1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại Viện luyện kim đen
Viện Luyện kim đen mà tiền thân là Phân viện Luyện kim Thái Nguyên được thành lập ngày 08/11/1972 theo Quyết định số 5CL/CB của Bộ trưởng
Bộ Cơ khí và Luyện kim. Trụ sở của Phân viện đặt tại tiểu khu Tân Thành, thành phố Thái Nguyên. Ngày 17/3/1979 Phân viện được đổi thành Viện luyện kim đen theo quyết định số 119/CP của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1981, Viện chuyển trụ sở về xã Văn Bình, huyện Thường Tín - Hà Tây. Tháng 1/1996, Viện trở thành thành viên của Tổng công ty thép Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ: Tham gia phương hướng và chiến lược kế hoạch phát triển ngành luyện kim, nghiên cứu triển khai các vấn đề khoa học công nghệ, thuộc lĩnh vực luyện kim đen. Để duy trì và phát triển nhân lực tại đơn vị, hiện nay, Viện luyện kim đen đang áp dụng chính sách tuyển dụng tương đối thích hợp và có hiệu quả như sau:
-Viện tuyển dụng những người đúng chuyên ngành, nghề phù hợp với công việc, khi cần tuyển dụng nhân viên, muốn có cơ hội chọn lựa thì Viện tăng cường tuyển từ các nguồn bên ngoài.
-Trong trường hợp cần lao động gấp thì Viện sử dụng phương pháp nhờ giới thiệu đăng tin tuyển.
Với cách làm đó, Viện luyện kim đen đảm bảo được lực lượng lao động của Viện luôn đủ, không thừa, không thiếu.
Về công tác đào tạo nhân lực, Viện mở lớp đào tạo, huấn luyện một số cán bộ quản lý của Viện, cử đi học khoá nâng cao chuyên ngành, thi lên bậc, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm việc tại các phòng ban, học thêm ngoại ngữ, sử dụng thông thạo vi tính. Đồng thời Viện luôn triển khai thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức để họ có trách nhiệm, yêu thích công việc mình làm, để họ cố gắng hết sức mình vì sự nghiệp của Viện.
Công tác tuyển dụng nhân sự tại Viện Luyện kim đen đã giúp đơn vị tuyển được đội ngũ nhân viên trình độ cao, có chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện. Công tác đào tạo nhân lực tại Viện hiệu quả, thiết thực và có thể áp dụng tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT.
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhân lực của Viện nghiên cứu khoa học lao động và xã hội động và xã hội
Viện nghiên cứu khoa học lao động và xã hội là viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Lao động- thương binh và xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng và cung cấp luận cứ phục vụ chính sạch chiến lược thuộc lĩnh vực lao động- thương binh và xã hội. 38 năm qua kể từ ngày thành lập đến nay, Viện đã không ngừng phát triển và trưởng thành để khẳng định vị trí của mình trong hệ thống các viện nghiên cứu khoa học xã hội của nước ta. Các công trình nghiên cứu khoa học của Viện ngày càng gắn nhiều hơn với nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc quy định và thực hiện các chính sách thuộc lĩnh vực lao động thương binh và xã hội trong các thời kỳ, nhất là thời kỳ đổi mới. Để làm được điều đó, Viện nghiên cứu khoa học lao động và xã hội đã có những giải pháp về công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại đơn vị. Đối với, đào tạo cán bộ CNVC mới làm việc: Viện đã thành lập một nhóm đào tạo, nhóm này được lấy từ các phòng ban trong Viện, họ có chuyên môn và trình độ cao cùng kèm cặp và chỉ dẫn cho nhân viên mới vào. Điều này làm cho nhân viên mới vào học hỏi được nhiều điều hơn và am hiểu sâu rộng hơn về công việc.
Đối với tái đào tạo các cán bộ CNVC cũ: Viện đã thu hút được nguồn kinh phí đủ lớn để có thể đào tạo một cách mạnh mẽ và dứt khoát, bên cạnh đó việc đánh giá và kiểm tra trình độ chuyên môn của cán bộ CNVC cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và công khai để tạo động lực cho việc tự đào tạo của Viện.
Về khoa học công nghệ: Viện kết hợp giữa việc mua phần mềm và việc đào tạo chuyên môn theo phần mềm một cách hợp lý, nhằm tránh lãng phí những tính năng của phần mềm và lãng phí tiền mua phần mềm.