- Nâng cấp một số tỉnh lộ quan trọng lên quốc lộ đồng thời đưa một số huyện lộ quan trọng lên tỉnh lộ, cải tuyến hoặc mở rộng một số tuyến mới ở
3.2.4 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hệ thống giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông vận tải nói chung, giao thông đường bộ nói riêng là một bộ phận kết cấu hạ tầng quan trọng. Muốn có một nền kinh tế quốc dân phát triển thì trước hết phải có một hệ thống giao thông vận tải phát triển. Song điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào quản lý Nhà nước đối với sự phát triển giao thông vận tải cũng như phát triển hệ thống giao thông đường bộ.
Một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước đối với hệ thống giao thông đường bộ là việc xây dựng, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phát triển giao thông đường bộ. Ở nước ta hiện nay, công tác quy hoạch còn gặp nhiều vấn đề khó khăn. Yếu kém của quy trình lập kế hoạch ở cả cấp
chưa tương thích giữa kinh phí cho duy tu bảo dưỡng và đầu tư mới. Mặc dù các chiến lược và quy hoạch giao thông của chính phủ đều nhấn mạnh ưu tiên cho công tác bảo trì song nguồn lực phân bổ cho công tác này lại phản ánh điều ngược lại đó là chi phí cho bảo trì cần thiết chỉ được đáp ứng tối đa là 50%. Nhiều quy hoạch đã được phê duyệt nhưng lại không khả thi vì thiếu nguồn vốn thực hiện, có những dự án được thực hiện nhưng do sự yếu kém trong công tác quản lý nên đã gây nên tình trạng tham nhũng, thất thoát về vốn dẫn tới việc xây dựng công trình kém hiệu quả. Ngoài ra, quy trình lập kế hoạch còn bị hạn chế bởi nguồn lực tài chính… Đặc biệt sau vụ tham nhũng ở PMU 18, để kìm hãm tình trạng cấu kết trong đấu thầu cần phải tăng cường quản lý Nhà nước đối với giao thông đường bộ.
Trong những năm qua, nổi lên vấn đề cần được quan tâm trong quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ đó là phương pháp quản lý và bộ máy quản lý trong xây dựng, quản lý xây dựng giao thông đường bộ đường bộ ở nước ta.
- Về phương pháp quản lý.
Do kinh tế ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, do tập tục, truyền thống lâu đời của người Việt Nam, tính năng động trong mỗi con người không được phát huy và thay vào đó là tính trì trệ, ỷ lại ăn sâu bám rễ vào cách thức quản lý trong bộ máy quản lý của các ngành, trong đó có giao thông đường bộ. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thì phương pháp quản lý phải đổi mới theo hướng sử dụng phương pháp kinh tế là chính để phù hợp với nền kinh tế và quản lý tài chính. Đây là giải pháp quản lý hết sức quan trọng vì nó liên quan đến việc huy động vốn của cá nhân và vốn ngân sách, vốn vay của các tổ chức quốc tế và phải lựa chọn kế hoạch tài chính đúng đắn, phải cân nhắc các nguồn lực hiện có và tương lai, khi có phương
pháp quản lý đúng đắn mới có đường lối phát triển cũng như chiến lược trong tương lai.
- Về bộ máy quản lý.
Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy quản lý giao thông đường bộ ở nước ta theo hướng gọn nhẹ, nhưng vững mạnh và có hiệu quả. Muốn thực hiện được biện pháp này một cách tốt nhất đòi hỏi mỗi người phải có sự đổi mới về trình độ, cách quản lý...
Bộ máy quản lý phải đáp ứng được yêu cầu mở cửa của nền kinh tế, vì vậy cần:
- Mở rộng các hình thức học tập thường xuyên, quan tâm đào tạo và đào tạo lại công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công nhân kỹ thuật dưới nhiều hình thức.
- Cần tập trung đào tạo lại cho số cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật bằng nhiều hình thức linh hoạt để họ nhanh chóng nắm bắt những kiến thức mới đáp ứng được với yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường.
KẾT LUẬN
Để đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành giao thông vận tải phải phát triển một kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, bền vững. Kết cấu hạ tầng giao thông này phải tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Chỉ khi giao thông được thông suốt, nhanh chóng, an toàn và thuận lợi trên phạm vi cả nước ngành giao thông vận tải mới đảm nhiệm được vai trò quan trọng của mình đó là: đi trước một bước, tạo tiền đề cho sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống đường bộ ở nước ta còn ở tình trạng yếu kém, quy mô mạng lưới đường bộ còn nhỏ bé, tiêu chuẩn kỹ thuật đường thấp, chưa áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói chung, giao thông đường bộ nói riêng.
Trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hệ thống giao thông đường bộ nước ta còn nhiều bất cập, chất lượng đường còn yếu kém, hệ thống đường cao tốc còn quá ít (60km), giao thông đô thị còn nhiều bất hợp lý, đầu tư cho xây dựng, sửa chữa bảo dưỡng đường bộ còn hạn chế. Để giải quyết các vấn đề đặt ra đó cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần ưu tiên một số giải pháp sau:
- Hoàn thiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
- Khẩn trương giải quyết những điểm nút giao thông tại các đô thị lớn. - Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hệ thống giao thông đường bộ.