2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận, các lý thuyết nói chung.
Phương pháp này được học viên sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề lý luận hay lý thuyết tổng quản về nhân lực và quản lý nhân lực tại Chương I. Học viên đã tìm đọc và thu thập các lý thuyết về nhân lực và quản lý nhân lực qua các giáo trình về nhân lực, các bài viết về quản lý nhân lực trên các tạp chí, các trang web, từ đó học viên rút ra những vấn đề cơ bản như khái niệm về nhân lực, quản lý nhân lực, nội dung công tác quản lý nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp để làm cơ sở thực hiện chương 3 và chương 4.
2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung phù hợp với việc nghiên cứu về công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải. Công cụ sử dụng tính toán trong luận văn là phần mềm máy tính excel.
Tài liệu thứ cấp: được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp mô tả thống kê để tổng hợp các số liệu về nhân sự tại đơn vị nghiên cứu thông qua:
Phân tổ thống kê: từ các số liệu về nhân sự sẽ phân chia thành các nhóm như: phân thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, phân chia theo từng độ tuổi, phân chia theo trình độ chuyên môn...
Bảng thống kê: từ việc phân tổ thống kê trên sẽ trình bày số liệu về nhân sự trong các bảng biểu riêng biệt theo tình hình nhân sự theo độ tuổi, theo giới tính... giúp cho người đọc theo dõi một cách dễ dàng các thông tin muốn trình bày, có thể có được quan sát so sánh sự biến động về số liệu giữa các năm khác nhau.
2.2.3 Phương pháp phân tích a) Phân tích tài liệu sơ cấp
Toàn bộ số liệu thu được thông qua kết quả tổng hợp phiếu điều tra đã gửi cho 60 người đang làm việc tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Kết quả điều tra sẽ được tập hợp trên các bảng tính tỷ lệ phần trăm và qua đó đánh giá được mức độ thỏa mãn của của nhân viên đối với công tác đào tạo, mức lương được trả tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải.
Đánh giá kết quả xử lý số liệu: Từ kết quả xử lý số liệu, tìm các điểm chưa phù hợp trong thực hiện công tác đào tạo, mức lương thưởng ví dụ như: nội dung đào tạo đáp ứng được yêu cầu công việc như thế nào, mức lương có thỏa mãn người lao động ảnh hưởng tới công tác.
Tìm các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhân sự: Từ những thông tin thu thập được từ kết quả xử lý số liệu, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và chế độ lương thưởng cho phù hợp với mong muốn của người lao động tại đơn vị.
Tác giả phân tích các số liệu về nhân sự qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 để thấy được các biến động về nhân sự qua các năm theo độ tuổi, giới tình, ngành nghề được đào tạo...
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
Học viên đã sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các số liệu về thực trạng nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải tại Chương 3, so sánh về quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực, trong đó cơ cấu nhân lực theo giới tính, độ tuổi, còn chất lượng nhân lực được thể hiện ở trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học... trong giai đoạn 2010 - 2014. Tiếp đến, học viên sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá chung về tình hình quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải từ đó khái quát những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhân lực tại đơn vị và nêu ra những hạn chế, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại đơn vị.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
3.1 Giới thiệu về Viện khoa học và công nghệ Giao thông vận tải
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải
Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện. Ngày 29/12/2006, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ra Quyết định số 3003/QĐ- BGTVT phê duyệt đề án chuyển đổi Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải sang hình thức tổ chức Khoa học và Công nghệ tự trang trải kinh phí theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ.
Từ ngày thành lập đến nay, trải qua 59 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải luôn đồng hành với từng thời kỳ lịch sử của đất nước và qua từng giai đoạn này, Viện đã lần lượt được đổi tên cho phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể hơn.
Thời kỳ mới thành lập, Viện được mang tên là Viện Thí nghiệm vật liệu (giao đoạn từ 1956 - 1961). Từ năm 1961 đến năm 1983, trải qua hai giai đoạn lịch sử của đất nước: thời kỳ trước và trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn từ năm 1961 đến 1975) và thời kỳ khôi phục và trong giai đoạn phát triển GTVT (giai đoạn từ năm 1976 đến 1983), Viện được mang tên Viện Kỹ thuật giao thông. Trong thời kỳ đầu khôi phục kinh tế đất nước, một lần nữa Viện được đổi tên thành Viện Khoa học kỹ thuật GTVT (giai đoạn từ năm 1984 - 1995). Từ năm 1996 đến 2006 là thời kỳ dần bắt nhịp với nền kinh tế thị trường và hội nhập. Từ năm 2006 đến nay là thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế trong tiến trình chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ, Viện được mang tên Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải.
Lịch sử hình thành và phát triển của Viện được chia thành các giai đoạn cơ bản sau:
- Giai đoạn từ 1956-1961: Viện Thí nghiệm Vật liệu - Thời kỳ mới thành lập.
- Giai đoạn từ 1961-1975: Viện Kỹ thuật Giao thông - Thời kỳ trước và trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
- Giai đoạn từ 1976-1983: Viện Kỹ thuật Giao thông - Thời kỳ khôi phục và phát triển GTVT sau khi đất nước thống nhất.
- Giai đoạn từ 1984-1995: Viện Khoa học Kỹ thuật Giao thông Vận tải GTVT - Thời kỳ đầu khôi phục kinh tế đất nước.
- Giai đoạn từ 1996-2006: Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải - Thời kỳ dần bắt nhịp với nền kinh tế thị trường và hội nhập.
- Giai đoạn từ 2007 đến nay: Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải - Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế trong tiến trình chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP.
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải
3.1.2.1 Chức năng
Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải là tổ chức khoa học công nghệ công lập trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ quản lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác vận tải, công nghiệp, bảo vệ môi trường và an toàn giao thông vận tải; Thực hiện các dịch vụ khoa học và sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật.
Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, đuợc hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng trong và ngoài nước.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Theo quyết định số 3153/QĐ- BGTVT ngày 16/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải, quy định nhiệm vụ của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải như sau:
1. Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm của Viện cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo chương trình mục tiêu của Nhà nuớc và Bộ GTVT;
2. Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học dưới các hình thức giao nhiệm vụ thường xuyên theo kế hoạch, giao trực tiếp, giao theo phương thức tuyển chọn, bao gồm:
- Nghiên cứu và xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển khoa học công nghệ GTVT;
- Xây dựng các dự báo, định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong Ngành GTVT;
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo các kết cấu thép, các thiết bị thi công công trình, các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm phục vụ ngành GTVT và các ngành khác;
- Điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường của các cơ sở công nghiệp, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng, thuỷ lợi;
- Nghiên cứu đánh giá các công nghệ đã áp dụng trong các dự án, các công trình quan trọng đã thực hiện của Bộ GTVT.
3. Nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành GTVT; Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cấp cơ sở đối với lĩnh vực chưa có tiêu chuẩn Việt Nam hay tiêu chuẩn ngành để chủ đầu tư và các đơn vị sản xuất tham khảo đưa vào các chương trình, dự án cụ thể khi được Bộ GTVT cho phép;
4. Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, điện tử - tin học, cơ khí giao thông vận tải, bảo vệ công trình giao thông, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông và thẩm định về an toàn giao thông;
5. Tổ chức và phối hợp tổ chức đào tạo chuyên ngành nguồn nhân lực khoa học và công nghệ GTVT theo nhiệm vụ của Nhà nước hoặc của Bộ giao; Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải cho thí nghiệm viên, giám sát viên, cán bộ quản lý dự án;
6. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan tới nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực thuộc chức năng của Viện theo quy định của Pháp luật;
7. Tổ chức các hoạt động thông tin - tư liệu khoa học công nghệ, xuất bản ấn phẩm thông tin khoa học và công nghệ của Viện về lĩnh vực GTVT;
8. Xây dựng, sửa chữa nâng cấp các công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi, công nghiệp và các công trình có ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, kết cấu mới và các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao; liên danh, liên kết để thực hiện hoặc đấu thầu thực hiện các dự án của ngành giao thông theo quy định của Pháp luật;
9. Thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật và tư vấn về khảo sát, thiết kế, thẩm định, lập dự án đầu tư, giám sát chất lượng công trình, đào tạo, chuyển giao công nghệ và sở hữu công nghiệp trong GTVT;
10. Thực hiện hoặc tham gia kiểm định, giám định, thí nghiệm, kiểm tra đánh giá chất lượng các vật liệu, các công trình giao thông đang khai thác, đang thi công hoặc nghiệm thu đưa vào sử dụng; Đề xuất các biện pháp tổ chức - kỹ thuật trong việc bảo dưỡng, gia cố, phục hồi, sửa chữa hoặc nâng cấp các công trình giao thông đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng; tham gia kiểm tra năng lực, phúc tra số liệu của các phòng thí nghiệm của các đơn vị thuộc Bộ GTVT;
11. Sản xuất, chế tạo một số sản phẩm, thiết bị phục vụ ngành giao thông vận tải và các ngành khác;
12. Mua bán, vật tư, máy móc thiết bị, dụng cụ phục vụ ngành giao thông vận tải;
13. Cho thuê văn phòng;
14. Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; 15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền của Viện;
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải
Theo quyết định số 3003/QĐ-BGTVT ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT: Chuyển đổi Viện Khoa học và Công nghệ GTVT sang hình thức tổ chức Khoa học và Công nghệ tự trang trải kinh phí theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP.
Theo quyết định số 3153/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học vàCông nghệ GTVT là tổ chức khoa học công nghệ công lập trực thuộc Bộ GTVT, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT; Viện có cơ cấu tổ chức bao gồm 03 Viện chuyên
ngành, 11 Trung tâm, 03 Phòng thí nghiệm trọng điểm, 02 Phân viện, 04 phòng nghiệp vụ;
Sơ đồ 3. 1: Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT)
VIỆN TRƯỞNG CÁC PHÓ VIỆN TRƯỞNG Phòng Tổ chức Hành chính CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ Phòng KHCN Tiêu chuẩn và HTQT Phòng Kế hoạch và Quản lý dự án Phòng Tài chính Kế toán Trọng điểm đường bộ I Trọng điểm đường bộ II CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM
Trọng điểm đường bộ III
TVTK và chuyển giao CN XDCTGT
KH & CN Bảo vệ môi trường GTVT
CÁC TRUNG TÂM
CN máy XD và cơ khí thực nghiệm
Kiểm định chất lượng CT GTVT Tư vấn ĐTPT cơ Viện hạ tầng
GTVT An toàn giao thông Cảng - Đường thủy Đào tạo và Thông tin KHCN GT đô thị và đường sắt
KH & CN Địa kỹ thuật Tự động hóa & Đo lường Phân viện miền Trung
Phân viện miền Nam
3.1.4 Yêu cầu đối với quản lý nhân lực của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải đã chuyển sang cơ chế hoạt động tự chủ tự chịu trách nhiệm hoàn toàn theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ từ ngày 01/01/2015, chính vì vậy công tác quản lý nhân lực tại Viện trong giai đoạn này đóng vai trò vô cùng quan trọng để Viện có thể đảm bảo hoàn toàn tự chủ, tự trang trải kinh phí một cách ổn định và bền vững trong cơ chế thị trường; đưa Viện trở thành tổ chức KHCN đầu ngành GTVT, là địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực tư vấn KHCN và ứng dụng KHCN cho ngành GTVT. Chính vì vậy, công tác quản lý nhân lực của Viện phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Trước hết, công tác quản lý nhân lực của Viện phải thực hiện theo đúng Luật viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010 và Luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, các quy định chung khác của Nhà nước đối với quản lý nhân lực của đơn vị sự nghiệp.
-Hai là, công tác quản lý nhân lực của Viện phải phù hợp với Quy
hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2020,