- Các nước được xem là thành công trong việc áp dụng các biện pháp điều tiết sự đi chuyển vốn FPI, trong đó phải kể đến những nước như:
b/ Chủ động phòng tránh những mặt trái của luồng vốn FPI và quản lý luồng vốn này
3.3.4.3- Sử dụng một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn cũng sẽ góp phần tạo lập lòng tin của nhà đầu tƣ.
tạo lập lòng tin của nhà đầu tƣ.
Một khi luồng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam cũng sẽ tạo áp lực lên tỷ giá hối đoái. Các ngân hàng thương mại không đủ ngoại tệ để bán. Tình hình này kéo dài sẽ tạo áp lực lên tỷ giá hối đoái. Nếu đồng tiền Việt Nam lên giá sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu. Mặt khác, nếu đáp ứng nhu cầu tiền đồng bằng cách nâng dự trữ ngoại hối thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ lạm phát. Chính vì vậy, chính sách tỷ giá của Việt Nam cũng cần phải linh hoạt hơn nữa.
Nhà nước cần xem xét điều chỉnh chế độ quản lý ngoại hối, nhất là thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt hơn và gia tăng tối đa dự trữ ngoại tệ quốc gia. Thực tiễn thế giới cho thấy, chế độ tỷ giá cố định cứng nhắc, kéo dài theo hướng định giá quá cao đồng tiền bản tệ là không phù hợp, không có lợi cho quốc gia chủ nhà trong bối cảnh có sự gia tăng dòng FPI (mặc dù dòng này không hoàn toàn đúng đối với dòng FDI). Do dòng FPI rất linh hoạt, mang tính động cao, chủ yếu có tính ngắn hạn nên sự chuyển hóa sở hữu dòng vốn này giữa các nhà đầu tư diễn ra liên tục, rất nhanh và có thể đồng thời trên quy mô lớn, kéo dài nhu cầu chuyển đổi giữa nội tệ - ngoại tệ diễn ra với cường độ và quy mô tương tự khiến
làm tăng sức ép lên hệ thống tỷ giá ngoại tệ, cũng như nguồn cung ngoại tệ, nhất là trong điều kiên đồng nội tệ ngày càng có tính chuyển đổi cao. Kết quả là nếu thiếu tính linh hoạt thị trường trong chính sách tỷ giá đồng bản tệ và nếu nguồn cung ngoại tệ mỏng do quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia có hạn thì sức ép cầu ngoại tệ được cộng hưởng với các thủ đoạn và năng lực khó lường của giới đầu cơ quốc tế sẽ dễ gây ra các trận “ sóng thần” bát ngò có thể làm đổ vỡ hệ thông tài chính – tiền tệ quốc gia, như điều đã từng xảy ra ở Thái Lan và Châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ những năm cuối thập kỷ trước.
3.3.4.4 – Sử dụng những biện pháp mạnh theo kinh nghiệm thành công của một số nƣớc nhƣ Malaysia, Chile, Colombia đƣợc nhiều nhà khoa học gọi là một số nƣớc nhƣ Malaysia, Chile, Colombia đƣợc nhiều nhà khoa học gọi là “Mô hình Chile”
Theo “Mô hình Chile”, nhà nước áp dụng các biện pháp khá cực đoan trong kiểm soát vón FPI với mục tiêu đảm bảo cân bằng nhu cầu thu hút vốn với sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Theo mô hình này, Colombia chỉ khuyến khích FPI vào các ngành có đặc điểm tính thanh khoản thấp (xây dựng các cơ sở công nghiệp mới), trong khi đó hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhạy cảm cao về thanh khoản như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...Hoặc Chilee khuyến khích FDI dài hạn nhưng lại hạn chế đầu tư ngắn hạn; biện pháp của Chile là bắt buộc các vốn FPI khi chuyển vào nước phải giữ lại ít nhất 1 năm mới được chuyển ra. Hoặc như Malaysia sau khủng hoảng 1997 đã áp dụng các biện pháp hạn chế chuyển ngoại hối ra nước ngoài rất khắt khe. 3.3.4.5 – Sử dụng biện pháp URRS (yêu cầu dự trữ bắt buộc không tính lãi)
URR là biện pháp thiết lập như một loại thuế trực tiếp đối với các luồng vốn xuyên biên giới mà theo đó những người cư trú và không cư trú phải gửi một
khoản tiền tính theo phần trăm trên tổng vốn vào không tính lãi vào ngân hàng trung ương.
Nhìn ra các nước, kinh nghiệm quản lý dòng vốn gián tiếp nước ngoài có thể đem lại những bài học tham khảo cho Việt Nam, đơn cử như Chile và Colombia hồi những năm 90, Nga và Croatia năm 2004 đã áp dụng biện pháp có tên URR. Nhà ĐTNN khi đầu tư vào những nước này phải trích một tỷ lệ dự trữ nào đó từ vốn đầu tư. Liều lượng của mỗi nước khác nhau và thường biện pháp này chỉ được áp dụng trong một số thời điểm nhất định, ngay sau đó được dỡ bỏ. URR được nhấn mạnh ở những khía cạnh, liệu pháp này được áp dụng ở những nước muốn nắm bắt được dòng vốn nước ngoài chứ không phải kiểm soát, đây cũng không phải can thiệp hành chính và áp dụng như vậy cũng được coi như một giải pháp đánh thuế nhưng không gây sốc với NĐT.
Tác động tiêu cực của URR có thể xảy ra như giảm vốn đầu tư gián tiếp trong ngắn hạn, không hiệu quả nếu áp dụng lâu dài, tác động đến lãi suất trong nước và ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn dựa chủ yếu vào vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, ngay cả ở Chile, nước áp dụng khá thành công thì tác dụng của nó cũng gây nhiều tranh cãi. Và gần đây nhất, tháng 12/2006 khi Thái Lan yêu cầu các nhà ĐTNN trích 30% vốn gửi Ngân hàng Trung ương, giá cổ phiếu giảm mạnh, TTCK rơi vào khủng hoảng, buộc Chính phủ nước này phải tuyên bố bãi bỏ chính sách trên.