- Các nước được xem là thành công trong việc áp dụng các biện pháp điều tiết sự đi chuyển vốn FPI, trong đó phải kể đến những nước như:
b/ Chủ động phòng tránh những mặt trái của luồng vốn FPI và quản lý luồng vốn này
3.3.4.1- Sử dụng công cụ thuế
Áp dụng biện pháp đánh thuế đối với các luồng vốn qua biên giới. Có thể là công cụ khuyến khích, nhưng cũng có thế là công cụ hạn chế cũng được nhiều nước áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong điều kiện lưu chuyển tài chính vốn như hiện nay và yêu cầu của các Hiệp định,, Công ước quốc tế về tránh đánh thuế
Theo kinh nghiệm của Malaysia là áp dụng hệ thống thuế rút vốn. Hệ thống này đã thay thế các biện pháp hành chính về cấm rút vốn đầu tư gián tiếp trong vòng 12 tháng bằng các biện pháp gián tiếp dựa trên thị trường.
Mục tiêu của hệ thống thuế này là khuyến khích các nhà đầu tư gián tiệp hiện tại có xu hướng đầu tư dài hạn cũng như tăng cường tính hấp dẫn đối với các dòng vốn mới, trong khu giảm thiểu sự bất ổn định của dòng vốn ngắn hạn. Ngoài ra hệ thống thuế này còn cho phép các dòng vốn nước ngoài, đặc biệt là vốn dưới dạng FPI có thể rút ra khỏi nền kinh tế một cách có trật tự hơn chứ không đột ngột và với khối lượng lớn khi thời kỳ duy trì vốn 1 năm bắt buộc đáo hạn.
Đặc điểm của hệ thống thuế là giảm dần theo bậc thang, quy định thời hạn đối với việc chuyển ngoại tệ ra bên ngoài với mức thuế giảm dần theo thời gian. Biện pháp kiểm soát vốn này được xây dựng trên cơ sở thị trường và nhằm mục đích ngăn cản việc rút vốn đầu tư gián tiếp nhưng cũng không cấm đoán việc rút vốn. Mức độ giảm dần của thuế được áp dụng nhằm trừng phạt việc rút vốn sớm. Dưới hệ thống thuế này, phụ thuộc vào thời gian vốn được đầu tư vào, vốn và lợi nhuận của đầu tư gián tiếp (từ việc mua và bán chứng khoán) được phép chuyển ra nước ngoài với mức thuế giảm dần (việc chuyển ra càng sớm thì mức thuế càng cao).