- Các nước được xem là thành công trong việc áp dụng các biện pháp điều tiết sự đi chuyển vốn FPI, trong đó phải kể đến những nước như:
b/ Chủ động phòng tránh những mặt trái của luồng vốn FPI và quản lý luồng vốn này
3.4.2.2- Đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước
Vì doanh nghiệp tư nhân ra đời tương đối muộn và có hoạt động cũng khó khăn hơn so với khối doanh nghiệp nhà nước do đó họ thực sự chưa muốn chia sẻ những thành công hoặc “bí quyết” kinh doanh cho các nhà đầu tư mà họ chưa thực sự tin tưởng. Chính vì lẽ đó mà các doanh nghiệp tư nhân chỉ thích đi vay hoặc thuê quyền quản lý hơn là mời các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia.
Đồng thời một trong những trở ngại khiến cho khu vực doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân e dè là thị trường chứng Việt Nam, đặc biệt là đầu tư dạng FPI, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của họ. Trên thực tế cho thấy, vẫn còn quá ít doanh nghiệp tư nhân trong nước tìm kiếm vốn thông qua thị trường chứng khoán hay thông qua hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài như một hướng lựa chọn chiến lược cứu cánh.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tập hợp, thống kê và phân tích các dữ liệu một cách khoa học và thực tiễn, luận án đã hoàn thành một số nội dung sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về đầu tư gián tiếp nước ngoài. Đặc biệt, tác giả đã phân tích được những đặc điểm cơ bản của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, những mặt trái của luồng vốn này và từ đó đưa ra những biện pháp quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Thứ hai, tác giả đã tập trung phân tích kinh nghiệm của một số nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đối với vấn đề quản lý luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, tác giả khẳng định mặc dù trong thời gian qua, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng mạnh, nhưng lượng vốn đổ vào vẫn thấp so với tiềm năng và so với mục tiêu đặt ra. Tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân cơ bản.
Thứ tư, trên cơ sở phân tích thực trạng và định hướng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Để thực thi các giải pháp, tác giả đã mạnh dạn đưa ra các kiến nghị và đề xuất thực hiện.
Tác giả hy vọng rằng luận án sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong vấn đề quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay.
Tác giả chân thành cám ơn sự giúp đỡ của TS Hoàng Văn Bằng, các đồng nghiệp và mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý và bạn đọc liên quan đến lĩnh vực này.