nam là vùng núi đá vôi hang động Karst, có vẻ đẹp nổi tiếng, là khu thắng cảnh chùa Hương. Huyện còn có hồ nước lớn là hồ Quan Sơn. Huyện Mỹ Đức là một trong những huyện có du lịch lễ hội, du lịch tâm linh tín ngưỡng phát triển vào bậc nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương (Thiên Trù, suối Yến, động Hương Tích,...), nằm ở phía tây nam huyện, khu du lịch hồ Quan Sơn và nhiều hang động đẹp, đền, chùa

mang tính chất lịch sử được nhân dân tôn tạo như chùa Hàm Rồng, chùa Cao... Khu thắng cảnh chùa Cao (Chùa hàm rồng...), nằm ở rìa phía tây huyện, giáp ranh giới với huyện Kim Bôi.

Do mang tính chất đặc thù riêng, du lịch Mỹ Đức hướng đến chủ yếu là du lịch tâm linh tín ngưỡng là chính, kết hợp với du lịch sinh thái tổng hợp. Quan điểm du lịch xuyên suốt của huyện Mỹ Đức là: Quảng bá tuyên truyền về du lịch thắng cảnh Chùa Hương; Du lịch văn hóa tín ngưỡng gắn liền với lễ hội và thể thao; Giữ gìn và tôn tạo các khu du lịch tâm linh, tín ngưỡng; Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về du lịch.

Đồng thời, để thu hút nhiều hơn nữa các nguồn khách du lịch trong nước và quốc tế nhằm tăng doanh thu du lịch, vì du lịch trong huyện nổi tiếng với du lịch tâm linh nên địa phương đã phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với các ngành chức năng liên quan như: công an, dân phòng, giao thông vận tải…trong việc cải tiến thủ tục thuận lợi, lịch sự, duy trì tình hình an ninh trật tự, loại bỏ phiền hà làm nản lòng du khách, khắc phục các yếu kém bất cập để đứng vững, chuẩn bị cho bước phát triển mới.

Để phát huy tiềm năng du lịch, những năm qua, Mỹ Đức đầu tư mạnh xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng, mở rộng đường giao thông kết hợp chặt chẽ với văn hóa và dịch vụ. Riêng với khu danh lam thắng cảnh Hương Sơn đã được đầu tư sửa chữa cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, xây dựng tuyến cáp treo... Việc tổ chức lễ hội với các dịch vụ du lịch là nguồn thu quan trọng cho huyện. Năm 2011, tổng thu từ lễ hội đạt tới 40 tỷ đồng. Năm 2012, có 1,4 triệu lượt người hành hương tới thăm Chùa Hương.

Trong thời gian tới, huyện Mỹ Đức chủ trương phát triển Khu du lịch tâm linh tín ngưỡng Hương Sơn, Khu du lịch sinh thái tổng hợp Hồ Quan Sơn, đồng thời phát triển sân golf Hồ Quan Sơn.

Để du lịch, dịch vụ thể hiện rõ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đang có chính sách kêu gọi đầu tư để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch từ Hương Sơn và Quan Sơn. Những bước đi ban đầu ấy đều nhằm biến khát vọng thành hiện thực để món quà tặng vô giá mà thiên nhiên đã ưu đãi cho huyện ngày càng trở nên có ý nghĩa, mang lại hiệu quả cao cho cuộc sống người dân.

Như vậy, Mỹ Đức đã xác định kinh tế du lịch là ngành mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Điều đó đã thu hút được sự ủng hộ và tham gia của tất cả các cấp, các ngành và của mọi người dân vào lĩnh vực kinh tế này. Bên cạnh đó, việc đầu tư mạnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có những hạng mục cao cấp như xây dựng hệ thống đường điện, hệ thống cáp treo…Đây là những bài học kinh nghiệm tạo nên sự phát triển mạnh của kinh tế du lịch ở địa phương này.

Kết luận chƣơng 1

Kinh tế du lịch được coi là “ngành kinh tế không khói” trong nền kinh tế các quốc gia. Ngành kinh tế này có vai trò quan trọng như: đóng góp vào tăng trưởng kinh tế; góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế; thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác; du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho nước chủ nhà …

Sự phát triển kinh tế du lịch bao hàm nhiều nội dung khác nhau như: xây dụng quy hoạch phát triển; tổ chức bộ máy và mạng lưới phát triển; nghiên cứu, thăm dò, đầu tư, tôn tạo và tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch, tổ chức liên kết các dịch vụ kèm theo…

Sự phát triển kinh tế du lịch được đánh giá qua những tiêu chí như: mức tăng trưởng của kinh tế du lịch; mức liên kết, mật độ liên kết; tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là việc làm tại chỗ; mở rộng mức sống và nâng cao chất lượng sống cho người dân; tiêu chí về hội nhập kinh tế và khả năng thích ứng với những biến động của môi trường...

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở BA VÌ - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch ở ba vì hà nội (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)