Những tác động của các dòng vốn vào đối với khu vực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

Khi FPI đổ vào quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới hệ thống tài chính của nền kinh tế nhập khẩu vốn. Đặc biệt, có hai ảnh hưởng chính trên hệ thống ngân hàng nội địa. Thứ nhất, tình trạng thâm hụt tài khóa tăng do tác động của chính sách trung hòa của Ngân hàng Trung ương thực hiện việc bán trái phiếu chính phủ với lãi suất cao và mua các sản phẩm tài chính có mệnh giá bằng đồng ngoại tệ với mức lãi suất thấp hơn. Ở các khu vực Mỹ Latinh, việc ước tính các khoản chi phí trong khoảng từ 0.25% đến 0.5% GDp mỗi năm. Thứ hai, hệ thống tài chính có thể trở nên dễ bị tổn thương do sự gia tăng của hoạt động cho vay mà có thể làm

trầm trọng thêm tình trạng không khớp thời gian đáo hạn giữa các tài sản của ngân hàng với các khoản nợ, và dẫn đến việc giảm sút chất lượng của các khoản vay. Sự gia tăng trong tín dụng ngân hàng đã là kết quả tất yếu của dòng vốn FII vào. Ngoại trừ Achentina, Chile và Venezuela trong thập kỷ 90, tỷ lệ vay ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân đã có chiều hướng tăng cao hơn trong các giai đoạn có vốn đầu tư nước ngoài đổ vào khi so với các giai đoạn trước đó. Khả năng tổn thương của khu vực tài chính là kết quả của sự bùng nổ tín dụng thường làm tăng giá tài sản lên cao ở những thời điểm kết thúc của sự mất ổn định.

Như vậy, nếu dòng vốn vào đi kèm với sự gia tăng về giá cả tài sản thì khi đó khu vực tài chính sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết vì các khoản nợ của các hộ gia đình và tiêu dùng sẽ tăng lên vì các tài sản bị tăng giá sẽ được dùng để ký quỹ cho các khoản vay mới. Việc quản lý và giám sát lỏng lẻo, yếu kém ở các ngân hàng có thể vô hình chung sẽ tiếp tay cho tình trạng bùng nổ tiêu dùng và các hoạt động đầu cơ, ví dụ như tạo ra một sự bùng nổ trong xây dựng và bất động sản. Hậu quả là, tất cả các nguồn lực sẽ bị phân bổ sai và những gánh nặng về tài chính chắn chắn sẽ xảy ra, giá cả các tài sản giảm xuống. Sự giảm giá các tài sản cộng với lãi suất cao sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng vỡ nợ hàng loạt và các tài sản ký quỹ cũng bị giảm giá sẽ không đủ để bù đắp cho những tổn thất của hệ thống ngân hàng trong nước.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới (1997), hầu hết các nước có các hoạt động tín dụng gia tăng ở mức cao nhất không chỉ bị rơi vào một cuộc khủng hoảng ngân hàng mà thường còn phải đối mặt với những bất ổn về nền kinh tế vĩ mô cao hơn so với các nước khác – thông qua các chỉ số về thâm hụt tài khoản

nhiên, các nhân tố tác động đến luồng vốn không chỉ liên đến các nhân tố vĩ mô mà còn liên quan đến các nhân tố vi mo. Những nhân tố vi mô sẽ được đề cập đến ở phần sau:

1.2 – QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

1.2.1 – Các hình thức và nhân tố ảnh hƣởng đến vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài thông qua TTCK ngoài thông qua TTCK

1.2.1.1 – Các hình thức FPI trên TTCK

Đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể được phân loại theo 3 hình thức:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)