Quan điểm phát triển kinh tế du lịch Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch ở ba vì hà nội (Trang 71 - 72)

2.1. Tiềm năng và quan điểm phát triển kinh tế du lịch của huyện Ba Vì

2.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế du lịch Ba Vì

Vào những năm của thập kỉ 80, Ba Vì bước đầu chỉ khai thác làm “thức tỉnh” những tiềm năng vốn có để phát triển kinh tế du lịch. Từ năm 1988 và những năm tiếp theo, Ba Vì đã khảo sát và xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu du lịch Ao Vua. Trên cơ sở vừa đầu tư vừa khai thác, một số điểm du lịch mới được mở mang như: Khoang Xanh, thác Mơ, vườn Quốc gia Ba Vì... bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. Tỷ trọng ngành du lịch ngày càng chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Năm 2011, tổng nhóm ngành thương mại, du lịch - dịch vụ đóng góp 3599 tỷ, chiếm 44,81% trong tổng cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất của toàn huyện. Năm 2012 là 4833 tỷ đồng, chiếm 49,1%, trong đó, du lịch đạt 200 tỷ đồng.

Chính vì thế, huyện Ba Vì luôn đánh giá cao và dành sự quan tâm đến phát triển kinh tế du lịch nói riêng trong tổng nhóm ngành thương mại, du lịch, dịch vụ nói chung. Huyện Ba Vì luôn xác định: Lấy kinh tế du lịch là một trong những ngành kinh tế chủ chốt của huyện.

Nhận rõ tầm quan trọng của ngành du lịch trong xu thế phát triển, Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ 9 nhiệm kỳ 2000 - 2005 đã chỉ rõ: phát triển du lịch là thế mạnh của phát triển kinh tế huyện và là điều kiện quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước đưa du lịch chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Nghị quyết nêu rõ: "Khai thác tốt tiềm năng các điểm du lịch trên địa bàn, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường, nâng cao chất lượng phục vụ để ngày càng thu hút đông đảo khách đến tham quan, nghỉ ngơi...". Chuyển mạnh phát triển du lịch để có tỷ trọng

tăng trong cơ cấu kinh tế cao hơn, đầu tư phát triển du lịch, trước mắt đầu tư cho cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho vùng, kết hợp quốc phòng, đảm bảo trật tự an ninh.[12]

Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ X nhiệm kì 2006 - 2010 tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế du lịch trên địa bàn huyện, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành kinh tế trọng điểm của toàn huyện. Tiếp tục khai thác tốt những tiềm năng để phát triển du lịch, nâng cao chất lượng, đảm bảo an ninh trật tự để ngày càng thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, nghỉ ngơi.[13]

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 và Nghị số 09/NQ-HU, ngày 31/3/2011 của Huyện ủy Ba Vì đã xác định rõ mục tiêu: Phát triển dịch vụ du lịch Ba Vì trở thành ngành kinh tế trọng điểm của huyện, đến năm 2015 đạt 2,5 - 2,6 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 300 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định tại chỗ cho 3.500 lao động, thu hút trên 10.000 lao động ở các địa phương lận cận đến kinh doanh trong mùa du lịch tại các khu du lịch của huyện.[38]

Như vậy, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Ba Vì đã và luôn định hướng cho phát triển kinh tế du lịch. Địa phương luôn nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế du lịch đối với sự phát triển chung của toàn huyện và đã có những chỉ đạo đúng hướng, tạo điều kiện để kinh tế du lịch ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch ở ba vì hà nội (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)