Việc đánh giá môi trường bên ngoài cho chúng ta thấy những cơ hội và nguy cơ chủ yếu đối với doanh nghiệp để có thể đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh nhằm tận dụng cơ hội và né tránh nguy cơ.
2.5.1. Phân tích biến động của môi trường vĩ mô thông qua các yếu tố sau: sau:
Các yếu tố kinh tế:
Tổng sản phẩm quốc nội(GDP): cho chúng ta cái nhìn tổng quan về năng lực của nền kinh tế, nó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế, đồng thời là đòn bẩy thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố về chính trị, phát luật: Đây là môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm vững các xu hướng chính trị và đối ngoại. Các chính sách của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Đặc điểm tiêu dùng, phong cách sống hay nét văn hóa của từng địa phương sẽ tác động đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Tốc độ tăng dân số làm ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu, tăng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tác động đến chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố công nghệ : Ngày càng có nhiều công nghệ mới, tiên tiến ra đời tạo cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Công nghệ mới ra đời là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt và tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao, đồng thời cũng là nguy cơ nếu doanh nghiệp không kịp thời nắm bắt để cho doanh nghiệp khác vận dụng. Công nghệ làm rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm.
2.5.2. Phân tích biến động của môi trường vi mô qua các yếu tố sau:
Việc phân tích môi trường vi mô là xem xét các yếu tố xuất hiện trong sản xuất kinh doanh có quyết định đến tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Đây còn gọi là môi trường cạnh tranh vì nó gắn bó trực tiếp với từng doanh nghiệp và phần lớn các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp.
Michael E.Porter đưa ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh, tạo thành bối cảnh cạnh tranh trong một ngành như sau:
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Đe dọa giữa các đối thủ mới( đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn): Khi các đối thủ mới tham gia sẽ làm giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp. Để bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình doanh nghiệp phải tăng rào cản các đối thủ mới thông qua các biện pháp như đa dạng hóa sản phẩm, lợi thế theo quy mô hoặc muốn gia nhập ngành đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn.
Sức mạnh trả giá của người mua: Họ có thể khẳng định quyền lực bằng cách đe dọa tăng hoặc giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng.
Lợi thế của nhà cung cấp: Chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hoặc mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Người mua hàng Những sảm phẩm thay thế Đe dọa giữa các đối thủ mới Lợi thế của nhà cung cấp Sức mạnh trả giá của người mua Đe dọa của các sản phẩm thay thế
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Mức độ đối đầu giữa các hãng trong ngành
Nhà cung cấp
Đe dọa của các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế làm hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của ngành bằng cách đặt ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi.