Cơ cấu mạng lưới đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 36 - 41)

Hệ thống giao thông vận tải ở nước ta gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không, trong đó giao thông đường bộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng và dân sinh.

Theo nghị định 186/2004/NĐ-CP ra ngày 5/11/2004, mạng lưới đường bộ Việt Nam được phân thành 6 nhóm như sau:

Cách cấu trúc như vậy không chỉ phản ánh tầm quan trọng, vai trò của từng hệ thống trong mạng lưới đường quốc gia mà còn có liên quan trực tiếp tới hoạt động quản lý khai thác các công trình đó.

Mạng lưới đường bộ

Quốc lộ Tỉnh lộ Huyện lộ Đường xã

Đường đô thị

Đường chuyên dùng

Hệ thống đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập khu vực, quốc tế và góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, vận tải đường bộ đã nổi bật lên như phương thức vận chuyển chiếm ưu thế.

Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của mạng lưới giao thông nói chung và đặc biệt là giao thông đường bộ, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường trong công tác đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp trong lĩnh vực này với việc ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm từng bước phát triển, mở rộng hệ thống giao thông đường bộ theo phương châm “Nhà nước, các tổ chức, các thành phần kinh tế với toàn dân cùng tham gia xây dựng và phát triển hệ thống giao thông đường bộ”

Tính đến nay mạng lưới giao thông đường bộ nước ta có tổng chiều dài là 245.430 km, trong đó số lượng và tỷ trọng của từng hệ thống qua các năm như sau:

Thống kê số liệu đƣờng bộ qua các năm

Bảng 2.1 TT LOẠI ĐƯỜNG 1999 2004 2007 Chiều dài đường (km) % Chiều dài đường (km) % Chiều dài đường (km) % 1 Quốc lộ 15.520 7,13 17.295 7,75 17.295 7,05 2 Tỉnh lộ 18.344 8,43 21.762 9,75 23.196 9,45

3 Huyện lộ 37.974 17,45 45.013 20,16 45.434 18,51 4 Đường đô thị 5.919 2,72 6.654 2,98 8.535 3,48 5 Đường xã 134.463 61,77 124.943 55,96 141.442 57,63 6 Đường chuyên dùng 5.451 2,5 7.622 3,41 9.528 3,88 Tổng cộng 217.671 100 223.290 100 245.430 100 Nguồn: Cục ĐBVN

Bắt đầu từ năm 1997, bằng nguồn vốn đầu tư trong nước, đặc biệt là nguồn vốn vay ODA nước ngoài, nhiều công trình giao thông được khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới. Đến năm 1999, tổng số chiều dài đường bộ là 217.671 km, trong đó hệ thống đường xã chiếm tới 61,77%, đường chuyên dùng chỉ chiếm 2,5%, hệ thống đường quốc lộ, đường đô thị còn ít cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối. Với những con số trên, đòi hỏi Nhà nước ta phải đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển hệ thống đường bộ, đặc biệt là hệ thống đường quốc lộ, đường đô thị và đường chuyên dùng. Riêng hệ thống đường xã, cũng cần phải đầu tư xây dựng thêm để tăng giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các xã và giữa trung tâm xã với các thôn xóm, nhưng phải giảm tỷ trọng trong tổng số đường bộ nước ta.

So với năm 1999, năm 2004 hệ thống đường bộ Việt Nam đã được mở rộng với chiều dài tăng lên khoảng hơn 5000km, cơ cấu các loại đường trong mạng lưới cũng thay đổi. Năm 2004, cả nước có 223.290 km đường bộ, trong đó đường quốc lộ (do cục đường bộ Việt Nam quản lý) là 17.295 km. Nhà nước đã

tập trung đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường quốc lộ hiện có, quy hoạch và xây dựng mới các tuyến đường quan trọng, huyết mạch, phục vụ cho sự phát triển và khai thác tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực trên mọi miền đất nước. Sự xuất hiện của gần 2000 km quốc lộ đã chứng minh cho sự đầu tư của Nhà nước vào hệ thống giao thông đường bộ. Tuy nhiên, tỷ trọng đường quốc lộ trong hệ thống đường bộ Việt Nam năm 2004 chỉ chiếm 9,75% do đó đòi hỏi Nhà nước ta cần phải quan tâm đầu tư phát triển hệ thống đường quốc lộ hơn nữa.

Với vai trò là đường nối liền với trung tâm hành chính huyện, trung tâm hành chính của các tỉnh lân cận, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, hệ thống tỉnh lộ ở nước ta cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng mới. So với năm 1999, sau 5 năm hệ thống tỉnh lộ nước ta đã tăng lên hơn 3000km, tạo điều kiện để giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các tỉnh với nhau, trên có sở đó rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương.

Hệ thống giao thông đô thị với 6.654 km chỉ chiếm 2,98% trong tổng số đường bộ nước ta. So với năm 1999, hệ thống giao thông đô thị nước ta chỉ tăng khoảng 700 km, với tốc độ thị hoá ở nước ta trong giai đoạn này thì hệ thống đường đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vấn đề tắc nghẽn giao thông ở các đô thị lớn vẫn đang phổ biến.

Hệ thống đường địa phương cũng là một bộ phận rất quan trọng không thể thiếu trong hệ thống giao thông làm cho giao thông thông suốt, góp phần phát triển và khai thác tiềm năng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, góp phần to lớn vào sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy, Nhà nước không chỉ đầu tư phát triển hệ thống đường quốc lộ mà đương địa phương cũng được chú ý

tới thể hiện qua sự tăng lên của hơn 3000 km đường tỉnh và 7139 km đường huyện, 735 km đường đô thị, 2171 km đường chuyên dùng. Với hệ thống đường địa phương, Nhà nước chủ trương đầu tư theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng tham gia”

Hệ thống đường chuyên dùng phục vụ vận chuyển cho các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cũng được đầu tư xây dựng mới, so với năm 1999, năm 2004 hệ thống đường này đã được đầu tư xây dựng mới thêm hơn 2000 km.

Giai đoạn 2004 – 2007, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống giao thông đường bộ được tập trung đầu tư mạnh mẽ, nhiều tuyến đường đã được đầu tư xây dựng mới, hoặc được nâng cấp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mạng lưới đường bộ Việt Nam hiện nay đã phủ hầu hết khắp lãnh thổ, tuy nhiên nhìn chung chất lượng còn chưa cao.

So với năm 2004, sau 3 năm hệ thống quốc lộ, đường huyện nước ta hầu như chưa có xây dựng mới mà chủ yếu là nâng cấp, bảo dưỡng. Tỷ trọng đường quốc lộ chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối thấp.

Hệ thống tỉnh lộ không ngừng được đầu tư, sau 3 năm hệ thống đường tỉnh nước ta hiện nay là 23.196, tăng lên khoảng 1500km so với năm 2004. Với việc ngày càng được quan tâm đầu tư, hệ thống đường tỉnh đã phát huy được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

Trước viễn cảnh giao thông đô thị, thách thức căn bản nhất đối với các thành phố lớn ở Việt Nam trong những thập kỷ tiếp theo là phải đối mặt với sự tăng trưởng về không gian phục vụ đô thị hoá trong tương lai. Nhận thức được điều đó, hệ thống giao thông đô thị nước ta ngày càng được quan tâm đầu tư xây

dựng nhằm hạn chế tắc nghẽn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội ở các đô thị, đáp ứng được yêu cầu của quá trình đô thị hoá. Nếu như năm 2004, đường giao thông đô thị nước ta chỉ 6.654 km chiếm 2,98%, thì đến năm 2007, đường giao thông đô thị ở nước ta là 8.535 km, chiếm 3,48% trong tổng số đường bộ Việt Nam.

Hệ thống đường xã cũng được quan tâm rõ rệt vì đây là những hệ thống đường có vai trò quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá giữa các vùng, trên có sở đó xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương. Nước ta hiện nay, vùng nông thôn vẫn còn nhiều vì vậy mà hệ thống đường xã ở nước ta còn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong hệ thống đường bộ. Năm 2004 nước ta có 124.943 km đường xã, nhưng đến năm 2007 con số đã lên tới 141.442 km đường xã chiếm tỷ lệ 57,63% phủ khắp hầu hết các xã. Như vậy, so với năm 1999, năm 2007 hệ thống đường xã nước ta đã có sự tăng lên về chiều dài nhưng tỷ trọng trong tổng chiều dài đường bộ giảm dần.

Nhìn chung, hầu hết các loại đường đều được đầu tư xây dựng thêm, riêng hệ thống đường xã giảm dần về tỷ trọng do tốc độ đo thị hoá, do nhu cầu phát triển kinh tế thị trường các loại đường khác được quan tâm đầu tư xây dựng mới hơn, tuy nhiên hệ thống đường xã vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là hệ thống đường huyện còn đường quốc lộ, đô thị chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn. Điều này cho thấy, nước ta cần phải tập trung đầu tư xây dựng mới một số hệ thống đường quan trọng nhiều hơn nữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)