4.3 Một số kiến nghị
4.3.2 Kiến nghị với các cơ sở đàotạo
Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng hiện đại, cập nhật; xã hội cần gì đào tạo nấy, thoả mãn nhu cầu người học cần gì học nấy. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo cho các trường Chuyên nghiệp theo hướng linh hoạt mềm dẻo, đặc biệt đối với các trường giao thông, xây dựng cần đổi mới nội dung đào tạo nhằm đáp ứng đòi hỏi của sinh viên ra trường có thể làm việc được ngay.
Để khắc phục tình trạng hiện nay khi sinh viên ra trường thường kém năng lực thực tiễn, các Viện, Trường đại học cần: Cải cách hệ thống đào tạo cấp đại học và sau đại học theo hướng gắn đào tạo, nghiên cứu với năng lực thực tiễn cho sinh viên và nghiên cứu sinh trước khi tốt nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong một tổ chức thì nhân lực là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển. Nói đến nhân lực trong một tổ chức không phải là con người chung chung mà nói tới số lượng và chất lượng hay chính là năng lực, phẩm chất, công suất, hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực. Nếu một tổ chức biết tạo lập và sử dụng tốt nguồn nhân lực thì đó là một lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các tổ chức khác trên thị trường, giúp cho tổ chức đó xây dựng thương hiệu của mình. Chính điều đó cho thấy công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT giai đoạn chuyển hoàn toàn sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là hết sức cần thiết để Viện có thể đứng vững vàng trong cơ chế thị trường. Luận văn của học viên đã nghiên cứu và phân tích công tác quản lý nhân lực tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT và đã đạt được một số kết quả sau:
Một là, tập trung nghiên cứu các tài liệu về quản lý nguồn nhân lực và
trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm áp dụng trong thực tiễn của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải .
- Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Viện Khoa
học và Công nghệ Giao thông Vận tải.
- Ba là, xem xét và phân tích công tác quản lý nguồn nhân lực Viện
Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải đang áp dụng kết hợp với việc thu thập, phân tích các số liệu cần thiết để có cái nhìn tổng quát về phát triển nguồn nhân lực của Viện.
- Bốn là, tiến hành điều tra, phỏng vấn các nhà lãnh đạo và cán bộ, công
nhân viên trong Viện để làm sáng tỏ hơn về tình hình quản lý nguồn nhân lực của Viện.
- Năm là, trên cơ sở các tài liệu đã có, luận văn trình bày các giải pháp
Hoàn thiện chính sách tuyển dụng, bố trí, sử dụng nhân lực và đề bạt cán bộ; Hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn hình thức đào tạo thích hợp, thực hiện đúng quy trình đào tạo và đánh giá sau đào tạo; Hoàn thiện chức năng đánh giá năng lực và kết quả làm việc của cán bộ công nhân viên dựa trên khung năng lực. Đồng thời, đề tài cũng đã đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo.
Các giải pháp đều bắt nguồn từ quan điểm của tác giả qua quá trình nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những người có kinh nghiệm, các nhà lãnh đạo và có thể thực hiện được tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải. Với những đề xuất này, luận văn hy vọng sẽ đóng góp phần nào trong việc quản lý nguồn nhân lực hiện tại của Viện.
Tuy nhiên luận văn chỉ dừng lại các giải pháp nhằm mục đích phục vụ tốt hơn và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu thực tế, vận dụng các kiến thức đã học liên quan đến quản lý nguồn nhân lực, song do khả năng có hạn, chắc chắn luận văn vẫn còn những khiếm khuyết. Rất mong được sự nhận xét, góp ý của quý thầy cô để đề tài được áp dụng có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Bắc, 2013. Đề tài khoa học cấp Bộ Đặc điểm của con người
Việt Nam với việc quản lý nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Hà Nội:
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia.
2. Bộ Giao thông vận tải, 2008. Quyết định số 3153/QĐ-BGTVT ngày
16/10/2008 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải. Hà Nội.
3. Lê Thị Chiên, 2011. “Quan điểm của Đại hội XI về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức”.
Tạp chí phát triển nhân lực, số 4(25) trang 27-30.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Nghị định số
29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Hà Nội.
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Nghị định số
41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.
6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Nghị định số
115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tực chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Hà Nội.
7. Trần Thị Kim Dung, 2011. Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản
tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Huy Dương, 2012. Hoàn thiện tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân
lực tại chi nhánh đầu tư và xây dựng Licogi số 6, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi. Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế và chính
sách, Đại học Kinh tế quốc dân.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2009. Giáo trình quản trị
nhân sự. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
11. Lê Thanh Hà, 2009. Giáo trình quản trị nhân lực. Hà Nội: Nhà Xuất bản
Lao động - Xã hội.
12. Nguyễn Huy Hoàng, 2011. Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp
công lập ở nước ta hiện nay. Luận văn Thạc sỹ Luật học. Trường Đại học
Luật Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Khánh, 2010. Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam
phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
14. Lê Thị Ái Lâm, 2003. Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và
đào tạo - kinh nghiệm Đông Á. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
15. Nguyễn Thu Phương, 2014. Quản lý nhân lực tại COKYVINA. Luận văn
thạc sỹ quản lý kinh tế. Đại học kinh tế, Đại học quốc gia.
16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật viên
chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010. Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật lao động
số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012. Hà Nội.
18. Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân, 2011. Quản lý nhân lực trong tổ chức
công, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
19. Lê Kim Việt, 2006. Nguồn nhân lực khoa học - công nghệ ở nước ta hiện
nay. Tạp chí Lý luận chính trị, số 5 trang 54 - 59.
20. Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải, 2010-2014. Báo cáo
tổng kết các năm 2010-2014. Hà Nội.
21. Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải, 2015. “Đề án đổi mới tổ
chức và hoạt động” ngày 25 tháng 3 năm 2015. Hà Nội.
22. Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải, 2012. “Chiến lược
phát triển Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” ngày 15 tháng 7 năm 2012. Hà Nội.
PHỤ LỤC
Mẫu 1: Phiếu điều tra ý kiến đánh giá của nhân viên về công tác đào tạo tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
Họ và tên:
Trình độ chuyên môn: Vị trí công tác:
Đơn vị công tác:
Anh (chị) vui lòng cho ý kiến về suy nghĩ của mình đối với công tác đào tạo tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT theo mức độ thỏa mãn.
TT Nội dung câu hỏi Mức độ thỏa mãn
1 2 3 4
1 Anh/ chị quan tâm đến công tác đào tạo 2 Nội dung đào tạo có chuyên sâu
3 Kiến thức được đào tạo có giúp ích cho công việc của anh/chị
4 Người được cử đi đào tạo có đúng người, đúng chuyên môn
5 Công tác đào tạo có thường xuyên 6 Cơ hội phát triển trong công việc sau
khi được đi đào tạo
Mức độ thỏa mãn: 1- rất không đồng ý; 2- không đồng ý; 3- đồng ý; 4- rất đồng ý.
Mẫu 2: Phiếu điều tra ý kiến đánh giá của nhân viên về chính sách lương, thưởng tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
Họ và tên:
Trình độ chuyên môn: Vị trí công tác:
Đơn vị công tác:
Anh (chị) vui lòng cho ý kiến về suy nghĩ của mình đối với công tác đào tạo tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT theo mức độ thỏa mãn.
TT Câu hỏi Mức độ thỏa mãn
1 2 3 4
1 Anh/Chị được trả mức lương cao
2 Anh/Chị được trả mức lương tương xứng với năng lực
3 Lương, thưởng và chế độ đãi ngộ áp dụng có công bằng
4 Mức lương có đủ chi phí cho sinh hoạt cần thiết của Anh/Chị
5 Lương, thưởng, chính sách đãi ngộ ngang bằng nơi khác
Mức độ thỏa mãn: 1- rất không đồng ý; 2- không đồng ý; 3- đồng ý; 4- rất đồng ý.