Tỷ trọng các sản phẩm chính của Công ty May Sơn Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sơn hà (Trang 29 - 31)

May Sơn Hà

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh xuất nhập khẩu)

Váy, 1%Aó sơ mi, 16% Aó Jile, 4% Quân âu, 12% Aó Jacket, 67% Váy Aó sơ mi Aó Jile Quân âu Aó Jacket

2.1.5. Thị trường hàng may mặc công ty May Sơn Hà.

Hiện nay các DN dệt nước ngoài đã sản xuất được các loại vải sợi loại 60, 70% sợi trở lên, trong khi ở Việt Nam thì các nhà máy dệt với công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu sự đầu tư và đổi mới về công nghệ nên chỉ sản xuất được các loại vải sợi chỉ có khảng 40-50% sợi là nhiều. Điều đó thể hiện trình độ công nghệ sản xuất của ngành dệt của Việt nam còn rất hạn chế so với các quốc gia trong khu vực dẫn tới chất lượng vải không thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng quốc tế. Cho nên việc cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam trên thị trường quốc tế gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc tiếp cận các khách hàng khó tính.

Cũng vì lý do đó mà các DN dệt may Việt nam hiện nay, chủ yếu là nhận các đơn đặt hàng gia công cho các đối tác nước ngoài, tức là phía đối tác ký kết hợp đồng gia công với các DN trong nước, khách hàng gửi từ mẫu thiết kế, nguyên liệu, phụ liệu cho phía các DN Việt Nam và các DN này chỉ có nhiệm vụ tổ chức sản xuất tại đơn vị mình và giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng. Sản xuất dệt may theo hướng này chủ yếu là giải quyết việc tìm kiếm thị trường cho DN và giải quyết công ăn việc làm trước mắt cho lao

động. Hiện nay có một số DN lớn thì với tiềm lực tài chính vững mạnh họ xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ, các dây chuyền sản xuất hiện đại và nhập khẩu được các loại vải sợi có chất lượng cao về tự nhận đơn đặt hàng và xuất khẩu cho đối tác trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với việc chỉ nhận các đơn đặt hàng gia công như các DN vừa và nhỏ.

Công ty cổ phần may Sơn Hà thuộc diện doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa nên cũng không nằm ngoài diện được xét là công nghệ sản xuất chưa phát triển. Việc sản xuất kinh doanh của công ty hoạt động chủ yếu là trên cơ sở nhận các đơn đặt hàng gia công hàng may mặc từ phía nước ngoài rồi phía công ty nhận nguyên vật liệu, mẫu thiết kế, thực hiện tổ chức sản xuất tại đơn vị và giao hàng cho khách theo đúng thời hạn. Các sản phẩm sản xuất chủ yếu là Áo jaket, Quần âu, áo sơmi, váy, bộ quần áo thể thao. Đến đầu năm 2011 SƠN HÀ mới tự nhận đơn đặt hàng và xuất khẩu trực tiếp.

Thị trường đầu vào nguyên phụ liệu.

Đối với các hợp đồng gia công hàng may mặc như: Jasong, Serim, Global thì nguyên phụ liệu (NPL) được khách hàng đặt từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc và Hàn Quốc) rồi nhập khẩu và chuyển vể công ty sản xuất.

Đối với hàng sản xuất xuất khẩu trực tiếp FOB, với các hợp đồng Columbia, Fleet Street công ty tiến hành đặt mua NPL về sản xuất. NPL phần lớn được nhập khẩu từ Trung Quốc (Phụ lục 02).

Đối với thị trường may mặc thế giới là một thị trường vô cùng rộng lớn, với mỗi thị trường khác nhau đòi hỏi công ty có các phương pháp tiếp cận hợp lý để triển khai việc khai thác thị trường một cách có hiệu quả. Bên cạnh yêu cầu của thị trường, công ty còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may các nước trong khu vực như Trung quốc, Ấn độ, Đài loan, Thái lan, Băngladet, Malaysia cũng có tiềm năng sản xuất và có truyền thống sản xuất dệt may trên thị trường thế giới.

Hiện nay các thị trường xuất khẩu hàng may mặc chính của công ty cổ phần may Sơn Hà là Mỹ, Eu, Canada, Nhật bản, Hàn Quốc… Ở các quốc gia này có các bạn hàng lâu năm của công ty như các thường hiệu thời tran nổi tiếng sau: WEATHER PROOF, FORE CASTER, UMBRO, WAL-MART, ECKO, SEAR, KARSTADT QUEIIE, COLUMBIA, LI & FUNG , K - MART, FLEET STREET, COSTCO, KOHL’S, SIXTY, QUIK SILVER, LEVI’S, EMART, CHARMING, A&F….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sơn hà (Trang 29 - 31)