3.2. Giải pháp và tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch
3.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế du lịch đối với Ba Vì
3.2.1.1. Công tác quy hoạch phát triển du lịch
- Thực hiện rà soát và bổ sung hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Ba Vì đến năm 2020, quy hoạch các điểm Du lịch sườn Đông núi Ba Vì:
+ Mở rộng các điểm du lịch: Ao Vua, Đầm Long, Thiên Sơn - Suối Ngà với tổng diện tích 463 ha.
+ Khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì với tổng diện tích 2.000 ha.
+ Khu du lịch sườn Đông, nước nóng Thuần Mỹ và các điểm khác với tổng diện tích là 500 ha.
Phối hợp với các ngành của Thành phố đẩy nhanh tiến độ quy hoạch khu Du lịch Suối Hai, quy hoạch khu vực nước khoáng nóng Thuần Mỹ. Lập dự án quy hoạch mở rộng các điểm du lịch như: Ao Vua, Đầm Long, Thiên Sơn - Suối Ngà. Rà soát và lập quy hoạch đất đai của các nông, lâm trường trên địa bàn huyện phục vụ phát triển du lịch. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet các quy hoạch đã được
phê duyệt, công bố các danh mục đầu tư. Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư khai thác du lịch trên địa bàn huyện, khuyến khích những dự án có tính khả thi cao đầu tư vào du lịch Ba Vì.
- Năm 2010 - 2015: Tập trung rà soát quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Ba Vì đến năm 2020. Rà soát bổ sung, hoàn thiện các điểm quy hoạch chi tiết sườn Đông núi Ba Vì. Phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh xúc tiến hoàn thành quy hoạch khu du lịch suối Hai, xây dựng quy hoạch khu nước khoáng nóng Thuần Mỹ.
- Năm 2015 - 2020: Tập trung rà soát quy hoạch đất đai của các nông trường (nông trường sông Đà, nông trường Việt Mông, nông trường Suối Hai). Phối hợp các Sở, ngành của tỉnh, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, xây dựng phương án giải quyết nước tưới trong lưu vực các hồ tưới nước trên địa bàn huyện để chuyển dần sang phục vụ phát triển du lịch và Đề án khai thác lợi thế Vườn quốc gia Ba Vì để phát triển du lịch sinh thái tập trung vào các điểm: bản Di, bản Cốc, suối Cái - đền Trung, suối Mít, suối Bóp, khu vực từ cốt 400, 600, 800 sườn Đông núi Ba Vì.
3.2.1.2. Tuyên truyền, quảng bá xúc tiến phát triển du lịch
Trong thời gian tới, để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Ba Vì, tăng cường thu hút khác du lịch, một trong những việc cần làm của ngành kinh tế du lịch huyện Ba Vì là tuyên truyền quảng bá du lịch.
- Nghiên cứu tâm lí, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách du lịch để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền, quảng cáo.
- Tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, giới thiệu về tiềm năng sản phẩm du lịch, nhất là giới thiệu các quy hoạch được duyệt, danh mục dự án để xúc tiến đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
- Tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet, biên tập và phát hành các tập gấp tờ rơi ở các điểm du lịch.
- Bồi dưỡng đào tạo văn hoá du lịch cho nhân dân địa phương có điểm du lịch, nhằm phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thực hiện văn hoá văn minh trong văn hoá giao tiếp. Tăng cường liên doanh liên kết tạo thành các tua du lịch thu hút khách đến tham quan du lịch Ba Vì.
- Tích cực khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch Hà Nội, mở rộng thị trường khách du lịch ở các tỉnh lân cận như tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình tập trung khai thác khách có nhu cầu cao.
- Liên kết tạo thành vùng, tua du lịch trong vùng và các tỉnh lân cận tiến tới liên kết quốc tế.
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
- Nâng cao chất lượng các hoạt động kinh doanh dịch vụ, các sản phẩm du lịch nhằm từng bước xây dựng những sản phẩm du lịch chất lượng cao thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao.
+ Sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp du lịch: khách sạn cao cấp, trường đua, sân Gôn, Casinô, trường quanh phim.
+ Sản phẩm phục vụ du lịch của các doanh nghiệp, các làng nghề và các hộ gia đình: hàng thủ công mỹ nghệ, lụa tơ tằm, chè Ba Trại, mật ong.
- Đối với các điểm du lịch hiện khai thác như: Ao Vua, Khoang Xanh, suối Tiên, thác Đa, Đầm Long, Hồ Tiên Sa. Là những nơi có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, đầu tư chưa ngang tầm, quy mô còn nhỏ lẻ, sản phẩm du lịch đơn điệu, cần chỉ đạo, khuyến khích các đơn vị kinh doanh du lịch tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm, tạo cảnh quan môi trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
- Đối với các dự án đang xúc tiến thu hút đầu tư như khu du lịch chuyên đề quốc gia hồ suối Hai - núi Ba Vì, sườn Tây núi Ba Vì, đập Mỡ Gù,
nước nóng Thuần Mỹ cần được công bố giới thiệu rộng rãi, chủ động tìm gọi các nhà đầu tư có tính khả thi cao, vào thực hiện dự án.
- Thực hiện tốt Chỉ thị số 07 CT/ TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập lại trật tự địa phương, an ninh, an toàn cho khách du lịch. Triển khai quy chế bảo vệ môi trường du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm giữ gìn bảo vệ nâng cao giá trị tài nguyên và môi trường du lịch.
3.2.1.4. Huy động nguồn vốn
* Đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch, vốn quy hoạch và hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn ngân sách Nhà Nước.
- Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh và các chương trình hành động Quốc gia về du lịch để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.
- Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tự bỏ vốn xây dựng hạ tầng đấu nối tới các điểm du lịch sau đó hoàn trả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước hoặc từ đất.
* Đối với nguồn vốn đầu tư cho các sản phẩm du lịch do các nhà đầu tư thực hiện:
- Huy động nguồn vốn tự có: vốn vay, vốn liên doanh, liên kết của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào xây dựng các sản phẩm du lịch.
- Khuyến khích các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vay vốn triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn huyện với lãi suất ưu đãi, thời gian dài, thủ tục nhanh gọn.
3.2.1.5. Phối kết hợp có hiệu quả các lực lượng làm du lịch trên địa bàn
Kinh tế du lịch là ngành kinh tế liên ngành và mang tính tổng hợp cao. Vì vậy, việc phối kết hợp các lực lượng làm du lịch trên địa bàn, một mặt huy động được mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của địa phương, mặt khác làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Vì vậy, giải pháp trong những năm tới ngành kinh tế du lịch Ba Vì cần phải: mở rộng kinh tế du lịch nhiều thành phần, tạo điều kiện
cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn có điều kiện tham gia hoạt động kinh doanh du lịch . Như vậy, một mặt huy động được mọi nguồn lực như nguồn vốn nhàn rỗi, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên…phát huy được lợi thế so sánh của địa phương; mặt khác phát triển các làng nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, cải thiện đời sống xã hội. Tuy nhiên trong đường lối phát triển kinh tế hiều thành phần vẫn phải đảm bảo được vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước.
3.2.1.6. Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch
Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ ngành Trung ương, của Tỉnh và huy động nội lực của các ngành địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch như:
* Dự kiến đầu tư hạ tầng du lịch giai đoạn 2012 - 2020:
+ Năm 2012 - 2015 triển khai dự án đường nối Vườn quốc gia Ba Vì - Ao Vua, cầu Suối Bơn, đường Tản Lĩnh - Yên Bài đến đường Láng - Hoà Lạc kéo dài, đường nối sườn Tây với Sườn Đông núi Ba Vì, đường Ba Trại - Thuần Mỹ, đường suối Hai - Sơn Đà, đường vành đai khu du lịch hồ suối Hai. Đầu tư lưới điện trung thế, hạ thế, các trạm biến áp, lắp đặt hệ thống thu phát sóng di động, cấp nước sạch đến các điểm du lịch.
+ Năm 2015 - 2020 đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường nối sườn Đông - sườn Tây núi Ba Vì, đường Láng Hoà Lạc kéo dài - hồ Suối Hai, đường nối đền Thượng, đến Trung, đền Hạ, cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 87, tỉnh lộ 89.
+ Thúc đẩy dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu du lịch hồ Suối Hai (của công ty dầu Khí Việt Nam), khu vực đập Mèo Gù, nước nóng Thuần Mỹ, hồ suối Bóp, sườn tây núi Ba Vì.
* Các dự án thu hút đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020
+ Dự án quy hoạch trùng tu cac di tích lịch sử văn hoá đền Thượng, đền Trung, đền Hạ.
+ Dự án rà soát, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Ba Vì: khu du lịch suối Hai, khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì, khu du lịch sườn Đông núi Ba Vì, du lịch văn hoá tâm linh - lễ hội.
+ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Suối Hai.
+ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái sườn Tây núi Ba Vì. + Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Thuần Mỹ.
+ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đập Mèo Gù. + Dự án xây dựng du lịch sinh thái khu thung lũng Tản Viên….
3.2.1.7. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch
Kinh tế du lịch là ngành phụ thuộc nhiều hơn vào nhân tố con ngưòi so với các ngành kinh tế khác. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành đòi hỏi khá khắt khe. Lao động trong ngành kinh tế du lịch ngoài việc phải có chuyên môn, nghiệp vụ cao còn đòi hỏi phải có kĩ năng giao tiếp tốt, thuyết phục được những nhóm khách hàng khác nhau. Việc làm hài lòng khách hàng không chỉ đòi hỏi người lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao mà còn ở chỗ gây được sự tín nhiệm, niền tim cao với khách hàng. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế du lịch luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết.
Để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, trong những năm tới, ngành kinh tế du lịch huyện Ba Vì cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chú trọng những giải pháp sau:
- Rà soát, đánh giá lại số lượng, chất lượng cán bộ, nhân viên làm làm việc tại các đơn vị du lịch, từ đó xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và công tác quản lý. Thường xuyên tổ chức tập huấn trình độ quản lý Nhà Nước về du lịch, văn hoá du lịch cho cán bộ và nhân dân địa phương vùng du lịch, phát huy du lịch cộng đồng.
- Tăng cường mở trường lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch: lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên du lịch, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các doanh nghiệp du lịch và các hình thức bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn, dài hạn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho bản thân người lao động về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện để từ đó giáo dục ý thức tự học của người lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Đối với các dự án mới đầu tư, hướng dẫn các chủ dự án có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động tại địa phương.
- Khuyến khích mở trường đào tạo du lịch tại Ba Vì.
3.2.1.8. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về du lịch
- Chỉ đạo các ban ngành, UBND các xã Thị trấn, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng kế hoạch chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết số: 11NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện, Nghị quyết số: 06/2010/NQ - HĐND ngày 19/7/2010 của Hội đồng nhân dân huyện Ba Vì về phát triển du lịch đến năm 2020 và những năm tiếp theo được triển khai và phổ biến đến toàn thể nhân dân trong huyện.
- Phát huy hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch, đặc biệt là quản lý về quy hoạch, quản lý về đất đai, thu nộp ngân sách và các dự án quy hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện tốt Nghị quyết số: 14 NQ/TU ngày 4/6/2012 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về nâng cao năng lực cạnh tranh môi trường đầu tư kinh doanh ; Nghị quyết số: 01 NQ/ TU ngày 16/01/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc lãnh đạo chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính và cơ chế một cửa đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để đảm bảo thông thoáng cho các nhà đầu tư. Chỉ đạo các ban ngành của huyện phối hợp với các UBND xã, thị trấn thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hồi đất cho các dự án đầu tư vào các điểm du lịch mới.
- Phối hợp với Du lịch Hà Nội kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện tập trung vào các lĩnh vực lưu trú du lịch, lữ hành, quảng bá tiếp thị, vui chơi giải trí nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường.