Giải pháp S-T

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sơn hà (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.3. Áp dụng ma trận SWOT trong việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao

3.3.3. Giải pháp S-T

Đây là chiến lược xác định những cách thức mà công ty có thể tận dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng thiệt hại do những thách thức bên ngoài tạo ra.

Tiết kiệm chi phí và nâng cao NSLĐ.

Những tháng đầu năm 2011 giá xăng dầu tăng trong 2 đợt và lên gần 5000đồng/lít xăng dầu, bên cạnh đó giá điện năm 2010 tăng một đợt và sang đầu năm 2011 tiếp tục tăng thêm 2 đợt nữa. Nên tiết kiệm chi phí là nhiệm vụ quan trọng của toàn thể CBCNV của công ty may Sơn Hà. Cho nên cần áp dụng hệ thông chiếu sang bằng đèn LED với tuổi thọ 50.000 giờ cao gấp 20

đèn thông thường ngoài ra loại bóng đèn này thân thiện với môi trường so với các loại đèn khác vì nó không chứa thủy ngân, tia cực tím, CO2 và rác thải không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra hiện nay các loại máy khâu, máy cắt, ép, là hơi và các loại máy khác cần được tắt ngay khi không sử dụng hoặc đang sử dụng có việc riêng và tắt toàn bộ hệ thống điện ngay sau các giờ nghỉ ăn trưa, giờ tan ca… Ngoài việc tiết kiệm năng lượng còn cần phải tiết kiệm các loại nguyên phụ liệu khác như vải nguyên liệu trước khi cắt cần được thiết kế sơ đồ cắt một cách hợp lý và tiết kiệm vải cao nhất rồi mới cấp phát cho các tổ may. Các phụ liệu khác khi sử dụng thừa cần giao lại cho bộ phận kho của phân xưởng, công ty Sơn Hà đã xây dựng được chế độ trao đổi kim gẫy để cho các tổ quản lý việc sử dụng kim của các công nhân. Rồi các biện pháp sử dụng tiết kiệm giấy in, giấy photo ở bộ phận quản lý và các văn phòng, các văn bản được lưu chuyển qua mail của các thành viên là chính, hoặc các văn bản cần in ấn thì được trao đổi giữa các phòng ban để sửa đổi trước rồi bước cuối cùng là in ký duyệt….

Như vậy, để có thể tiết kiệm chi phí sản xuất một cách tối đa nhất thì công ty nên có các chương trình hành động cụ thể hóa nhất cho toàn bộ cán bộ công nhân viên cùng thực hiện một cách có hiệu quả. Khi chi phí sản xuất là thấp nhất thì giá thành sản phẩm của doanh nghiệp có thể cạnh tranh dễ dàng với các đối thủ cạnh tranh đồng thời tiết kiệm chi phí sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.

Khoa học công nghệ còn giúp chúng ta tăng NSLĐ trong quá trình sản xuất mà còn đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng. Hàng năm công ty luôn trích ra quỹ đầu tư phát triển khoảng 4 tỷ đồng để từng bước hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất của minh nên NSLĐ của công ty trong những năm qua liên tục tăng cao. Từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Hiện nay công ty đang có 20 tổ chuyên may và một số tổ đi theo phụ trợ như là, cắt nên sẽ chia cho mỗi tổ chuyên môn hóa sản xuất một số loại sản phẩm thay vì là cho nhiều tổ cùng tham gia sản xuất chung một gói hàng như hiện nay. Vì vậy trong quá trình sản xuất khó có thể có một tiêu chuẩn chất lượng để đánh giá các sản phẩm của các tổ làm ra, chưa chắc là NSLĐ là tối ưu nhất. Cho nên khi giao cho một tổ sản xuất sẽ chuyên môn hóa sản xuất một vài loại sản xuất mà mình có thể làm tốt nhất. Điều này bước đầu có thể ảnh hưởng đến tiến độ thời gian giao hàng nhưng sau này khi công việc trở nên thành thục thì các thao tác may công nghiệp sẽ trở nên nhanh hơn, từ đó NSLĐ sẽ tăng cao hơn và chất lượng sản phẩm sẽ thống nhất nhất. Việc phân chia này là không khó thực hiện vì tới nay các dây chuyền máy móc công nghiệp tham gia làm việc trên 90% công việc còn lại là những việc mà bắt buộc phải do con người tự xử lý mà thôi.

Hiện nay công tác đào tạo nghề cho lao động mới là phương pháp cầm tay chỉ việc nên các lao động mới có thể dễ dàng nắm bắt nghề một cách nhanh chóng. Nhưng việc bố trí lao động của công ty lại rất cảm tính, không theo một tiêu chí sắp xếp nhất định nào, kể cả khi lao động vào học một nghề nhưng sau đó lại được phân công làm một nghề mà lao động đó ít có khả năn làm tốt. Cho nên bây giờ phải thay đổi tư duy của các nhà quản trị nhân sự, đào tạo những công nhân mà mình đang thiếu trong khâu đó và bổ sung ngay lao động đó vào vị trí thiếu trong dây truyền sản xuất. Trong quá trình đào tạo nghề cần phát hiện năng lực nổi trội của từng cá nhân mà giúp họ phát huy được sở trường của mình từ đó có thể đào tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng.

Công ty nên tiếp tục thực hiện tốt việc đa dạng hóa các loại sản phẩm sẽ nhắm đến việc phục vụ nhiều đối tượng khách hàng thay vì phục vụ một nhóm thiểu số. Điều này có thể chánh được việc công ty phải phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ của một thị trường khi nền kinh tế ở thị trường đó có nhiểu bất ổn hay là các hàng rào phi thuế quan của thị trường đó ngăn cản hàng hóa của công ty vào thị trường này. Cho nên việc đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa đối tượng khách hàng sẽ giúp mở rộng thị trường và tránh được nhiều rủi ro.

Hiện nay, phòng kỹ thuật của công ty may Sơn Hà bao gồm cả bộ phận thiết kế mẫu sản phẩm, tuy nhiên với chức năng chính là giám sát kỹ thuật trong quá trình sản xuất sản phẩm. Vì vậy, công ty nên xây dựng một phòng thiết kế chuyên biệt để thiết kế ra các sản phẩm đặc sắc riêng biệt của Sơn Hà mà lại phù hợp với xu hướng thời trang hiện đại đáp ứng nhu cầu của các thị trường và giới thiệu cho thị trường các sản phẩm mẫu của riêng mình.

Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, WRAP về hàng dệt may và thường xuyên có kế hoạch kiểm tra đánh giá lại tình hình thực hiện. Từ đó càng làm tăng được uy tín đối với các khách hàng vữa giữ được các khách hàng cũ mà còn mở rộng tới các thị trường mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sơn hà (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)